0
Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Không gian thực bị ảo hoá

Một phần của tài liệu YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (KHẢO SÁT QUA BA TIỂU THUYẾT) (Trang 65 -70 )

Không gian thực bị ảo hoá mà chúng tôi quan niệm là không gian của

những môi trường xa lạ, mang tính biểu tượng cao. Đây không phải là kiểu

không gian độc tôn trong văn học sau 75, trước đó trong các truyện truyền kì

nó xuất hiện ở tần suất cao.

Khảo sát bộ ba tiểu thuyết: Nỗi buồn chiến tranh, Mảnh đất lắm người

nhiều ma và Thiên thần sám hối chúng tôi cũng thấy sự có mặt của kiểu không gian thực bị ảo hoá

+ Không gian mộ địa

Người xưa quan niệm, linh hồn người chết sau khi thoát khỏi thể xác thì trú ngụ nơi nấm mồ. Trong văn hóa phương Đông (Đạo Phật), chết không phải là hết, linh hồn vẫn tồn tại ở thế giới bên kia. Vậy nên, nấm mồ là điểm hẹn của những cuộc tình kì ngộ kiểu Liêu trai; là cánh cửa để người cõi âm bước vào cõi dương. Thực ra kiểu không gian này rất phổ biến trong các truyện truyền kì, chí nhân, chí quái. Trong văn xuôi đổi mới nó chung, tiểu thuyết đổi mới nói riêng, để tạo cảm giác mơ hồ, lạnh lẽo ở bạn đọc, tác giả đã không bỏ qua "sức mạnh" của kiểu không gian này.

Thân phận tình yêu thực sự tạo ra một sức ám ảnh lớn đối với độc giả

bởi những không gian ớn lạnh, những địa danh chỉ mới nghe thoáng qua cái tên đã đủ làm người ta rùng mình. Đúng như tác giả của cuốn sách đã viết: "Dằng dặc trôi qua trong hồi ức của Kiên vô vàn những hồn ma thân thiết, lẳng lặng âm thầm kéo lê mãi trong đời anh nỗi đau buồn chiến tranh" [I. 9 - Tr. 28]. Kiên trong đội thu nhặt hài cốt đến truông Gọi Hồn, nơi đây vào mùa khô năm 69, tiểu đoàn 27 chỉ trừ anh ra còn lại đã bị xoá sổ hoàn toàn: "Máu tung xối, chảy toé, ồng ộc, nhoe nhoét. Trên cái trảng hình thoi ở giữa truông, cái trảng mà nghe nói đến ngày nay cỏ cây vẫn chưa lại hồn để mọc lên nổi, thân thể giập vỡ, tanh bành, phùn phụt phì hơi nóng" [I. 9 - Tr. 7]. Chính vì vậy, vào mùa mưa năm 1974, Kiên cùng nhóm trinh sát đã lập bàn

thờ đồng thời cầu khấn, cúng giỗ cho vong hồn các chiến sĩ tiểu đoàn 27 ngày nào.

Với Mảnh đất lắm người nhiều ma, không gian mộ địa được hiện lên trong cái đêm ông Hàm kéo người nhà ra bãi tham ma để đào mộ cụ Cố họ Vũ Đình: "Chiếc nhà táng đặt trên chốc mộ chỉ còn trơ lại bộ khung tre. Lớp giấy vàng tróc ra, rách lủa tủa, gió thổi bây lật phật. Những vòng hoa xếp kín xung quanh hôm trước, nay trẻ chăn trâu đã mang nghịch vung vãi. Ngôi mộ nằm dài im lìm, đen sẫm trong đêm. Trời bận mây, che nốt cả thứ ánh sáng nhợt nhoà của những vì sao yếu ớt" [I. 9 - Tr. 93].

Đi kèm với không gian mộ địa thường là những hình ảnh hoán dụ như đom đóm lập loè nơi các tủ sĩ yên nghỉ: "…đom đóm thì to kinh dị. Đã có người nom thấy những quầng sáng đom đóm lớn tày cái mũ cối, có khi hơn" (8 - 9); Hay như cuộc gặp gỡ giữa Quỳnh - tên hồi trẻ của lão Quềnh và một ma nữ mà cái phông nền của cảnh tượng ấy là "...một đàn đom đóm bỗng từ đâu túa dậy, con nào con nấy to khác thường. Chúng cùng chớp cánh một lúc, khiến cả khoảng không sáng rực lên như thắp đèn" [I. 13 - Tr. 10]. Ngoài hình ảnh đom đóm là những âm thanh ma quái như: "Ở đây khi trời tối, cây cối hoà giọng với gió rên lên những bản nhạc ma" [I. 9 - Tr. 8]; Là tiếng hú: "Kiên nghe thấy tiếng hú mà người ta bảo là của loài ma núi. Nghe thật buồn, thê thảm…" [I. 9 - Tr. 33]; Là tiếng suối: "Tiếng suối chảy, tiếng gió núi hú lên chính là tiếng nói của những hồn hoang binh lính mà người cõi dương ta thường nghe thấy và có thể thấu hiểu" [I. 9 - Tr. 8]. Và còn là tiếng đàn ở đèo Thăng Thiên: "Khi bóng tối vùi kín rừng cây trong hẻm núi thì từ đáy rừng phủ lá mục tiếng hát thì thào dâng lên, có cả tiếng đàn ghi ta hoà theo nữa hoàn toàn hư, hoàn toàn thực (…) Cuối cùng, sau mấy đêm lắng nghe người ta đã định vị được chỗ đất có hồn người. Trong tấm tăng bó xác, xương cốt đã hoá mùn cả, riêng cây đàn ghi ta tự tạo của người chết thì còn nguyên ven" [I. 9 - Tr. 104].

