Tỷ lệ nợ quá hạn theo khả năng thu hồi vốn

Một phần của tài liệu 0181 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 66)

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG

2.2.4. Tỷ lệ nợ quá hạn theo khả năng thu hồi vốn

Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn theo khả năng thu hồi vốn 2013 - 2016

% NQH khơng có khả năng thu hồi 1.

7 0.5 1.1 -

Tỷ lệ 3.3

%

3 2 8 7

Dư nợ bình quân________ 4,96 8,19 10,76 13,92

Vịng quay vốn tín dụng 1.

4 0.4 ________4.8 ________' 6.6

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016

Doanh số cho vay 12,37

4 9,170 56,70 9 93,75 5 Doanh số thu nợ 6,81 3 3,05 2 51,41 8 91,76 7 Hệ số thu hồi nợ 55 % 33% ________91% ________ 98%

(Nguồn: So liệu phịng Kê hoạch tài chính)

Để phân tích sâu hơn nữa về nợ quá hạn của ngân hàng ta đi sâu phân tích về tỷ lệ nợ quá hạn theo khả năng thu hồi vốn của chi nhánh.

Qua bảng 2.14, ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi vốn của BIDV Hà Thành từ 2013 - 2016 đều ở mức cao, trên 96% tổng nợ quá hạn trở lên; riêng năm 2016, tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi vốn đạt 100% tổng số nợ quá hạn. Như vậy, có thể thấy các khoản nợ quá hạn phát sinh tại chi nhánh hầu hết chỉ mang tính chất tạm thời, thường phát sinh từ lý do khách quan từ phía khách hàng như đối tác thanh toán tiền hàng chậm, tiền đã được chuyển qua khác hệ thống ngân hàng nên có sự chậm trễ hay quá giờ giao dịch của Ngân hàng... chứ không phải từ lý do chủ quan hoặc liên quan đến thiện chí trả nợ của khách hàng. Điều này sẽ giảm thiểu rất nhiều rủi ro trong công tác quản lý nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh.

56

2.2.5. Chỉ tiêu vịng quay vốn tín dụng

Bảng 2.8: Vịng quay vốn tín dụng tại BIDV Hà Thành 2013 - 2016

(đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: Số liệu phịng Kế hoạch tài chính)

Qua bảng trên ta có thể thấy vịng quay vốn tín dụng của Chi nhánh được cải thiện dần qua các năm. Nếu như năm 2013 vịng quay vốn tín dụng của Chi nhánh đạt 1,4 vịng/năm thì sang năm 2014 là năm tình hình chất lượng tín dụng của Chi nhánh giảm sút, con số này giảm còn 0,4 vòng/năm, tức là doanh số thu nợ trong năm không bù đắp được doanh số cho vay ra, gây rủi ro xuất hiện nợ quá hạn. Tuy nhiên bắt đầu từ năm 2015, khi Ban lãnh đạo chi nhánh có những biện pháp quản lý chặt dịng tiền, đôn đốc khách hàng trả nợ, chỉ số vịng quay vốn tín dụng của Chi nhánh đã có sự thay đổi tích cực, lên 4,8 vịng/năm năm 2015 và 6,6 vòng/năm năm 2016. Đây thực sự là một chuyển biến tích cực trong cơng tác quản lý thu nợ và luân chuyển vốn của Ngân hàng, đảm bảo cho nguồn vốn của Ngân hàng được luân chuyển nhanh, ổn định, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.

2.2.6. Chất lượng cho vay thể hiện qua chỉ tiêu doanh số cho vay, hệ sốthu hồi nợ thu hồi nợ

Bảng 2.9: Doanh số cho vay, hệ số thu nợ 2013 - 2016

Thu nhập từ tín dụng 14 3 16 5 ________ 161 ________ 146 Tổng thu nhập 40 7 52 1 ________ 640 ________ 797 Tỷ lệ 35 % 32% 25% ________ 18% Qua bảng số liệu trên ta thấy:

