0
Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Lạ hoá hiện thực bằng hình thức giấc mơ:

Một phần của tài liệu YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (KHẢO SÁT QUA BA TIỂU THUYẾT) (Trang 37 -42 )

"Nghệ thuật cũng sẽ không là gì nếu không ôm hết cái dữ dằn, cái đanh đá của cuộc sống cả cuộc chết nữa. Sẽ chẳng đi đâu một thứ nghệ thuật không thấy hết cái bờ bên kia của hiện thực" (Nước mắt Chí Phèo - Trương Vũ Thiên An). Cái bờ bên kia ấy đang được văn xuôi sau 75 vươn tới, cố gắng cảm nhận những gì thuộc chiều sâu của hiện thực, cái mà để nắm bắt được nó không chỉ dựa vào các giác quan hay phương pháp lôgic thông thường. Làm được điều này có lẽ phần nhiều các cây bút trẻ đã ý thức khá rõ về nguyên tắc huyền thoại và sử dụng nó như một thủ pháp đắc lực để tạo ra

chiều sâu cũng như sự quyến rũ của tác phẩm văn học. Cái chiều sâu mà các cây bút kì ảo hướng tới đó là khám phá hiện thực không chỉ ở tầng hữu thức

mà còn ở tầng vô thức, tiềm thức. Có lẽ đây chính là điểm khác biệt giữa

những tiểu thuyết không chứa yếu tố kì ảo và những tiểu thuyết đan cài yếu

tố kì ảo trong nền văn học sau 1975. Ở những nhà văn sử dụng yếu tố kì ảo,

do không tìm thấy được sự hấp dẫn trong hiện thực vốn quen thuộc nên đã họ nỗ lực tìm kiếm cái lạ, cái phi thường. Và sử dụng yếu tố kì ảo là một

cách làm lạ hoá, ảo hoá hiện thực được phản ánh. Đôtxtôiepxki từng nhận

định: "Tôi có một cách nhìn riêng đối với hiện thực, cái mà đa số gọi là huyễn hoặc hay đặc biệt thì đối với tôi lại chính là bản chất của cái hiên thực". Lạ hoá hay ảo hoá sự kiện đời sống là cách thức tiếp cận nhằm sáng tạo ra những tình tiết li kì "Người viết phải lấy sự thực làm trọng, nhưng phải lấy ảo làm kì" (Trương Vô Cửu). Cái kì ảo ở đây thực hiện chức năng lạ hoá đời sống, nhìn đời sống vốn quen thuộc trong một hình thức mới, một góc độ mới, khách quan hơn:

Nỗi buồn chiến tranh là cuốn tiểu thuyết được viết dưới hình thức của giấc mơ. Để hiểu được thế giới vô thức, bộ mặt tinh thần của nhân vật Kiên

thì có lẽ cần "tiếp cận mộng là con đường vương giả để đạt tới hiểu biết lòng người" (Freud). Giấc mơ là một hình thức giải toả những gì bị dồn nén, những cảm xúc đau buồn trong quá khứ của nhân vật Kiên. Trong quá trình khảo sát cuốn tiểu thuyết này, chúng tôi nhận thấy những từ như: "mộng; giấc mơ; ác mộng" xuất hiện với một tần số khá dày. Ở đề tài này, chúng tôi quan niệm rằng, giấc mơ cũng chính là một trong những dạng thức kì ảo đặc sắc. Bởi mộng sẽ đưa ta tới những vùng huyễn ảo, những cảnh vật lạ lùng.

Giấc mơ là biểu tượng của cuộc sống vô thức, tâm linh. S.Freud cho rằng:

"Giấc mơ không phải là tiềm thức mà là kết quả của tiềm thức đã được cải tạo bởi ý thức" [II. 20]. Còn K.G Jung quan niệm, giấc mơ là sự tự thể hiện một cách tự phát và tượng trưng cái thực trạng của vô thức. Từ đây ta thấy

giấc mơ có vai trò khá quan trọng trong đời sống tinh thần của con người.