Không gian mộ địa trong văn học truyền thống cũng như tiểu thuyết đổi

mới đều diễn ra trong bóng đêm mờ mờ, ảo ảo có vậy mới làm trỗi dậy bản năng sợ hãi, lo âu trong mỗi người đọc: "Đêm càng mung lung, vừa bí hiểm, vừa bồi hồi vẫy gọi. Đêm chở che và đêm đồng loã" [I. 13 - Tr. 82]. Đêm chính là không gian thuật lợi nhất để những con người nơi Giếng Chùa giấu đi những hành động sai trái của mình vậy nên nói "đêm đồng loã" là thế! Đến với không gian bóng tối trong tiểu thuyết Thiên thần sám hối, đó môi trường để Thiên thần xuất hiện và sám hối trước người mẹ vì lỗi lầm khi cô đã từ bỏ cuộc sống. Một không gian đậm chất huyền thoại được thêu dệt lên bởi sự kết hợp giữa motive giấc mơ và không gian của bóng đêm bí hiểm. Do vậy, tạo cho thiên truyện một sự chông chênh, thăm thẳm không đáy.

+ Không gian ẩn dụ

Mỗi một biểu tượng nghệ thuật tồn tại trong tác phẩm văn học đều có tính đa nghĩa. Như vậy, không gian trong tác phẩm cũng có tính tượng

trưng, ước lệ như: Bến tàu, sân ga, ngôi làng, bệnh viện,…

Cái bệnh viện Phụ sản trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh tồn tại như một biểu tượng, một không gian ẩn dụ. Ai đã từng đọc Thiên thần sám hối thì có lẽ không quên liên tưởng đến cái bệnh viện Tâm thần trong "Phòng số

6" của Sêkhốp. Qua ngòi bút của tác giả, Phòng số 6 chẳng khác nào một cái

nhà tù, tất cả những ai vào đây dù không điên nhưng cũng bị coi là điên, và không được thừa nhận như những con người. Có thể nói "Phòng số 6" là hình ảnh thu nhỏ của nước Nga đương thời, là một loại nhà tù khổng lồ, tăm tối, ngột ngạt. Trở lại với cái bệnh viện Phụ sản trong sáng tác của nhà văn họ Tạ, chúng ta tiếp tục bắt gặp một tình điệu thẩm mĩ như thế. Lẽ ra, bệnh viện Phụ sản là nơi chào đón những Thiên thần bé nhỏ, đó là những mầm sống thiêng liêng do con người tạo ra. Ấy vậy hiện thực lại trớ trêu thay, bệnh viện Phụ sản lại là nơi để những người mẹ sinh con rồi lại bỏ chúng lại như như một cái nghiệp chướng, một thứ đồ vật đáng ghê tởm…Thật vô

nhân đạo! Đúng là nói không quá rằng: "Hoá ra nơi mẹ tôi đang nằm chờ ngày tôi chui ra là một cái bệnh viện. Thế mà lúc đầu tôi cứ ngỡ nó là một cái lò mổ gia súc. Thì cũng dao, kéo, máu me, quát tháo, kêu khóc…Có còn thiếu cái gi không làm người ta chết khiếp đâu" [I. 1 - Tr. 19].

Một không gian ẩn dụ khác mà ta tìm thấy đó là không gian của xóm Giếng Chùa trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường. xóm Giếng Chùa được giới thiệu như sau: "Nơi đây nếu tính từ phía Bắc xuống là địa danh cuối cùng của đất trung du" [I. 13 - Tr. 5] - Một địa danh không xác định về mặt địa lí. Nơi đây, luôn có sự ngự trị của những huyền thoại, hủ tục. Ngay con đường chính giữa làng cũng được lát bằng những viên gạch mà lệ làng này đã qui định: "…trai làng lấy gái làng nộp 200, thế tức là mỗi bên chỉ có 100 viên thôi. Nhưng nếu trai gái làng đi lấy vợ, lấy chồng ở đất khác thì gia đình cũng cứ phải chồng đủ 200 viên. Thế mới biết ngay một làng nhỏ như cái mắt muỗi, người ta cũng không khuyến khích xuất dương, cũng không thích mở cửa ra ngoài! [I. 13 - Tr. 5]. Hình tượng Giếng Chùa gây ám ảnh cho người đọc hơn cả đó là không gian

