Con người tâm linh và khả năng linh cảm, linh ứng của con ngườ

Một phần của tài liệu yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết việt nam đương đại (khảo sát qua ba tiểu thuyết) (Trang 49 - 54)

Thế giới bí ẩn, khuất lấp và đầy bất trắc bên trong bản thể con người đã được ba tác giả của ba cuốn tiểu thuyết mà người viết đang khảo sát giải phẫu tương đối kĩ càng. Đọc Mảnh đất lắm người nhiều ma ai cũng phải ngậm ngùi cho số phận của bà Son. Thời còn son, bà là một người đẹp nức tiếng, khắp vùng "Cô Son đẹp nhất làng" song bất ngờ hơn cả là trong khi có biết bao nhiêu đấng si tình vây bủa xung quanh thì cô Son lại ngửa lòng mình với ông Phúc - người đàn ông đã có một vợ, một con mà vẫn phong tình. Mối tình đó sau cuối cũng không thành bởi ông Phúc không có "gan" vượt qua hoàn cảnh để rồi đứng nhìn người yêu đi lấy kẻ thù của dòng họ mình là ông Hàm. Điều đáng chú ý ở đây là sự tham gia của yếu tố kì ảo

mang tính chất dự báo, linh cảm được thể hiện qua bài vè mà dân Giếng Chùa thường truyền khẩu cho nhau:

Chiều tà dạo mát bờ sông

Thấy cái nón trắng mà không thấy người Ngỡ là có đám chết trôi

Hoá ra trong bụi có đôi tính tình! Tính tình là tính tình tinh

Chị Son, anh Phúc tính tình bên sông!

[Ι. 13 - Tr. 78]

Tính chất linh ứng còn được cài trong câu nói bâng quơ của vợ ông giáo Phúc: "Rõ đồ quạ mổ! Không nhịn được nữa hay sao mà đâm đầu đi theo người đã có vợ, cho nó chết!" [Ι. 13 - Tr. 79]. Một chi tiết khá huyễn ảo trong cuốn truyện này là cảnh đứa con gái của chị Bé đã chết nhưng tức thì "cái xác không hồn dở đứng dở ngồi ở một tư thế rất châng lâng, chơi vơi trong một giây" [Ι. 13 - Tr. 41]. Xuất hiện ngay ở những trang đầu của tác

phẩm, cùng với lão Quềnh, chị Bé như một ám ảnh cho số phận của những con người nơi mà ma chết bị "cắt hộ khẩu". Cái chết của đứa con chị Bé chính là một dự cảm cho sự xuất hiện của chị trong những tình tiết truyện sau này. Trên cái Mảnh đất lắm người nhiều ma ấy luôn diễn ra các cuộc thanh trừng giữa hai dòng họ Trịnh Bá và Vũ Đình một cách gay gắt. Chính mâu thuẫn đối kháng không thể điều hoà này đã dẫn đến hàng loạt những bi kịch nửa cười nửa khóc. Vũ Đình Đại chưa thể quên được những lời chất vấn như đóng dấu trong trí não của mình cho đến khi cả làng ngỡ ngàng chứng kiến cảnh vợ chồng con cái ông Phúc đón được cụ Cố về làm lễ Thượng thọ rồi về cũng "để bịt mồm những đứa nói hỗn lại!" [Ι. 13 - Tr. 25]. Phải có một ma lực nào đấy mới có thể làm xoay chuyển được trong ý thức của Vũ Đình Đại đến như vậy. Và nó đây: "Tôi vừa mất chân Đảng uỷ, nghỉ chủ nhiệm thế là đã đủ chuyện rắc rối rồi. Phe cánh Trịnh Bá đang lăm le chiếm hết quyền hành các xã này. Nó dám nói chi họ Vũ Đình quanh năm lục đục thì còn ai lãnh đạo ai!" [Ι. 13 - Tr. 24]. Chính những con ma đội lốt người như thế thì hỏi cái Giếng Chùa bé nhỏ kia sao không "nhiễu nhưỡng" được! Thế rồi cụ Cố chết và cái chết này là một cái chết mang tính chất dự báo sự trả thù quyết liệt của hai dòng họ "không đội trời chung" kia!