Nó phản ánh những suy nghĩ, cảm xúc, những trải nghiệm, những ấn tượng, trong thế giới tâm linh của con người. Từ trạng thái vô thức, Kiên trở về với những năm tháng của khói lửa, thứ đã gặm nhấm tâm hồn kiên ngay cả khi anh thức.

Chiến tranh là mảng đề tài khá phổ biến trong tiểu thuyết Việt Nam những giai đoạn trước đây. Chiến tranh thường được nhìn nhận với màu hồng rực rỡ, mỗi ngày ra trận là một ngày vui, đường ra trận cũng đều là "Đường vui" (Nguyễn Tuân). Thế nhưng Bảo Ninh với cuốn tiểu thuyết của anh đã tạo nên những trang viết có sức ám ảnh mạnh mẽ về chiến tranh bom đạn. Batsarốp từng nói: "Mô tả chiến tranh mà chỉ giữ lại cái anh hùng, vứt bỏ tất cả những cái khác có nghĩa là bỏ rơi mất nhiều bài học của chiến tranh, một hiện tượng cực kì phức tạp...Không mô tả những chi tiết nặng nề, bi thảm của chiến tranh là xuyên tạc bộ mặt của chiến tranh trong ý thức loài người". Có lẽ thế chăng! Chiến tranh không chỉ có những thắng lợi hào hùng, rực rỡ mà còn có máu và nước mắt, còn là số phận bi thảm của biết bao nhiêu kiếp người. Với Kiên, chiến tranh như một sự kiện đặc biệt nhất trong cuộc đời anh, nó để lại những dấu ấn không thể phai mờ và nó qui định mọi bước ngoặt trong cuộc đời Kiên. Chiến tranh, nỗi ám ảnh khủng khiếp ấy cứ thường trực bên anh. Kiên mãi mãi không thể thoát khỏi quá khứ đã bào mòi từng phút tâm can anh đến nỗi anh đã phải thốt lên: "Chao ôi! Chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới bạt sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người!" [Ι. 9 - Tr. 35]. Quá khứ cứ bám chặt Kiên, đeo đuổi anh và nó luôn hiện lên qua những dòng độc thoại nội tâm đầy day dứt: "Nhưng mà tâm hồn tôi thì đã ngưng bước lại ở những ngày tháng ấy chứ không tài nào mà đổi đời được như là bản thân đời sống của tôi. Một cách trực giác, tôi luôn nhận thấy quanh tôi quá khứ vẫn đang

lẩn khuất. Đêm đêm, giữa chừng giấc ngủ tôi nghe thấy tiếng chân tôi từ những thuở nào đó rất xa rồi vang lên trên hè phố lát đá" [Ι. 9 - Tr. 59]. Đối với bất cứ dân tộc nào, chiến tranh sẽ không bao giờ tránh khỏi màu sắc bi kịch thế nhưng xem xét văn xuôi 45 - 75 thì bi kịch là cái hầu như "không được phép" xuất hiện. Luồng gió đổi mới đã giúp các nhà văn "chọn cái nhìn cuộc kháng chiến năm xưa từ ô cửa buồn" (Theo Mai Nhi). Khám phá một hiện thực của "tiểu thuyết", một hiện thực "chưa hoàn kết" (Nói theo cách nói của M. Bakhtin), Bảo Ninh khách quan phơi bày những tàn bạo, phi nhân tính của chiến tranh đã ăn sâu vào tiềm thức của những người lính. Nỗi buồn chiến tranh đã thể hiện một góc nhìn mới về cuộc chiến làm người đọc

không ít bất ngờ, sửng sốt.