cùng tồn tại của cả ma và người; người đấy mà hoá ma, ma đấy mà hoá người. Người viết xin dùng lời của cô thống Biệu để nói hộ phần này: "Đừng tưởng đất này đã hết ma. Ma còn đang đẻ sinh đôi sinh ba nữa cơ đấy! Các vị có nhớ hôm trước hợp tác họp để chia ruộng khoán không? Cứ như một cuộc chọi gà, chọi trâu ngày xưa! Chả ai chịu nhả miếng nào (…) Xưa nay người ta chỉ sợ người chết chứ ai sợ người sống, có đúng không hở? Chỉ sợ ma chứ ai sợ người, có phải không hở? Thế mà hôm ấy tôi đi nhận ruộng hộ con cháu thấy hốt quá! Nhìn chả thấy người đâu, toàn ma! Những người thân ngồi đấy mà cấm còn nhận ra ai nữa. Càng nhìn càng thấy đúng là những ụ mối, những bao bì dựng ngược, cái cao cái thấp lố nhố đầy nhà! Những con ma tham, ma ác từ đấy chui ra. Con nào cũng lành chanh lành chói mồm năm miệng người, chả có bùa đâu mà yểm cho xuể. Đấy các người đừng có vội tí

toét, ma nó vẫn ngủ gà ngủ gật ở ngay trong lòng các người!" [I. 13 - Tr. 14,15]. Đúng như GS Nguyễn Đăng Mạnh từng nói rằng nên đổi tên truyện thành: "Mảnh đất ít người nhiều ma" thì hơn!

Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh cũng không thiếu những không gian

ẩn dụ mà núi rừng với những cơn mưa là một trong những không gian như

vậy. Trong suốt mười năm ra trận, không gian sống và chiến đấu của Kiên cũng như đồng đội chính là rừng núi. Núi rừng và con người đều chìm ngập trong bom lửa, trong sự huỷ diệt ghê gớm của chiến tranh. Ven các cánh rừng, dọc theo những con suối là loài hồng ma với hương thơm kì ảo, thấm dần vào từng giấc ngủ của Kiên và đồng đội của mình: "…người ta bảo hồng ma thường đặc biệt mọc dày ở những vạt đất từng có nhiều người thiệt mạng, tử khí tụ lại nhiều. Có nghĩa hồng ma là loài ưa máu, tuy nhiên thật khó tin vì nó thơm thế cơ mà" [I. 9 - Tr. 14]. Không gian núi rừng ở Truông Gọi Hồn, Nhã Nam hay Mo Rai, Sa Thầy...thường gắn với thời gian buổi đêm, nên cô đơn, âm u, lạnh lẽo. Và, không gian núi rừng ấy còn trở nên thê lương hơn gấp bội khi chìm ngập trong những cơn mưa. Có mưa tưởng như sẽ bào sạch đi những chết chóc đau thương song nó lại càng tô đậm thêm những nỗi buồn trong chiến tranh: "Trông trời thì cứ mưa, ngày này qua ngày khác. Cuộc chiến có vẻ như bị lấp trong biển mênh mông mù mịt mùa mưa, thế nhưng nếu cứ để tâm lắng nghe mãi tiếng mưa rơi trên mái rừng và ngước nhìn mãi bầu trời thâm xám, thấp và tối như vòm hang thì người ta chỉ có thể nghĩ tới chỉ duy nhất nó mà thôi: "Chiến tranh, chiến tranh" [I. 9 - Tr. 17].

3.1.2.2. Yếu tố kì ảo trong thời gian nghệ thuật

Như đã trình bày ở phần trên, bên cạnh phạm trù không gian, thời

gian cũng được xem là hình thức tồn tại của vật chất. Đó là hình thức tồn tại

có tính liên tục, có tính chất không thể đảo ngược.

Thời gian trong tác phẩm nghệ thuật không thuần tuý chỉ là thời gian

"Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với độ nhanh hay chậm (…) Nó có thể đảo ngược hay vương tới tương lai. Nó có thể dừng lại" [II. 27].

Như vậy, thời gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ, là hình tượng nghệ thuật, là một biểu tượng mang một quan niệm của nhà văn về cuộc sống và con người.

Khi xem xét hình tượng thời gian trong bộ ba tiểu thuyết đang được khảo sát, chúng tôi thấy có sự chi phối mạnh mẽ của thời gian huyền ảo. Nếu như thời gian tự sự trình bày theo lối biên niên, ở đó các mốc thời gian được

xác định, có một ý nghĩa nhất định trong tiến trình phát triển cốt truyện thì thời gian huyền ảo theo chúng tôi đó là thời gian của quá khứ, hiện tại, tương lai được hoà quyện, trộn lẫn tạo nên tính chất hư ảo. Và theo đó thì việc hư hoá, ảo hoá thời gian thực sẽ có vai trò nới rộng biên độ thời gian trần thuật.

Để thể hiện thời gian huyền ảo trong tiểu thuyết của mình, Tạ Duy Anh, Nguyễn Khắc Trường và Bảo Ninh đã lựa chọn những thủ pháp như sau:

Một phần của tài liệu YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (KHẢO SÁT QUA BA TIỂU THUYẾT) (Trang 65 -70 )

×