Nói về khả năng nhận thức ngoài lí trí của con người, với nhân vật người cha của Kiên, Bảo Ninh đã góp thêm một tiếng nói của mình về vấn đề này. Cha Kiên là một nghệ sĩ, hoạ sĩ tài hoa nhưng không phải người dành cho thời đại ông, nói khác đi, ông là một kẻ lạc loài, kẻ xa lạ, lập dị với cuộc đời. Vậy nên, ông không thể hiểu nổi những triết lí của vợ mình. Những bức tranh - gương mặt tinh thần của người hoạ sĩ này luôn toát lên vẻ u uất, huyền ảo: "đàn ông, đàn bà, người già, trẻ con nối nhau thành một dòng những hình nhân héo vàng sống vu vơ giữa những miền không có thật của cuộc đời, mỗi ngày một lạc bước ra khỏi cõi dương không ngoái nhìn lại" [Ι. 9 - Tr. 37]. Có lẽ chỉ riêng Phương - người con gái kì ảo này mới là một người bạn tâm giao,

một tri kỉ của ông. Chính cha Kiên đã có một cái nhìn mang tính tiên tri, tiền định về người con gái "không bình thường này": "Sắc đẹp của cháu không bình thường (...) Vẻ đẹp lạc thời và lạc loài...sẽ đau khổ đấy. Khổ lắm" [Ι. 9 - Tr. 156]. Và cũng chỉ riêng Phương là người được chứng kiến cảnh hoả táng những bức tranh "một nghi lễ cuồng tín, man rợ, dấy loạn". Ngày đó bao trùm lên cô bé Phương chỉ có cảm giác sợ và run hết cả người. Nhưng sau này Phương nhìn thấy được tính chất tiên tri của cảnh tượng đêm ấy. Bên cạnh những dự cảm của cha Kiên về Phương, thì tính chất phi nhân tính của chiến tranh còn được Bảo Ninh gài đặt ở một trong những chi tiết hãi hùng nhất, đấy là sự báo ứng về cái chết của Thịnh "con" qua hành động giết một con vượn rất to mà khi "ngả nó ra, cạo sạch được bộ lông thì ôi giời đất ơi, con vật hiện nguyên hình một mụ đàn bà béo xệ" [Ι. 9 - Tr. 9].

Đề cập đến những khả năng phi thường của con người, một loạt các cây bút trong thời kì Đổi mới đã có những trải nghiệm táo bạo, đó là sự linh cảm của Cún về cuộc đời cô Diệu; đó là "người đoán mộng giỏi nhất thế gian" đã gây cho độc giả những bất ngờ về khả năng đặc biệt của mình. Không nằm ngoài những điều trên, Tạ Duy Anh cũng nhìn thấy được những bí ẩn trong con người mà tư duy lí tính không thể cắt nghĩa được. Câu chuyện của cô nhà báo Bằng Giang khiến ta phải vương vấn. Vì danh lợi, địa vị cô sẵn sàng đánh mất cái quí giá nhất của người con gái. Và một tất yếu, một mầm sống đã được hình thành trong sự đổi chác sòng phẳng kia. Với cô, bào thai là một nỗi hổ thẹn, cô tìm cách loại bỏ nó không mấy thương tiếc bởi một nắm lá của một bà lang. Chính những hành động ác nhân của cô đã báo trước cho cái giá phải trả của mình. Những hài nhi, kết quả của tình yêu, hạnh phúc cho đời cô lần lượt dắt nhau ra đi, bỏ lại một sự cô đơn, ân hận của người mẹ mà chưa được làm mẹ một ngày nào này. Nếu như cô nhà báo phải hứng chịu mọi hậu quả mà chính bản thân cô gây ra thì người vợ có chồng làm sở thuế lại phải chịu những báo ứng mà cô hoàn toàn vô tội. Sau

cái chết của ả cave, bóng ma cứ ẩn hiện trước mặt cô mỗi khi đêm về. Nghiệt oan hơn khi cô mang thai đến ba lần, cả ba đều bị thế giới con người từ trối.

Nói chung là, con người tâm linh là con người có tâm hồn giầu khát vọng, hành động của họ nhiều khi không thể giải thích được bằng ý thức một cách rõ ràng. Khám phá "con người bên trong" là con đường gian nan song con đường này lại rất đậm chất nhân bản. Thạch Lam từng nói: "Tôi bằng lòng đánh đổi tất cả một đời để biết được những ý nghĩ đã đi qua trên vầng trán phẳng của các thiếu nữ mà hằng ngày chúng ta bắt gặp cười nói ngoài đường". Cho đến nay, bản thể người vẫn là một câu hỏi lớn của nhân loại và đó cũng là một thách thức lớn của người nghệ sĩ.

