0
Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Lạ hoá hiện thực bởi điểm nhìn ảo hoá:

Một phần của tài liệu YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (KHẢO SÁT QUA BA TIỂU THUYẾT) (Trang 42 -44 )

Để tiếp cận với một hiện thực ở chiếu sâu vô thức, nhà văn đã tích cực lạ hoá cuộc sống ở nhiều hình thức. Ngoài hình thức giấc mơ thì việc cảm nhận cuộc sống từ điểm nhìn ảo hoá cũng đã tạo ra được những hiệu ứng thẩm mĩ đặc biệt ở người đọc. Đến với Mảnh đất lắm người nhiều ma, ta bắt gặp một bầu không khí Liêu trai, huyền thoại. Đó là nơi "ma quỉ bị người trần cắt hộ khẩu" nên tràn vào xóm Giếng Chùa. Đó là nơi "nhìn chả thấy người đâu, toàn ma! [Ι. 9 - Tr. 14]. Sự tồn tại một thế giới ma và người lẫn lộn, phi lí ấy được tác giả kể một cách thản nhiên bởi người viết không quan tâm đến việc phải phân biệt rạch ròi giữ thực - hư và cũng bởi cuộc đời là một kết cấu phức tạp, đầy bất ngờ, đầy huyền bí. Cái hiện thực đa sự mà văn xuôi thời kì Đổi mới nỗ lực vươn tới bên cạnh cái nhìn thẳng vào cuộc chiến còn là vấn đề văn hoá phong tục, đấu tranh với các hủ tục, định kiến đằng sau luỹ tre làng kia. Đề cập đến vấn đề này, cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Trường đã tỏ ra khá xuất sắc. Nhà văn đã chỉ ra nào là những vấn nạn như: lấn chiếm đất công, những tính toán vun vén cá nhân, nào là lề lối làm ăn tuỳ tiện trên hết là vấn đề mâu thuẫn gay gắt giữa các dòng họ mà cách mạng không dễ gì thay đổi được. Do giáo điều, ấu trĩ, ngu dốt mà biết bao nhiêu tấn bi hài kịch đã diễn ra trên cái mảnh đất nông thôn ấy. Một bầu không khí ngột ngạt của làng Vũ Đại ngày nào đã trở về bao trùm cái làng Giếng Chùa nhỏ bè kia là một điều tất yếu khi những kẻ bất tài nhiều tai như Bí thư chi bộ Xuân Tươi, như Thủ, như Sửu...còn nắm trong tay quyền hành. Những băng hoại về đạo đức như nạn "đào mả" trộm để thoả mãn mối thù cá nhân rồi còn đứng lên đấu tố bố đẻ của mình trong Cải cách ruộng đất đã minh chứng thêm rằng: "Thời bấy giờ nó nhiễu nhương, trắng đen lẫn lộn, cóc ngoé nhảy lên làm người! Muốn có chỗ đứng phải biết lựa, chân chì có

nhún nhưng lòng vẫn khinh. Nhún với mấy thằng hắc xằng để được cái lâu dài lớn. Bấy giờ không thế làm gì có Đảng mà không có chân Đảng viên thì dòng họ này chúng nó cho ăn bùn" [Ι. 13 - Tr. 24]. Sự chuyên quyền, độc đoán của những kẻ cầm quyền đã làm biến đổi khái niệm "Cách mạng" trong quan niệm của quần chúng nhân dân. Với họ cách mạng có lẽ đã trở thành cơn ác mộng, là nỗi ám ảnh. Nhà văn không có ý bôi đen hiện thực mà anh chỉ muốn phản ánh nguyên vẹn hiện thực đã, đang diễn ra trên "Mảnh đất lắm người nhiều ma". Đây chính là sự gặp gỡ với cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh trong cách tư duy mới về hiện thực cho nên những cuốn sách trên đâu có cũ với thời gian đặc biệt trong môi trường tiếp nhận khá khắt khe.

Cùng tìm sâu về nơi mạch ngầm, nơi tầng sâu của hiện thực. Tác giả cuốn Thiên thần sám hối đã đặt điểm nhìn trần thuật vào hình tượng nhũ nhi - một hư cầu nghệ thuật thú vị để tự do nghe ngóng, chứng kiến, phát hiện một cách nhạy cảm nhất những vênh lệch trong chuẩn mực đạo đức xã hội dưới sự nâng đỡ của yếu tố hoang đường, kì ảo. Trong các câu chuyện của nhà văn họ Tạ này ta thường thấy các nhân vật luôn được đặt giữa đường ranh giới của cái thiện và cái ác để họ dằn vặt để sám hối trước những hành động của mình. Đó là những kẻ coi đồng tiền là mục tiêu cao nhất, vì đồng tiền họ sẵn sàng bước qua nhân phẩm của mình. Với bốn triệu đồng bồi dưỡng, bà Phước "chỉ phải kí xác nhận đồng ý cho người ta ngâm cồn những đứa con chưa thành người của mình" [Ι. 1 - Tr. 62]. Mà đâu đã hết, bà còn ước "Giá đưa thêm dăm bọc nữa thì đủ tiền xây nhà" [Ι. 1 - Tr. 62]. Thế mới hay, sức mạnh quyến rũ của đồng tiền đến nhường nào! Đi liền với đồng tiền đó là sự vẫy gọi của quyền lực: "Cái lão xếp của anh cứ ốm quặt ốm quẹo mà chả chết cho. Hắn không chết thì anh em phải chờ" đó là nỗi bận tâm lớn nhất của một viên chức. Sự băng hoại về bản chất đạo đức của con người dưới con mắt của nhà văn đang tràn ngập và dần "nuốt" mất con người. Những kẻ yêu nhau nhưng thực chất để lợi dụng nhau có thể bắt gặp ở bất cứ

nơi đâu: Một cô gái để có được một tấm vé vào biên chế thì sự huỷ hoại trinh tiết mà không cần phải đắn đo. Khác với cậu Oskar trong "Cái trống thiếc" của G. Grass lợi dụng cái thế giới bất toàn để thể hiện khả năng cám dỗ, huỷ diệt của mình. Không giống với bé Hon trong Thiên sứ của Phạm Thị Hoài

từ chối gia nhập vào thế giới của con người. Đến với cái bào thai, đó là một thái độ dũng cảm nhập thế, quyết tâm đương đầu với "cái thế giới mà tôi sắp nhập bọn xem ra không an toàn". Đến đây ta có thể nhận rõ rằng, với nhãn quan của một đứa bé chỉ còn ba ngày cuối cùng ở trong bụng mẹ, Tạ Duy Anh đã trình bày một thông điệp: "Hiện thực đó không để người ta tin mà để người ta nghi ngờ và ngẫm nghĩ" [II. 5].

Một phần của tài liệu YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (KHẢO SÁT QUA BA TIỂU THUYẾT) (Trang 42 -44 )

×