Ngôn ngữ đa nghĩ a mơ hồ

Một phần của tài liệu yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết việt nam đương đại (khảo sát qua ba tiểu thuyết) (Trang 89 - 91)

- Yếu tố kì ảo tác động vào sự di chuyển điểm nhìn nghệ thuật

3.3.1.1. Ngôn ngữ đa nghĩ a mơ hồ

Qua khảo sát ba tiểu thuyết, chúng tôi thấy mỗi một tác giả đều tạo ra một phong cách riêng trong việc sử dụng ngôn từ làm chất liệu xây dựng thế giới hình tượng. Song nhìn đại thể, ba tác giả đều gặp gỡ nhau ở chỗ sử dụng thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh biểu trưng, đa nghĩa. Thật không khó để tìm ra những hình ảnh mang tính hình tượng trong Thiên thầm sám hối như biểu tượng: Bào thai, Thiên thần, Bóng tối hay các hình ảnh ẩn dụ như Mưa, Rừng thiêng, Chuyến tàu trong Nỗi buồn chiến tranh. Và còn nữa trong cuốn sách của Nguyễn Khắc Trường đó là hình ảnh Giếng Chùa - nơi quần ngư tranh thực của nào là ma âm, nào là ma dương.

Khi bắt gặp các biểu tượng thì người đọc buộc phải dừng lại để suy nghĩ do vậy điều này đã tăng cường khả năng đồng sáng tạo của người đọc.

Để tạo ra tính mơ hồ, trong ngôn ngữ thì các nhà văn đã xử lí bằng cách chắp ghép các motive thần thoại mà ở đó ngôn ngữ toát lên vẻ liêu trai,

cổ tích. Thứ ngôn ngữ mà T. Mann nói đó là: “ngữ pháp ánh trăng”. Điều này được thể hiện cụ thể như sau:

Ở lời văn: Lời văn ở đây vừa mơ hồ, vừa đa nghĩa nhờ sự chồng chéo của các biểu tượng cùng các motive huyền thoại. Vậy nên, người đọc như nhập đồng trong thứ ngôn từ của thế giới đầy mê ảo: "Rất nhiều năm về sau này, trong một đêm chìm đắm vào những thất vọng khô cằn, Kiên mơ thấy

đời mình hoá thân thành một dòng sông trôi chảy trước mắt để đưa anh vào vùng chết, thì đúng giây phút cuối cùng sắp buông rơi mình, Kiên lại chợt nghe thấy tiếng gọi của Phương từ buổi hoàng hôn cay đắng năm xưa cất lên kêu gọi hay lay thức anh. Tiếng gọi cuối cùng ấy của mối tình đầu cũng đồng thời là vang âm đã nhập tâm về một cuộc đời hạnh phúc, một tương lai tươi sáng mặc dù anh đã bị bỏ lỡ, đã bị buông rơi nhưng không hề mất đi. Mãi mãi còn đó, chờ đợi anh trên đường quá khứ." [I. 9 - Tr. 299, 230].

Xét về mặt câu: Nhiều khi nhà văn không tuân thủ nguyên tắc chức năng trong việc sử dụng dấu câu: Câu văn bị bỏ lửng, tạo khoảng trống (nhân vật không nói hết những điều gì mình nghĩ) như trong Nỗi buồn chiến tranh ta bắt gặp các câu: “Nào...!” [I. 9 - Tr. 110]; “Không...Nhưng.” [I. 9 - Tr. 205]; “ Nhưng..." [I. 9 - Tr. 206]; "Thời của mẹ của cha đã hết. Còn con…từ nay còn một mình…phải cố gắng sống với thời của mình. Thời đại mới rồi sẽ tới. Huy hoàng. Tráng lệ. Không còn những bất hạnh lớn lao nữa. Nhưng nỗi buồn thì không nguôi…vẫn sẽ còn lại nỗi buồn…nỗi buồn truyền kiếp. Cha chẳng để lại được gì cho con ngoài nó, nỗi buồn ấy…" [I. 9 - Tr. 152]. Cuốn tiểu thuyết nhỏ gọn của Tạ Duy Anh cũng không thiếu các câu: “Cũng là một cái tên...” [I. 1 - Tr. 37]; “Cháu về hẳn...” [I. 1 - Tr. 38]; “Tự dưng ... nó cứ im như thóc ấy" [I. 1 - Tr. 56]. Đến Mảnh đất lắm người nhiều ma ta cũng bắt gặp các câu kiểu như vậy: “Em chỉ lo rồi thì...” [I. 13 - Tr. 74]; “Anh có làm gì...” [I. 13 - Tr.147]; “Chính chú bảo tôi...” [I. 13 - Tr. 199]; “Còn hôm nay thì ...” [I. 13 - Tr. 221]; “Còn với đồng chí Thủ...” [I. 13 - Tr. 340]; “Vậy mà hôm nay...Thủ ngồi xuống ghế nhìn vơ vẩn lên những tấm bằng khen và cờ thi đua treo đầy trên tường” [I. 13 - Tr. 135 - 13].

Xét về từ ngữ: Để miêu tả được thế giới hư ảo, đương nhiên nhà văn cần phải sử dụng kết hợp những từ lạ lẫm, những từ phi logic mang lại nhiều cảm giác rợn ngợp với cứu cánh là miêu tả cho được vương quốc ẩn sâu trong tiềm thức:

Ngay những cái tên của truyện: Nỗi buồn chiến tranh (lúc đầu có một cái tên rất "sến": Thân phận tình yêu, nhằm tạo ra một cái vỏ bọc an toàn cho tác phẩm khi mới ra đời); Thiên thần sám hối; rồi Mảnh đất lắm người nhiều

ma, thật là những cái tên gợi cảm giác lạ, đầy chất suy tưởng. Vugotxki từng

nói: “Nhan đề chứa đựng trong bản thân sự triển khai chủ đề quan trọng nhất”quả đúng như thế!

Thế giới nghệ thuật được tạo bởi một thế giới kì ngôn chất chứa cảm giác bị vây bủa, bị ảm ảnh:

Những phó từ, trạng từ chỉ tính chất bất thường, thoát ẩn thoát hiện của sự vật hiện tượng như: “bỗng, đột nhiên, thoắt một cái, thoáng một cái, chợt, bất thình lình...”

Những trường từ vựng về thế giới bí ẩn: Cõi âm, vong hồn, linh hồn, ma quái, kì dị...

Những từ chỉ cảm giác bất an: lo sợ, rùng mình, rợn tóc gáy, lạnh toát cả người, lạnh xương sống... Đặc biệt trong Nỗi buồn chiến tranh từ trang 103 – 108 có vô số các từ chỉ cảm giác mạnh. Hay Thiên thần sám hối, chỉ riêng từ bào thai đã có vô số các biến thể từ vựng như: Trẻ con, tội nợ,

nghiệp chướng, gánh nặng, khối đỏ rực, chiếc bọc, cái ách, bốn cái bọc, khối lầy nhầy, kẻ giết mình sau này, vật nhão nhoé máu, cái vật ngày một lớn…

Một phần của tài liệu yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết việt nam đương đại (khảo sát qua ba tiểu thuyết) (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w