0
Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Nhân vật phi thực (không xác định, không tồn tại cụ thể)

Một phần của tài liệu YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (KHẢO SÁT QUA BA TIỂU THUYẾT) (Trang 54 -56 )

Trong quá trình nghiên cứu ba tiểu thuyết trên, chúng tôi đều thấy xuất hiện kiểu nhân vật phi thực. Trước hết đó là những nhân vật mà ta vẫn có thể cảm nhận được bằng giác quan song điều đó luôn mang lại một cảm

giác ớn lạnh đến ghê người (khác với nhân vật thực, luôn đem lại cảm giác ấm áp). Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, Quỳnh - cái tên hồi còn trẻ của lão Quềnh, đã có một mối quan hệ rất Liêu trai với một ma nữ. Nhân vật phi thực này được nhà văn miêu tả như sau: "...một người con gái trắng lôm

lốp từ chân tới đầu. Tóc rất dài, buông xoã, khiến khuôn mặt lấp vào trong mờ ảo, không sao nhìn rõ được. Chân đi nhẹ như lướt (...) một cái bóng trắng, một hình người chứ không phải là người! [Ι. 13 - Tr. 11]. Đọc những dòng truyện này, bạn đọc như gặp lại những nhân vật của Bồ Tùng Linh. Kiểu nhân vật này ta cũng bắt gặp khá phổ biến trong cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh. Thông qua dòng hồi ức đứt đoạn của nhân vật Kiên, những bóng ma, những âm hồn đã trở thành một nỗi ám ảnh không nguôi trong anh: "Ở nơi bãi gianh tiếp giáp rừng le, hiện thoáng lên chỉ trong tích tắc, một bóng ma rách bươm, uyển chuyển và huyền bí, lướt ngang luông ánh sáng rồi mất hút đi với mái tóc đen dài xoã bay. Còn một bóng ma nữa nhưng do rạp cúi xuống chạy nên chỉ lộ cho môi người vụt thấy một cái sống lưng đen cháy như lưng vượn..." [Ι. 9 - Tr. 114].

Khi miêu tả những nhân vật kiểu này, người viết thường chú trọng vào việc nắm bắt nét thần của nhân vật như: Khuôn mặt thì trắng bệch, dáng đi đặc trưng là lướt nhẹ trên mặt đất tựa như bay...Các chi tiết miêu tả trên tưởng như cụ thể mà hoá ra rất mơ hồ, không xác định. Cũng do loại nhân vật này không phải là một dạng vật chất, nên không thể tồn tại được giữa thanh thiên bạch nhật được mà phải nương tựa vào bóng đêm hay nói cách

khác, bóng đêm chính là không - thời gian để họ bước từ ranh giới cõi âm sang coi dương.

Nếu như các nhân vật trong những tiểu thuyết viết theo phương pháp sáng tác Hiện thực thì họ thường được nhà văn dành vài dòng để trích ngang lí lịch thì với tiểu thuyết chọn yếu tố kì ảo làm phương tiện nghệ thuật, nhân

thể coi đây là một cách để nhà văn định danh nhân vật phản vật chất. Một điều nữa, nhân vật phi thực là những nhân vật ở trong cõi vĩnh hằng, vô chung vô thuỷ, đứng ngoài qui luật của thời gian. Bởi thế, nhân vật mãi mãi

vẫn là một ma nữ ở tuổi thanh xuân, là các chiến sĩ - bạn của Kiên, âm hồn của họ trở về trong giấc mơ của Kiên.

Theo dõi những cuốn tiểu thuyết có chứa yếu tố huyền ảo sau Đổi mới, chúng ta nhận thấy: Nhận vật phi thực là những bóng ma, linh hồn là nam giới có chiều hướng ra tăng rõ rệt thay vì trong văn học truyền thống chủ yếu là nhân vật nữ (đặc biệt trong các truyện truyền kì). Lí giải điều này chúng tôi cho rằng, trong chế độ xã hội cũ, mang nặng tư tưởng "Thập nam viết hữu thập nữ viết vô", người phụ nữ phải chịu nhiều oan ức. Vậy nên, khi xuống suối vàng linh hôn của họ vẫn vương vấn cuộc sống trần gian.

Nhìn chung, đối với nhân vật phi thực, yếu tố kì ảo giữ vai trò khá quan trọng vì nếu vắng mặt chúng thì không khu biệt được dạng nhân vật

này với nhân vật có thực. Cái ảo trở thành cái phông nền cho sự sinh tồn của

nhân vật phi thực đồng thời nhờ nó mà nhà văn mới có thể đưa ra những giải

pháp mang tính nghệ thuật được. Có thể thấy điều này qua sự báo thù của hồn ma ả cave trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, đây chính là nhân tố qui định đến số phận của cô gái có chồng là kẻ giết người. Những thai nhi của cô đều không thể tồn tại được, trong trường hợp này, yếu tố kì ảo gắn liền với quan niệm "Ác giả ác báo" - "Quả báo" của người phương Đông: "Đức Phật dạy rằng số mệnh của chúng ta trong đời này sẽ suy ra được nghiệp nhân đời trước của mình. Nếu nghiệp nhân đời trước hay tiền nghiệp tội lỗi đã tạo, kết quả dẫn đến hiện nghiệp không tốt" [II. 25].

Một phần của tài liệu YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (KHẢO SÁT QUA BA TIỂU THUYẾT) (Trang 54 -56 )

×