Thời gian tâm trạng

Một phần của tài liệu yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết việt nam đương đại (khảo sát qua ba tiểu thuyết) (Trang 73 - 78)

Đó là những khoảng thời gian được cảm nhận trong những tâm trạng khác nhau của nhân vật. Nó không trùng khít với thời gian vật lí bởi nó có thể nhanh hay cũng có thể được kéo dài thê lương, sầu muộn. Do vậy, thời

gian ở đây bị chủ quan hoá theo cảm xúc của nhân vật.

Thời gian tâm trạng của Thủ trong cái đêm mà ông anh trưởng Hàm

"làm cái việc ấy" được nhà văn diễn tả thật khéo! Khác với ông anh, Thủ là "người có mã, cao ráo, trắng trẻo". Ngay cái đêm ông Hàm tiến hành đào mả

trộm thì Thủ lại ở nhà chủ tịch Sửu. Thực ra Thủ đã dàn xếp tất cả cột sao tạo ra được những chứng cớ ngoại phạm cho mình. Không phải ngẫu nhiên Thủ chọn nhà Sửu để "đóng vai toạ sơn quan hổ đấu". Bởi với Sửu, Thủ như người ra ơn mưa móc. Lại nữa nhà Sửu hôm đó có giỗ, nếu có sự cố gì thì sẽ có nhiều người chứng giám cho anh là "người trắng tay" [I. 13 - Tr. 69]. Suốt buổi tối ngồi đánh chén, Thủ với một tâm trạng bồn chồn, lo lắng "Thủ giở nằm, giở ngồi tựa lưng vào tường" [I. 13 - Tr. 103]. Và khi việc làm của ông anh bị phát giác thì Thủ bỗng bủn rủn cả chân tay. Thời gian tâm trạng của Thủ lúc này dường như bị nứu lại, bị kéo dãn ra trong khi thời gian ông Hàm cùng mấy người đang thực hiện ý đồ đen tối là thời gian khách quan. Do cách xử lí thời gian như vậy nên khung thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết được nới rộng ra các chiều kích khác nhau và mở đường cho nhà văn khám phá vùng tâm linh của nhân vật.

Bằng Giang trong tiểu thuyết của nhà văn Tạ Duy Anh cũng như bao sinh viên khi mới ra trường đều ước ao có được một công việc ổn định. Nhưng bất chấp tất cả, cô đã bán đi cái nhân phẩm của mình để có thể được cầm tờ quyết định tuyển dụng chính thức, "tờ giấy thông hành qua cổng Thiên đường". Chưa hết, điều dằn vặt nhất trong cô là người chồng của mình chờ đợi cái mầm sống trong cô từng ngày với niềm hạnh phúc tột bậc, không một chút nghi ngờ. Niềm vui, sự hạnh phúc kia của chồng lại như "cái vòng thòng lọng cứ thít dần lại mềm mại và êm ái" [I. 1 - Tr. 86] đối với cô. Tác giả đã để cho thời gian của sự lo lắng, day dứt, hổ thẹn và nhục nhã cứ bào mòn, gặm nhấp từng ngày trong tâm thức của nhân vật này. Vì thế bạn đọc cảm thấy bị ám ảnh không nguôi ngay cả khi đã gập cuốn sách lại.

Thật vậy, dòng chảy thời gian có vai trò không nhỏ trong việc bộc lộ tâm trạng của nhân vật. Nhờ thời gian tâm trạng, nhà văn đã chạm được tận đáy những gì thuộc về vô thức, tiềm thức trong con người.

3.2. Yếu tố kì ảo với cốt truyện - kết cấu trong ba tiểu thuyết 3.2.1. Yếu tố kì ảo với cốt truyện 3.2.1. Yếu tố kì ảo với cốt truyện

Ngày nay, Lí luận văn học hiện đại nhắc nhiều đến hiện tượng "không có cốt truyện" song khi xem xét một tác phẩm tự sự điển hình thì cốt truyện

giữ một vai trò khá quan trọng.

Theo "Từ điển thuật ngữ Văn học", cốt truyện "là hệ thống sự kiện

cụ thể được tổ chức theo yêu cầu, tư tưởng và nghệ thuật nhất định tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm tự sự" [II. 12].

