0
Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Con người và niềm tin vào những lực lượng siêu nhiên, tin vào những huyền thoạ

Một phần của tài liệu YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (KHẢO SÁT QUA BA TIỂU THUYẾT) (Trang 46 -49 )

những huyền thoại

Những con người ở cái xóm Giếng Chùa mà Nguyễn Khắc Trường dày công xây dựng ấy, luôn luôn tin vào những câu chuyện huyễn ảo nào là chuyện về núi Ông Bụt "...Núi Ông Bụt ngày xưa rậm um tùm, những cây

cột đình chật một vòng tay ôm là chặt từ đây. Trong núi có hổ báo, vượn trắng, trăn gió, rắn đầu vuông có mào đỏ chon chót như mào gà, và đặc biệt có nhiều ma! Nhiều người quả quyết mình đã gặp ma núi Ông Bụt. Mấy bà hàng xáo hay đi chợ sớm, bảo có lần đến gần núi Ông Bụt thấy một người đàn ông đi trước mình chi mươi bước chân, dáng đi lại ve vẩy như đàn bà, trông chậm mà không tài nào theo kịp. Gọi mãi người ấy mới quay lại, thì thấy mặt trắng như nặn bằng phấn, miệng bỗng nhe ra cười khanh khách, cười liền một hơi khôn dứt, hơi phả ra lạnh toát..." [Ι. 13 - Tr. 9]. Và người ta cứ truyền cho nhau câu ca: "Ai may được ngọc Giếng Chùa, rủi ai núi Bụt thả bùa ma trêu". Huyền thoại về lão Quềnh cũng được người dân nơi đây kể cho nhau nghe từ năm này qua năm khác. Năm lão mười bảy tuổi, lão bị ông bố phát giác trong khi đang hẹn hò với một ma nữ: "Trong quầng sáng quái đản đó, ông bố đã nhìn thấy một người con gái trắng lôm lốp từ chân tới đầu. Tóc rất dài, buông xoã, khiến khuôn mặt lấp vào trong mờ ảo, không sao nhìn rõ được. Chân đi nhẹ như lướt....Cậu cả bước thập thõm như một người mê, mặt mũi cũng hoàn toàn như người trong mộng. Bầy đom đóm cứ chao lượn theo hai bóng người..." [Ι. 13 - Tr. 10, 11].

Huyền thoại về những cái thai bị từ bỏ, bị cấm không được gia nhập thế giới con người như buộc bụng thật chặt, dùng thuốc tẩu, ngâm cồn, hay để cho chó nó tha trong Thiên thần sám hối gợi cho chúng ta một cảm giác rùng rợn, khiếp đảm. Bào thai với mẫu gốc được hiểu là mầm sống thiêng liêng do con người tạo ra, là kết quả của sự thăng hoa tuyệt mĩ của tình yêu và hạnh phúc gia đình. Chắc ta không thể quên M. Gorki với truyện ngắn

Một con người ra đời (1892), nhà văn đã miêu tả sự sinh hạ của một bà mẹ

như những gì vĩ đại nhất để "một con người ra đời" với một nụ cười hoan hỉ biết ơn. Song khi nó hành trình vào tiểu thuyết của Tạ Duy Anh thì bào thai, đó như một nghiệp chướng của con người: "một khối đỏ rực tách khỏi cơ thể

bà ta"; "nó từ từ trôi ra"; "chiếc bọc lùng thùng"...Câu chuyện về bà Phước một huyền thoại rùng người.

Toàn bộ cuốn tiểu thuyết Thân phận tình yêu của Bảo Ninh là cuộc truy tìm, ''phục sinh" quá khứ; là những hồi ức, những mộng du, những huyền thoại thần bí. Người đọc chưa thể quên được những âm thanh của tiếng đàn ghi ta cùng tiếng hát lại trở về mỗi "khi bóng tối vùi kín rừng cây trong hẻm núi thì từ đáy rừng phủ lá mục tiếng hát thì thào dâng lên, có cả tiếng đàn ghi ta hoà theo nữa hoàn toàn hư, hoàn toàn thực Năm tháng vinh

quang khổ đau bất tận...lời và giai điệu bài ca vô danh ấy giản dị và huyền bí

nên mỗi người khe ra một khúc, song không ai là không nghe thấy. Cuối cùng, sau mấy đêm lắng nghe người ta đã định vị được chỗ đất có hồn người. Trong tấm tăng bó xác, xương cốt đã hoá mùn cả, riêng cây đàn ghi ta tự tạo của người chết thì còn nguyên vẹn" [Ι. 9 - Tr. 104]. Còn nữa, huyền thoại về ngôi mộ ở thung lũng Mo Rai bên bờ sông Sa Thầy gợi một sự rùng mình ghê gớm "Nằm trong một cái túi nilông dày giống bao đựng xác của quân Mĩ nhưng trong suốt, người chiến sĩ như là vẫn còn đang thở, mắt nhắm lại ngủ say, khuôn mặt đẹp đẽ trẻ trung vẻ trang nghiêm trầm mặc, da thịt tuồng như còn ấm, bộ đồ Tô Châu thậm chí còn nguyên độ bóng và nếp là. Nhưng chỉ phút chốc cái túi đã đục trắng, mù mịt như dây khói, rồi sau đó như chói lên một đạo hào quang và một cái gì đầy vô hình đã siêu thoát. Màu trắng đục tan nhanh, cái túi xẹp xuống và trong đó bày ra trọn vẹn một bộ hài cốt màu vàng sạm" [Ι. 9 - Tr. 105). Và chưa hết, đâu đó là tiếng cười cứ ám ảnh bạn đọc ngay cả khi họ đã gấp cuốn truyện vào. Đó là tiếng cười điên rồ, sởn tóc gáy, là một chuỗi kinh khủng phát ra từ sông Sa Thầy. Chủ nhân của tiếng cười đó là Tùng hay là Quảng thì Kiên và những người trong đội đi tìm hài cốt cũng không hay rõ nữa. "Và, dường như không phải chỉ có một giọng cười. Bên dưới cái giọng khàn khàn là một giọng run run nho nhỏ nương theo" [Ι. 9 - Tr. 113]. Vậy là, dõi theo một loạt những huyền thoại, Bảo Ninh

chạm tới tận tầng vỉa của hiện thực chiến tranh, nhìn nó dưới góc độ nhân văn hơn bao giờ hết.

Một phần của tài liệu YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (KHẢO SÁT QUA BA TIỂU THUYẾT) (Trang 46 -49 )

×