cấu dư nợ qua các năm vẫn là nợ nhóm 1 với hơn 99%. Tỷ lệ các nhóm nợ khơng có biến động nhiều qua các năm. Riêng nợ nhóm 5 trong năm 2014 có sự biến động tăng hơn so với các năm khác, ở mức trên 81 tỷ do đây là thời điểm nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp kinh doanh khơng có lãi khiến cho một số khoản nợ của khách hàng khơng cịn khả năng chi trả. Tuy nhiên tỷ lệ nhóm nợ này trong tổng dư nợ vẫn luôn ở mức thấp so với quy mô dư nợ của Chi nhánh. Nếu như theo quy định của BIDV, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng phải đảm bảo ở mức < 3% tổng dư nợ, thì tỷ lệ nợ xấu của BIDV Hà Thành luôn được giữ ở mức < 1% trên tổng dư nợ. Đây là điều đáng khích lệ trong cơng tác tín dụng tại Chi nhánh, ln giữ được một cơ cấu các nhóm nợ ổn định với tỷ lệ các nhóm nợ ở mức hợp lý và an tồn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý nợ vay một cách hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
2.2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu 2013 - 2016
(đơn vị: tỷ đồng)
—♦—Nơ quá hạn
—■—Nơ xấu
(Nguồn: Số liệu phịng Kế hoạch tài chính)
Nợ q hạn, nợ xấu là hai chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng các khoản vay và tình hình trả nợ của khách hàng và công tác thu - nợ của ngân hàng,
từ đó xác định được tính hiệu quả và an tồn của đồng vốn bỏ ra cũng như những rủi ro trong hoạt động tín dụng của một ngân hàng. Ngân hàng muốn nâng cao chất lượng của hoạt động cho vay địi hỏi ngân hàng phải có biện pháp
hữu hiệu để quản lý rủi ro tín dụng thật hiệu quả. Việc cố gắng hạ thấp tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cũng đồng nghĩa với việc hạn chế rủi ro tín dụng. Chỉ số này thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng cao và ngược lại.
Qua biểu đồ trên ta thấy, tỷ l ệ nợ quá hạn và nợ xấu tại chi nhánh có sự biến động trong 4 năm qua. Cụ thể: trong năm 2014, nợ quá hạn giảm 32,5 tỷ đồng (tương ứng mức giảm 62,5% so với năm 2013), trong khi đó nợ xấu tăng 80,3 tỷ đồng. Nguyên nhân là do trong 2014, một số khoản nợ của khách hàng bị kéo nhóm 5 theo phân loại nợ của khách hàng tại Ngân
Nợ quá hạn 52. 0 19.5 42 6 2 5^
Trong năm 2015, nợ quá hạn tăng 23,1 tỷ đồng (tương ứng mức tăng 118% so với năm 2014), nợ xấu giảm 62,6 tỷ đồng (tương ứng mức giảm 75% so với năm 2014). Nguyên nhân nợ quá hạn tăng là do nợ nhóm 2 tăng 23,1 tỷ đồng (tương ứng mức tăng 118% so với năm 2014). Trong khi đó nợ xấu giảm tồn bộ do nợ nhóm 5 giảm.
Sang năm 2016, việc quản lý chặt chẽ các khoản vay của BIDV Hà Thành khiến cho cả tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu đều giảm. Trong đó nợ quá hạn giảm 40,1 tỷ đồng (tương ứng với mức giảm 94%) so với năm 2015 và nợ xấu giảm 1,3 tỷ đồng (tương ứng với mức giảm 6%) so với năm 2015.
Nguyên nhân của việc nợ xấu biến động trong thời gian vừa qua là do nền kinh tế Việt Nam vừa trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế với một loạt các tập đoàn kinh tế nhà nước làm ăn thua lỗ, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khốn đi xuống. Sản xuất kinh doanh đình trệ, hàng tồn kho tăng cao, dẫn đến khó khăn trong thanh khoản. Tình trạng các doanh nghiệp nợ lẫn nhau, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong thực hiện các cam kết trả nợ với ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh tập trung chủ yếu vào khách hàng kinh doanh trong ngành xây dựng và bất động sản. Thị trường bất động sau một thời gian phát triển nóng, tạo nên cơn sốt ảo về nhu cầu thị trường. Sau khi quả bóng bất động sản bị vỡ thì đã ảnh hưởng tới rất nhiều ngành, và ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là ngành xây dựng. Vì vậy tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng có xu hướng tăng cao là một thực tế khó tránh khỏi.
Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của BIDV Hà Thành từ năm 2013 - 2016 đều luôn ở mức rất thấp và dưới mức yêu cầu tối đa mà Ngân hàng BIDV đặt ra. Điều này có được là do ban lãnh đạo chi nhánh đã quán triệt thực hiện nghiêm, đúng đắn các bước trong quy trình tín dụng, đặc biệt chú trọng đến cơng tác thẩm định khách hàng, cùng với các chính sách nâng cao
chất lượng tín dụng như sàng lọc đối tượng khách hàng cho vay, áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro để kịp thời phát hiện ra các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro, yêu cầu các đơn vị thực hiện kiểm tốn báo cáo tài chính... Đây cũng được xem là nỗ lực của chi nhánh khi giữ được tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu vẫn ở trong tầm kiểm soát tốt.
2.2.4. Tỷ lệ nợ quá hạn theo khả năng thu hồi vốn