Yếu tố kì ảo như chúng tôi đã quan niệm ở Chương 1 là một phương

thức tư duy nghệ thuật đồng thời cũng là một biện pháp nghệ thuật. Nhà văn tiếp cận không chỉ ở bề nổi của tảng băng hiện thực mà cơ bản là phần chìm khuất của tảng băng đó kia. Tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới về cơ bản đã khám phá thế giới một cách đa chiều, đa sự. Tất cả những vấn đề diễn ra trong cuộc sống đều được xem như đối tượng thẩm mĩ của nhà văn. Thế giới dưới con mắt của người nghệ sĩ được nhận thức trên quan điểm thực tiễn do vậy nó sát đúng hơn. Làm được điều này các nhà tiểu thuyết như Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Nguyễn Khắc Trường ....đã tận dụng được tối đa khả năng nghệ thuật của yếu tố kì ảo trong việc giải thích thế giới ở tầng hữu thức cũng như vô thức. Đây chính là một bệ phóng cho những quan niệm mới mẻ

về thế giới, đó là một thế giới vận hành theo qui luật riêng của nó, không phụ thuộc vào ý thức của con người. Một thế giới tôn tại trong sự cân bằng, chuyển hóa biện chứng của các yếu tố ngẫu nhiên, tất nhiên, khả nhiên. Việc gia tăng các yếu tố li kì, huyễn hoặc trong tiểu thuyết hôm nay dù cho đến mức nào thì nhà văn vẫn tuân thủ logíc khách quan nhiều khi khá nghiệt ngã. Thật vậy, yếu tố phi lí, huyễn hoặc đâu có tránh cho đứa con gái mới

viền là cái ảo mông lung kia hằng đêm, thậm chí cả khi thức cứ thường trực trong Kiên song nó đâu có giúp cho Kiên được thanh thản. Ngược lại, Kiên đã dựng lại những cái chết, những mối tình, những huyền thoại dưới cái nhìn ảo mộng, thực hư lẫn lộn khiến anh không sao thoát khỏi bàn tay của quá khứ. Vẫn trên cái nền là hiện thực, yếu tố li kì chỉ như một phụ gia cho bức tranh cuộc sống thêm phần thơ mộng, lung linh. Và biểu tượng Thiên thần của tác giả họ Tạ cũng không nằm ngoài dụng ý trên. Thiên thần với cổ mẫu là cái đẹp, sự cứu rỗi nhưng đi vào tác phẩm của nhà văn này, Thiên thần không đến để cứu thế giới, không đến để giải thoát con người khỏi địa ngục.

Vậy thì, trước những qui luật của cuộc sống phần nhiều là đay nghiệt, con người muốn sống hoà hợp với thế giới thì cần phải hiểu và chấp nhận những qui luật bất biến đó của thế giới tự nhiên.

Tiểu kết

- Từ những phân tích trên, chúng tôi thấy được về vai trò không nhỏ của yếu tố kì ảo trong việc nới rộng hiện thực phản ánh. Thay cho lời kết ở phần này, tôi xin mượn câu nói của bậc thày văn học Nga Đoxtoievxki: "Tôi có quan điểm đặc biệt đối với hiện thực và cái mà số đông coi hầu như là hoang đường và phi thường thì đối với tôi, đôi khi cái đó lại tạo ra chính bản chất của hiện thực". Thế nên, thế giới kì ảo phải chăng cũng là một phiên bản khác của cuộc sống!

- Một trong những thành tựu nổi bật của nền tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới đó chính là sự thay đổi mạnh mẽ trong ý thức hệ của nhà văn về quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới: Vấn đề con người bản năng, đặc biệt hơn là con người tâm linh được các cây bút thể hiện khá sâu sắc, dân chủ trên từng trang sách, điều mà nền văn học truyền thống thường né tránh. Thêm vào đó là thái độ tôn trọng của nhà văn về thế giới khách quan. Đó là thế giới của những điều cảm tính - lí tính; tất nhiên - ngẫu nhiên...cùng chuyển hoá, cùng tồn tại.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết việt nam đương đại (khảo sát qua ba tiểu thuyết) (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w