Như đã trình bày ở những phần trước, hiện thực được phản ánh trong văn xuôi đổi mới nói chung, trong tiểu thuyết có chứa yếu tố kì ảo nói riêng là hiện thực đa chiều, đa đoan, hiện thực của tâm linh. Để diễn tả hiện thực đó nhà văn luôn có ý thức tổ chức cốt truyện theo hướng đan cài yếu tố hoang đường, kì ảo nhờ vậy mà nội dung triết luận được thể hiện một cách rõ ràng hơn.

3.2.1.1. Yếu tố kì ảo với chức năng nối dài, tạo đà cho cốt truyện

Sự hiện diện của yếu tố li kì làm cốt truyện trong tiểu thuyết bao chứa

yếu tố kì ảo có cớ để sinh sự, cốt truyện có điều kiện được nối dài hơn: Chi

tiết chị Bé nhập đồng (có sự tham gia của yếu tố kì ảo dù là giả tạo) thể hiện sự thế chân một cách ma quái của người đàn bà làm thuê này. Và câu chuyện ở cái làng Giếng Chùa kia sẽ được tiếp tục với những sự kiện mới. Hay từ điểm nhìn kì ảo của một cái bào thai - điểm nhìn bên ngoài, cốt truyện có thể nối dài vô cùng. Còn Bảo Ninh lại mượn hình thức giấc mơ làm cái cớ để đưa đến vô vàn các câu chuyện không đầu không cuối, tồn tại trong toạ độ không - thời gian khác nhau cùng đồng hiện trước bạn đọc.

Và như thế, yếu tố kì ảo là một chất keo tạo ra các mồi nối cần thiết giữa các giai đoạn cấu thành cốt truyện. Nhưng không phải mọi yếu tố kì ảo đều như vậy. Đến với các truyện thần tiên, yếu tố hoang đường, li kì thường

xuất hiện từ đầu đến cuối như cô Tấm của chúng ta mỗi khi gặp khó khăn, lại ngồi khóc và Bụt lại hiện lên để trợ giúp cho cô, sự trợ giúp đó diễn ra cho tới khi kết thúc tác phẩm - cô được hạnh phúc trọn vẹn. Còn trong tiểu thuyết Thời mở cửa thì yếu tố huyễn hoặc chỉ xuất hiện ở một vài giai đoạn nhất định nào đó mà thôi!

Khi xem xét cốt truyện ở bộ ba tiểu thuyết đang được khảo sát, chúng tôi thấy, có sự tham gia của những tình huống phi lí, lạ thường mà tư duy lí tính chưa chắc đã giải thích được song chính nó lại giữ cho mạch truyện trong một kết cấu tổng thể thống nhất: Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh có những tình huống phi thực kiểu như nhân vật người mẹ nằm mơ và được gặp, đối thoại với cô gái Thiên thần; Hoặc những tình huống như lão Quềnh thời trẻ đã đi chơi với ma; bà vợ ông Phúc gặp một con ma người có cái tên là Thó ở cuốn tiểu thuyết của Thao Trường . Thân phận tình yêu cũng góp phần nối dài danh sách những tình huống lạ kì mà một trong số đó phải kể đến mối tình cuồng si của đám trinh sát với ba cô gái trong khu trại tăng gia bị bỏ quên giữa rừng; rồi tình huống tổ thu gom hài cốt tử sĩ đào trúng một ngôi mộ kết ở thung lũng Mo Rai bên bờ sông Sa Thầy…Nhìn chung so với truyện truyền kì, truyện cổ tích thì tính chất hoang đường, li kì, ở tiểu thuyết đương đại có phần nhạt hơn.