-Doanh số cho vay năm 2013 đạt 12.374 tỷ đồng, nhưng sang năm 2014 lại giảm xuống chỉ còn 9.170 tỷ đồng, tương ứng với mức giảm 3.204 tỷ đồng và tỷ lệ giảm 26% so với năm 2013; Đồng thời doanh số thu nợ của năm 2014 cũng chỉ đạt 3.052 tỷ đồng, giảm 3.761 tỷ đồng so với năm 2013 (tương ứng tỷ lệ giảm 55%). Điều đó cho thấy ở giai đoạn này, cơng tác tín dụng của ngân hàng đang gặp khơng ít khó khăn, do nợ xấu đang có xu hướng tăng cao nên Ngân hàng thận trọng hơn trong việc cấp tín dụng cho khách hàng, nhằm nâng cao chất lượng tín dụng các khoản vay; điều này phù hợp với tình hình kinh tế của Việt Nam trong thời điểm đó. Tuy nhiên, khi bước sang năm 2015 - 2016, nền kinh tế Việt Nam có nhiều khởi sắc, các doanh nghiệp có nhiều điều kiện để vay vốn ngân hàng hơn khiến cho doanh số cho vay của BIDV Hà Thành giai đoạn này có sự tăng trưởng mạnh, tăng lên mức 56.709 tỷ đồng năm 2015 và 93.755 tỷ đồng năm 2016. Đây thực sự là một sự tăng trưởng ấn tượng khi chỉ trong 4 năm từ 2013 đến 2016, doanh số cho vay của BIDV Hà Thành đã tăng trưởng tới 658% so với thời điểm năm 2013.

-Song song với việc tăng trưởng doanh số cho vay, hệ số thu hồi nợ của Chi nhánh cũng được chú trọng kiểm soát chặt trong giai đoạn tín dụng tăng trưởng. Nếu như năm 2013 - 2014, hệ số thu hồi nợ của Chi nhánh chỉ ở mức thấp 55% (năm 2013) và 33% (năm 2014) thì sang giai đoạn năm 2015 - 2016, con số này đã tăng mạnh lên ở mức 91% và 98%. Điều đó cho thấy được hiệu quả của công tác kiểm soát thu hồi nợ, cùng với các biện pháp xử lý nợ tồn đọng là rất tốt. Trong thời gian tới, nếu Chi nhánh vẫn tiếp tục phát huy được hiệu quả của công tác thu hồi và xử lý nợ, thì chắc chắn chất lượng tín dụng của chi nhánh sẽ ngày càng được nâng cao.

2.2.7. Chất lượng cho vay thể hiện qua chỉ tiêu thu nhập từ hoạt độngtín dụng tín dụng

Bảng 2.10: Thu nhập từ hoạt động tín dụng 2013 - 2016

Bình tốt

(Nguồn: So liệu phịng Kê hoạch tài chính)

Mặc dù dư nợ tín dụng của Chi nhánh liên tục có sự tăng trưởng từ năm 2013 - 2016, tuy nhiên thu nhập từ tín dụng của Chi nhánh lại có xu hướng sụt giảm qua các năm, nếu năm 2014 thu nhập từ tín dụng của Chi nhánh đạt 165 tỷ đồng thì năm 2015 giảm cịn 161 tỷ đồng (tương ứng với mức giảm 2% so với năm trước) và năm 2016 giảm xuống còn 146 tỷ đồng (tương ứng mức giảm 9% so với năm trước). Đi kèm với việc tổng thu nhập của Chi nhánh liên tục tăng theo quy mơ qua các năm thì tỷ lệ đóng góp từ tín dụng trong tổng thu nhập của Chi nhánh liên tục giảm, từ mức 35% năm 2013, giảm xuống còn 18% năm 2016.

Như vậy, vấn đề của Chi nhánh ở đây chính là việc chi nhánh mới chỉ quan tâm đến việc gia tăng quy mơ tín dụng mà chưa gia tăng thu nhập một cách tương xứng. Với dư nợ năm 2016 của Chi nhánh đạt 14.540 tỷ đồng, thì với thu nhập trên, bình quân NIM cho một khoản vay của chi nhánh chỉ đạt ở mức 1%/năm, đây là mức thấp so với bình quân của BIDV cũng như một số các Ngân hàng khác. Điều này có thể được lý giải do BIDV Hà Thành hiện được giao đầu mối quản lý một số khách hàng là Tổng công ty, tập đồn lớn như Tập đồn Hịa Phát, Tập đoàn điện lực, Tập đoàn FPT, Tập đoàn Vingroup..., đây là những khách hàng lớn, có uy tín do đó chịu sự cạnh tranh lơi kéo rất gắt gao từ các Tổ chức tín dụng khác khiến cho Chi nhánh phải có nhứng chính sách lãi suất cho vay ưu đãi nhằm đảm bảo cạnh tranh và giữ chân những khách hàng này.

