Sử dụng các motive

Một phần của tài liệu yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết việt nam đương đại (khảo sát qua ba tiểu thuyết) (Trang 78 - 80)

Những yếu tố lạ kì, phi lí thường được các nhà tiểu thuyết triển khai thông qua những motive như: Sự quả báo (quan niệm của Đạo Phật) hay "Tội ác và trừng phạt" trong tư tưởng của Đoxtoievxki sau này đã làm cho nhân loại phải ngỡ ngàng. Ở bản kinh Phật Đại Thừa: "Phật thuyết kinh Vu Lan bổn" có câu chuyện thế này: Ngài Mục Kiền Liên sau khi đắc quả A La Hán muốn độ cho mẹ là bà Thanh Đề bèn dùng thần thông để tìm mẹ thì thấy mẹ ở cõi ngạ quỉ vô cùng đói khát. Ngài bèn dâng cơm cho mẹ song mỗi khi mẹ đưa cơm vào miệng thì cơm đó lại biến thành than không thể ăn được. Ngài buồn bã, liền thỉnh cầu Đức Phật thì được biết do tiền kiếp của bà Thanh Đề vướng lòng tham lam, độc ác nên sau khi chết bị đày vào cõi địa ngục. Thông qua câu chuyện này trong Phật pháp ta thấy họ tin vào luật

"Nhân quả". Nếu tiền kiếp vi phạm Giới luật (Tham - sân - si) thì kiếp sau sẽ bị đày vào cõi súc sinh hay địa ngục và như thế chẳng bao giờ được tái sinh, được bước vào cõi người. Từ đây, quan niệm về nghiệp chướng được lưu hành rộng rãi trong nhân gian, ảnh hưởng sâu sắc đến hệ tư tưởng của người phương Đông. Thật vậy, trở lại những cuốn tiểu thuyết mà chúng tôi đang

tiến hành khảo sát thì motive quả báo cũng được sử dụng để tạo ra những hiệu ứng thẩm mĩ nhất định: Cái chết của Thịnh "con" phải chăng là một sự trả giá cho hành động của anh. Một loạt các hiện tượng vô sinh như trường hợp cuả cô nhà báo Bằng Giang, của cô gái có chồng giết người…đều là những minh chứng rõ ràng.

Cái chết là một trong những motive rất phổ biến trong tác phẩm văn

học từ cổ chí kim. Có lẽ trong suốt cuộc hành trình của con người trên trần thế thì điều ám ảnh nhất, sợ nhất vẫn là cái chết. Trịnh Công Sơn từng có lời ca: "Ôi cát bụi phận này - Vết mực nào xoá bỏ không hay" (Cát bụi). Thật vậy, cuộc đời con người chỉ như một vết mực, mà đã là mực thì nó sẽ bị nhoè đi theo lớp bụi của thời gian. Đây là một qui luật nghiệt ngã song con người buộc phải chấp nhận mà thôi. Trong tiểu tiểu thuyết bao chứa yếu tố kì

ảo, mặc dù nhà văn đã tận dụng sức mạnh của các yếu tố này song motive về

cái chết vẫn được trở đi trở lại. Đó là hàng loạt cái bào thai (trong Thiên

thần sám hối) bị giết chết khi chưa kịp sống, bị giết ngay trong ý nghĩ của

những kẻ tha hoá; Nỗi buồn chiến tranh cũng là cuốn tiểu thuyết đầy dẫy những âm hồn như của của Can, Thịnh "con", Tạo "voi", Từ, Quảng, Hoà… Quềnh, bà Son, đứa con chị Bé đều là những số phận bất hạnh trong cuốn truyện của Thao Trường.

Bên cạnh đó còn có motive về sự ám ảnh, đó là sự ám ảnh, day dứt của chiến tranh trong nhân vật Kiên (Nỗi buồn chiến tranh); sự ám ảnh về ả cave ngày đêm dình dập cô gái có chồng giết người (Thiên thần sám hối); hay sự ám ảnh về một thế giới hỗn loạn chẳng thấy người đâu mà chỉ toàn ma là ma mà Nguyễn Khắc Trường đã dày công khắc hoạ… Ngoài ra, những

linh ứng, tiên tri về số mệnh của các nhân vật như Phương, Thịnh "con", như

Quềnh, hay bà Son…cũng là một motive hay được khai thác không chỉ ở tiểu thuyết kì ảo mà cả văn xuôi sau Đổi mới nữa!

Việc lựa chọn những motive kì ảo với tư cách là những thành phần của cốt truyện trong tiểu thuyết như vậy không hề gây ra cảm giác xa lạ, quái đản bởi chúng xuất hiện như một tất yếu trong một mạch vận động của cốt

truyện. Ở đây, mỗi motive như một tấm bình phong để nhà văn kín đáo thể

hiện quan điểm về con người và thế giới.

Một phần của tài liệu yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết việt nam đương đại (khảo sát qua ba tiểu thuyết) (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w