0
Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Không gian huyền ảo siêu thực

Một phần của tài liệu YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (KHẢO SÁT QUA BA TIỂU THUYẾT) (Trang 63 -65 )

Không gian huyền ảo - siêu thực là không gian lồng ghép giữa cõi

thực - ảo tạo nên một màn sương hão huyền trùm phủ lên mọi sự kiện trần thuật. Đây là kiểu không gian phi thực hay hoang đường. Nó có thể đẹp, mơ hồ, kì bí thậm chí là kì quái nữa. Như vậy, không có thật là thuộc tính đầu tiên của không gian huyền ảo, phi thực.

Không gian huyền ảo - siêu thực trong Nỗi buồn chiến tranh được thể

hiện qua những giấc mơ. Trong giấc mơ ta luôn bắt gặp những không gian xa lạ, phi thực tế. Kiên chìm sâu vào hồi ức, mộng mị, ám ảnh, để rồi khi tỉnh thì anh bàng hoàng, không phân biệt đâu là thực đâu là ảo. Có thể nói, giấc mơ chính là không gian tâm tưởng của nhà văn Kiên. Hình ảnh phố phường Hà Nội trong Kiên thật thơ mộng ở tuổi mười tám đôi mươi. Đó là Hà Nội nơi anh sinh ra và lớn lên, là Hà Nội của những rung cảm đầu đời đẹp đẽ nhất: "Hà Nội của anh mỗi giờ mỗi vẻ khác nhau nhưng Hà Nội nhất vẫn là Hà Nội giờ khuya, Hà Nội mưa rơi (...) hoang vu, ướt át và cô quạnh, lạnh lẽo, da diết buồn (...) Kiên đặc biệt hay mơ thấy Hà Nội mùa đông những đêm tối trời, suốt đêm gió thổi, mưa rơi, lá rụng..." [Ι. 9 - Tr. 78]. Nhưng có lẽ, chính không gian một buổi chiều Hồ Tây lãng mạn, dịu dạng của hai mươi năm trước đã nâng đỡ tâm hồn Kiên trong những năm tháng chiến tranh: "Và dưới vòm trời xán lạn ấy, Kiên lại được thấy Hà Nội của anh, Hồ Tây, chiều hạ, hàng phượng vĩ ven hồ, tiếng ve sầu ran lên khi hoàng hôn xuống anh cũng nghe thấy, và cảm thấy gió hồ lộng thổi, cản thấy sóng vỗ mạn thuyền. Anh mơ thấy Phương đang cùng ở trên thuyền thoi với anh, tóc vờn trước gió, trẻ trung xinh đẹp, không một nét sầu thương" [Ι. 9 - Tr. 15]. Có thể thấy, nhờ khói hồng ma, Kiên đã lặn ngụp vào không gian của ảo giác, của những giấc mơ bí ẩn, tráng lệ.

Không gian huyền ảo siêu thực trong tiểu thuyết Thiên thần sám hối

được thể hiện qua không gian giấc mơ của bà mẹ gặp gỡ với cô gái Thiên thần. Cách thể hiện kiểu không gian này của Tạ Duy Anh làm ta liên tưởng đến không gian trong các câu chuyện cổ tích xưa. Cuộc nói chuyện giữa sản phụ và cô gái Thiên thần thấm đẫm chất huyền thoại. Thiên thần đã kể về tuổi thơ của mình được bao bạc trong tình yêu, hạnh phúc gia đình: "Cô sinh ra ở một vùng quê xinh đẹp và thơ mộng (...) Mỗi buổi sáng mặt trời lên, mặt suối như dát bạc. Hàng trăm loài chim thi nhau hót (...) Cuộc sống chính là diễm phúc lớn nhất dành tặng con người" [Ι. 1 - Tr. 103, 104]. Song cuộc sống là đa đoan, đa sự, phút bình yên, tràn đầy hạnh phúc bên cha mẹ không được bao lâu thì nỗi bất hạnh đã vồ ập tới cô. Những người thân thương nhất trong cô lần lượt bị kẻ xấu giết hại. Vì không đủ lòng dũng cảm để đối mặt với nỗi khổ đau, cô đã quyết định ngồi bên mộ cha mẹ nhịn ăn cho đến chết. Và cô nghe thấy tiếng mời gọi từ bóng đêm: "bóng tối đã ở lại với cô vĩnh viễn" song sau cùng cô lại sám hối vì đã từ bỏ cuộc sống... Một câu chuyện hoang đường, với những nhân vật phi thực, lẽ dĩ nhiên phải được đặt trong một không gian huyền ảo - siêu thực là vây!

Trong truyện truyền kì, cõi mộng là một thế giới lí tưởng, siêu nhiên mà nhân vật thực rất khó hay không thể đạt được thì trong tiểu thuyết hôm nay, nói như cách nói của bậc thày văn học Nga Đoxtoievxki, cái hoang đường, phi thường đôi khi lại chính là bản chất của hiện thực; Hay Nguyễn Huệ Chi từng nhận định "làm gì lại có giấc mơ nào tuyệt không bắt rễ trong cuộc đời thực". Đa phần những gì diễn ra trong không gian ảo mộng ở tiểu thuyết thời kì Đổi mới đều có thể là sự tiếp diễn của hiện thực, điều này đâu có xẩy ra với văn học truyền thống. Vậy nên có lẽ xét đến cùng, thế giới kì ảo cũng chính là một phiên bản khác của cuộc sống chăng?! Không gian giấc mộng rốt cục cũng chỉ là phương tiện để người viết gửi gắm một triết lí, một quan niệm về nhân sinh.

Một phần của tài liệu YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (KHẢO SÁT QUA BA TIỂU THUYẾT) (Trang 63 -65 )

×