59

2.2.8. Chất lượng cho vay của Ngân hàng qua các tiêu chí đánh giá định tính

a. Thứ nhất: Mức độ hài lòng của khách hàng

Tác giả thực hiện phương pháp khảo sát thông qua bảng hỏi do người được

phỏng vấn tự điền thông tin. Đối với các đơn vị vay vốn, phiếu điều tra được gửi

đến một trong hai cán bộ chủ chốt có liên quan đến việc vay và sử dụng vốn vay là

Giám đốc hoặc Kế toán trưởng. Tổng số phiếu điều tra phát ra đến các đơn vị vay

vốn là 10 phiếu. Đối với khách hàng vay là cá nhân, phiếu điều tra được gửi đến trực tiếp cho khách hàng. Số phiếu điều tra phát ra đến các khách hàng cá nhân(Đơn vị: số khách hàng/52khách hàngcó kết quả khảo sát)

2 Việc tổ chức thực hiện các chính sáchcho vay của Chi nhánh________________ 41/52 13/52 0/52 3 Các thủ tục cho vay của Chi nhánh_______ 35/52 17/52 0/52 4 Đánh giá của các khách hàng về năng lựccán bộ cho vay_______________________ 45/52 5/52 2/52 5 Thái độ, cách ứng xử đối với khách hàngcủa các cán bộ Chi nhánh______________ 49/52 3/52 0/52 6

Việc hướng dẫn lập hô sơ cho vay, chỉnh sửa đề nghị vay vốn, các thủ tục hô sơ của cán bộ đối với khách hàng__________

40/52 11/52 1/52 7 Trình độ cơ sở vật chất, tốc độ xử lýthông tin của Chi nhánh_______________ 49/52 3/52 0/52 8 Các hoạt động marketing, quảng bá hìnhảnh của Chi nhánh ______________ 45/52 4/52 3/52 9 Tình hình xử lý các vấn đề khi phát sinhcác tranh chấp_______________________ 39/52 9/52 4/52 10 Mức độ hài lịng của khách hàng________ 46/52 6/52 0/52

Nhìn vào kết quả trên ta thấy, về cơ bản các doanh nghiệp đã hài lòng phần nào về nỗ lực thúc đẩy cho vay trên địa bàn. Đặc biệt là ở những đánh giá có nhận định “chưa tốt” là ít, trên cơ sở đó các doanh nghiệp yên tâm hoạt động trên địa bàn và phối hợp với Chi nhánh để thúc đẩy hoạt động cho vay.

Tuy nhiên, ở một số chỉ tiêu, chưa thực sự nhận được đánh giá cao của các doanh nghiệp được khảo sát. Cụ thể như sau:

- Các hoạt động marketing, quảng bá hình ảnh của Chi nhánh cịn chưa được chú trọng. Các hoạt động như khuyến mại, tặng quà... cho khách hàng chưa được quan tâm đúng mực.

- Đánh giá về năng lực cán bộ cho vay, việc hướng dẫn cách lập hồ sơ cho vay, chỉnh sửa đề nghị vay vốn, các thủ tục của một số cán bộ cịn chưa cao. Các cán bộ đơi khi cịn lúng túng trong việc xử lý thơng tin, các kiến thức về lĩnh vực của khoản vay cịn chưa được sâu, rộng gây khó khăn trong q trình thẩm định và cho vay.

- Tiến độ giải quyết các vấn đề tranh chấp hoặc khiếu nại giữ khách hàng với ngân hàng chưa được nhanh chóng hoặc khách hàng cảm thấy chưa được trả lời, đền bù một cách thỏa đáng.

b. Thứ hai: Sự đóng góp của hoạt động cho vay Ngân hàng đến quá

trình phát triển kinh tế xã hội:

BIDV là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng hiện đại và tiện ích; có mạng lưới trải khắp toàn quốc với 180 chi nhánh, 798 điểm mạng lưới, 1.822 ATM và 15.962 POS; có mạng lưới phi ngân hàng bao gồm cơng ty chứng khốn (BSC), cơng ty cho th tài chính, cơng ty bảo hiểm phi nhân thọ (BIC); có hiện diện thương mại tại nhiều nước khác như Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc. đảm bảo phục vụ tốt nhất tới mọi đối tượng có nhu cầu.

của Đảng và Chính phủ trong việc thực thi các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. BIDV ln nghiêm chỉnh chấp hành và thực thi một cách tích cực các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, đóng góp vai trị quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mơ, đi đầu thực hiện các nhóm giải pháp của Chính phủ về kiềm chế lạm phát.

Với vai trị là Chi nhánh lá cờ đầu của hệ thống, BIDV Hà Thành cũng luôn quan tâm đến công tác phát triển cộng đồng thơng qua nhiều chương trình tài trợ, an sinh xã hội như: Xây nhà tình nghĩa cho các mẹ Việt Nam anh hùng tại Hà Nội, trao quà và quần áo ấm cho trẻ em vùng cao, miền núi phía bắc, tài trợ xe ô tô cho bệnh viện đại học Y, trường đại học Bách Khoa...