Nhân vật trong tác phẩm muốn hiện lên một cách, sinh động, đầy đặn thì việc nhà văn tổ chức hệ thống các chi tiết, sự kiện như thế nào là một khâu vô cùng quan trọng để có thể thể hiện được ý đồ nghệ thuật của mình. Người Trung Quốc vẫn có câu: "Hữu kì sự, phương hữu kì văn. Hữu kì văn, tài hữu khả năng tả xuất kì nhân" (Nghĩa là có tình tiết lạ mới có văn chương lạ, có văn chương lạ mới có thể viết ra nhân vật lạ). Chi tiết là các tiểu tiết của tác phẩm, mang sức chứa lớn về cảm xúc, tư tưởng. Nếu như thơ hay ở tứ độc đáo, tân kì thì truyện hấp dẫn nhờ những chi tiết đắt giá. Chi tiết còn được ví như giọt nước mà qua đó có thể nhìn thấy cả một bầu trời. Chi tiết là

phương diện khắc hoạ nhân vật… Trong tiểu thuyết kì ảo, chi tiết kì ảo cũng có vai trò như vậy, trước hết những chi tiết đó là phi thực, bất khả tín song cơ bản là đằng sau nó là một nhãn quan về giá trị của cuộc sống:

Chi tiết Thinh "con" bắt được một con vượn to khổng lồ, đầy lông lá ở một ngôi làng, sau khi giết chết nó thì té ra là anh đã giết nhầm một người hủi bị bỏ vào quên lãng. Đây quả là một chi tiết khiến người đọc phải rùng mình, ớn lạnh song nó đã nói hộ chúng ta về sự phi nhân tính của chiến tranh. Đọc tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, chắc có lẽ bạn sẽ không quên được cảnh đứa con chị Bé đột nhiên ngồi dậy khi có con mèo nhảy qua. Thế nhưng gạn lọc đi sự sợ hãi kia là sự khốn khổ, tang thương của những kiếp người như vậy. Với Tạ Duy Anh, anh đã gửi gắm một thông điệp về niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp thông qua cuộc đối thoại có sự hậu thuẫn của yếu tố hoang đường giữa nhân vật bà mẹ của bào thai và cô gái Thiên thần.

Có thể thấy, các nhà văn của chúng ta đã có ý thức tổ chức cốt truyện theo hướng đan cài những yếu tố hư huyễn, nghịch dị nhằm làm nổi rõ quan niệm nghệ thuật của mình về thế giới, về con người, đó là những nội dung triết luận được tìm thấy trong các cuốn sách này.

Ngoài ra, sự phát triển của cốt truyện không phụ thuộc vào sự sắp đặt chủ quan của tác giả như trong văn học truyền thống mà ở đây nó bị chi phối mạnh mẽ bởi tính cách nhân vật. Thật vậy, cách kết thúc trong các câu chuyện Thần tiên thường là có hậu (ở đây vai trò của yếu tố hoang đường là vô cùng quan trọng). Điều này hầu như không diễn ra trong văn xuôi Đổi mới có yếu tố kì ảo, ở đây câu chuyện về số phận mỗi nhân vật biến đổi, thoát li dần sự sắp đặt ban đầu của tác giả. Mặc cho có sự hiện diện, sự hỗ trợ của yếu tố kì ảo song cũng không thể tránh cho những nhân vật tích cực khỏi bi kịch. Có lẽ nên lí giải như thế này, khi văn học bước vào thời kì mới, những quan niệm về văn học, về cuộc sống hiện thực của con người thay đổi.

Hiện thực, môi trường tồn tại cơ bản của con người là thứ hiện thực đa đoan, vô thường, bao gồm những cái tất nhiên, ngẫu nhiên, những mặt phúc, hoạ cùng tồn tại. Vậy nên ý thức được điều này, các nghệ sĩ của chúng ta đã xử lí số phận của các nhân vật trong tiểu thuyết của mình bám theo qui luật khách quan nhiều khi khá nghiệt ngã!

Trở lên, ta thấy, nhà văn đã có ý thức rất rõ trong việc tổ chức cốt truyện theo hướng đan lồng các yếu tố hư huyễn nhằm làm nổi rõ quan niệm

nghệ thuật của mình về thế giới và con người, đó là những nội dung mang tính triết luận sâu sắc.

3.2.1.2. Cách thức lắp ghép các yếu tố kì ảo vào cốt truyện làm cốt truyện trở nên li kì, huyễn hoặc, bất khả tín truyện trở nên li kì, huyễn hoặc, bất khả tín

Một phần của tài liệu yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết việt nam đương đại (khảo sát qua ba tiểu thuyết) (Trang 73 - 78)