Dưới lăng kính của cái kì ảo, những người lính, những người bạn của Kiên lại trở về trong thời hiện tại. Cảnh mộng ở đây đem đến cho Kiên những cảm giác đau đớn, hoảng loạn. Những câu chuyện huyễn ảo về những người đồng đội của anh hiện về thành những chuỗi dài, không đầu không cuối. Kiên trở về sau chiến tranh là một kẻ may măn khi mạng sống được bảo toàn thế nhưng cái giá mà anh phải trả lại không hề nhỏ: "Hằng đêm, những cô hồn thân thuộc lên tiếng thì thầm trò chuyện với anh, lên tiếng rên rỉ và thở dài" [Ι. 9 - Tr. 83]. Vào mùa mưa 1974, khi chiến sự lớn diễn ra ở Kông Tum, Can - người đồng đội của Kiên đã trải qua một sự dằn vặt, đau đớn trong tâm hồn để rồi anh quyết định bỏ trốn. Phải đảo ngũ bởi Can không thể chịu đựng được tính chất khốc liệt, tàn bạo của chiến tranh,. Bản thân Can cũng nhận thức rằng: "Tránh giết người bằng dao và lê (...) Cứ bắn mãi, giết mãi thế này thì chết hoại tình người". Tiếc thay "quen tay mất rồi"! Can là niềm an ủi, là tia hi vọng của người mẹ nơi hậu phương song điều này vẫn không tránh cho anh được cái chết bi thảm. Nỗi ám ảnh về cái chết của người đồng đội này đã khiến anh có cái biệt danh là Thần sầu. Can mặc dù chết một cách bi thảm nhưng có lẽ đó lại là một cách làm anh được giải

thoát. Thế còn Trần Sinh, cùng nhập ngũ với Kiên, Sinh bị thương nên giải ngũ trước: "Thời gian đầu thấy nói Sinh chẳng có vẻ gì là phế binh. Anh định cưới vợ. Nhưng dần dần từ chân trái lan sang chân phải, rồi nửa người Sinh bị liệt" [Ι. 9 - Tr. 86]. Ta còn nghẹn ngào hơn khi biết được những suy nghĩ của anh: "Thân phận những thằng bị thương như mình, bị chiến tranh đoạt mất tự do có khác nào thân phận nô lệ" [Ι. 9 - Tr. 89]. Chiến tranh làm cho con người ta phải lìa bỏ cuộc sống, làm tàn phế vĩnh viễn một đời người. Đâu chỉ về mặt thể xác mà nặng nề hơn là những thương tổn về mặt tinh thần như Kiên "thần sầu", như Tùng "điên" hay như Vượng "tồ"...

Tận dụng sức mạnh của các yếu tố ảo, phi thực, những cây bút tiểu thuyết sau 75 đã mượn hình thức giấc mơ để tiếp cận ngọn ngành cuộc sống hiện thực. Nếu một hiện thực chiến tranh với bao nhiêu những mảng tối của nó được nhận thức thông qua những giấc mơ đứt đoạn của Kiên trong cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh thì Tạ Duy Anh cũng không bỏ lỡ khai thác hình thức độc đáo này. Thuộc thế hệ nhà văn thứ ba sau Đổi mới, Tạ Duy Anh đã cố gắng nhận thức sâu hơn về hiện thực, khao khát được sáng tạo và khẳng định cái tôi cá nhân của mình do vậy ông không thể chịu nổi "những tác phẩm nhạt nhẽo viết về cái tốt". Bằng Thiên thần sám hối, tác giả đã khẳng định những quan niệm về văn hoá - thẩm mĩ vốn được hình thành từ giai đoạn trước khi va chạm với hiện thực hôm nay không mấy lí tưởng đã phải thay đổi - Vấn đề lối sống, đạo lí truyền thống ngày càng bị xuống cấp là bình diện nổi lên hàng đầu trong cuốn sách của Tạ Duy Anh. Một cô gái có chồng làm việc tại một sở thuế phải chịu một bi kịch nghiệt ngã mà bản thân cô đâu có gây ra lỗi lầm gì. Trước sự cám dỗ của đồng tiền, người chồng của cô đã thực hiện hành động giết người. Bản thân anh ta đã phải trả giá bằng sự dằn vặt của lương tâm, "sống trong cảm giác chạy trốn triền miên" [Ι. 1 - Tr. 29]. Thế nhưng điều đau khổ hơn khi vợ anh ta ba lần mang thai song cả ba lần đều không thể giữ nổi những sinh linh bé nhỏ của mình. Cứ hằng đêm,

những giấc mơ kinh hoàng lại trở về với cô, nó như một ám ảnh, như một sự linh ứng.

Một phần của tài liệu YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (KHẢO SÁT QUA BA TIỂU THUYẾT) (Trang 37 -42 )

×