2.3.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ THÀNH

2.3.1. Những kết quả đạt được về chất lượng cho vay

Thứ nhất: Nguồn vốn huy động của Chi nhánh luôn đảm bảo tăng

trưởng bền vững qua các năm, là đòn bẩy vững vàng để đáp ứng tốt nhu cầu phát triển cho vay, đảm bảo cho hoạt động cho vay phát triển bền vững và ổn định. Tỷ lệ tổng dư nợ/Tổng vốn huy động của Chi nhánh các năm gần đây đều ở mức nhỏ hơn 70%, từ đó đảm bảo yêu cầu hệ số khả năng thanh khoản của Chi nhánh trong những giai đoạn thị trường có nhiều biến động khó lường, hoặc khi thanh khoản Ngân hàng có dấu hiệu sụt giảm, HSC yêu cầu gia tăng nguồn vốn huy động. Qua đó đảm bảo cho hoạt động cho vay của Chi nhánh thơng suốt, có cơ sở để mở rộng quy mô dư nợ an tồn và bền vững, từ đó nâng cao chất lượng cho vay trong thời gian tới.

Thứ hai: Cơ cấu các khoản vay tương đối phù hợp và an tồn trong bối

cảnh tình hình kinh tế hiện nay. Tỷ trọng các khoản vay ngắn hạn từ năm 2013 đến 2015 vẫn chiếm tỷ lệ trên 50%. Riêng đến năm 2016, tỷ lệ dư nợ

trung, dài hạn tăng mạnh vượt hơn so với dư nợ ngắn hạn, tuy nhiên đây đều là các khoản đầu tư trái phiếu hoặc các khoản vay trung, dài hạn của các Tổng cơng ty, tập đồn lớn, có uy tín trên thị trường. Qua đó vừa đảm bảo duy trì ổn định, vừa mở rộng được thị phần khách hàng. Tỷ trọng cho vay khơng có TSBĐ của Chi nhánh là rất thấp chỉ chiếm dưới 1% tổng dư nợ, đây chủ yếu là khoản vay thấu chi tín chấp của cán bộ nhân viên. Bên cạnh đó tỷ trọng cho vay đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình cũng có xu hướng tăng qua các năm. Đây là nhóm khách hàng kinh doanh rất năng động và hiệu quả, do đó chất lượng cho vay của Chi nhánh cũng từng bước được nâng cao.

Thứ ba: Tỷ lệ các nhóm nợ qua các năm khơng có sự biến động lớn,

ln duy trì ở mức hợp lý và an tồn, với tỷ lệ nợ nhóm 1 ln chiếm từ 99% dư nợ trở lên. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn được khống chế ở ngưỡng dưới 1% và có xu hướng giảm dần qua các năm và đây là mức khá an toàn. So với mặt bằng chung của hệ thống ngân hàng thương mại và theo yêu cầu của BIDV thì đây là mức tương đối thấp. Tỷ lệ nợ q hạn khơng có khả năng thu hồi qua 3 năm đều ở mức thấp, và có xu hướng giảm, cho thấy sự nổ lực của Chi nhánh trong công tác thu hồi nợ và hạn chế rủi ro mất vốn.

Thứ tư: Quy mô hoạt dư nợ ngày càng được mở rộng, tốc độ tăng

trưởng doanh số cho vay và doanh số thu nợ hàng năm đều đạt mức kỳ vọng. Nhờ đó cùng với huy động vốn, nghiệp vụ cho vay ln giữ vai trị trọng tâm và chủ đạo trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Thứ năm: Vịng quay vốn tín dụng của Chi nhánh có xu hướng tăng qua

các năm, đặc biệt năm 2015 - 2016, vòng quay vốn tín dụng đã có sự cải thiện triệt để, ở mức từ 5 vịng/năm trở lên, cho thấy cơng tác thu nợ, cũng như công tác quản lý vốn vay của Chi nhánh là khá tốt. Đảm bảo an toàn đồng vốn của Ngân hàng và của khách hàng gửi tiền, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh và góp phần nâng cao chất lượng cho vay.

Thứ sáu: Bên cạnh hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay đã có

đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh của Chi nhánh. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay của Chi nhánh cũng đã đóng góp phần nào vào sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hà Nội.

Thứ bảy: Số lượng các sản phẩm cho vay ngày càng được đa dạng hóa

đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao sức cạnh tranh của Chi nhánh. Hàng tháng, hàng quý, Chi nhánh có tổ chức những buổi đào tạo, hội thảo cho nhân viên tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ, qua đó chất lượng nguồn nhân lực trong Chi nhánh đã từng bước được cải thiện.

Thứ tám: Chất lượng phục vụ và chăm sóc khách hàng ngày càng tốt.

Khách hàng ngày càng có ấn tượng tốt về Chi nhánh, điều này đã giúp Chi nhánh tạo dựng được niềm tin và qua đó duy trì và mở rộng mối quan hệ đối với khách hàng. Những điểm mà khách hàng cảm thấy hài lòng khi đến với

Một phần của tài liệu 0181 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w