Kết quả hoạt động khác tại BIDV Hà Thành 2013 2016

Một phần của tài liệu 0181 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 52 - 56)

0 0 4 Dư nợ cho vay 8,96

4 9,265 14,04 2 14,54 0 Tông dự nợ/ Vốn huy động 75% 62% 68% 62%

(Nguồn: So liệu phịng Kê hoạch tài chính)

Trong thời gian qua, nhằm đáp ứng yêu cầu của BIDV trong việc xây dựng một ngân hàng hiện đại, năng động, đa địch vụ, BIDV Hà Thành đã luôn chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, đặt ra các bộ quy tắc ứng xử, bộ tiêu chuẩn về phong cách và khơng gian giao dịch, qua đó ngày càng hồn thiện hơn cả về cơ sở vật chất và tác phong phục vụ, đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất. Vì vậy, thu nhập từ các mặt dịch vụ khác của Chi nhánh cũng ngày càng tăng qua các năm. Chỉ trong vòng 04 năm từ 2013 - 2016, tổng

43

thu các mặt hoạt động dịch vụ khác của BIDV Hà Thành đã tăng trưởng tới 45%

từ 87 tỷ đồng năm 2013 lên 127 tỷ đồng năm 2016. Trong đó, thu dịch vụ rịng tăng trưởng 35%, thu kinh doanh ngoại tệ & phái sinh tăng trưởng 121%, thu phí bảo hiểm tăng trưởng 100%...

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ THÀNH

Ngân hàng BIDV Hà Thành là một trong các chi nhánh lớn, nằm trong hệ thống các chi nhánh chủ lực của BIDV trên địa bàn TP Hà Nội, từng được vinh dự nhận danh hiệu lá cờ đầu địa bàn Hà Nội năm 2015 và danh hiệu lá cờ đầu hệ thống năm 2016.Với chức năng và nhiệm vụ mà BIDV giao cho, nhận thực được tầm quan trọng cũng như vị thế, cùng với việc nỗ lực mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh, nâng cao vị thế, BIDV Hà Thành đặt mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng là một trong các mục tiêu quan trọng hàng đầu của chi nhánh, phấn đấu hạn chế nợ quá hạn phát sinh, đồng thời kiên quyết tập trung xử lý nợ tồn đọng, không để nợ tồn đọng mới phát sinh do nguyên nhân chủ quan, từng bước lành mạnh hố tín dụng. Qua đó hoạt động tín dụng tại chi nhánh đã thu được những kết quả như sau:

2.2.1. Hiệu suất sử dụng vốn

Bảng 2.3: Tỷ lệ Tổng dư nợ/Vốn huy động tại BIDV Hà Thành

2013 - 2016.

Qua bảng số liệu, ta có thể thấy, song song với việc đảm bảo tăng trưởng cả nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay, BIDV Hà Thành cũng luôn đảm bảo tỷ lệ Tổng dư nợ/Vốn huy động ở mức khá ổn định >60%. Cụ thể, năm 2013, bình quân cứ 100 đồng vốn huy động thì có 75 đồng được sử dụng cho vay, bước sang các năm từ 2014 đến 2016, tỷ lệ này giảm xuống ở mức 100 đồng vốn huy động thì có 62 - 68 đồng được sử dụng cho vay. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do giai đoạn 2014 - 2016, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp trong nước đứng trước nguy cơ phá sản, không đủ điều kiện để được Ngân hàng cho vay khiến cho việc cho vay của BIDV cũng gặp ít nhiều khó khăn, do đó làm giảm tỷ lệ Tổng dư nợ/Vốn huy động.Tuy vậy với việc nền kinh tế ảm đạm, thậm chí nhiều ngân hàng khó có thể giải ngân do lo ngại rủi ro từ phía khách hàng hoặc từ việc thắt chặt nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước, BIDV Hà Thành vẫn đảm bảo được quy mơ tín dụng và tỷ lệ Tổng dư nợ/vốn huy động ở mức như trên đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của toàn bộ ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên của Chi nhánh.

BIDV hiện đã và đang điều hành vốn và sử dụng vốn theo phương thức tập trung thông qua công cụ “định giá điều chuyển vốn nội bộ” (viết tắt là FTP - Funds transfer pricing), qua đó thì mọi khoản vốn huy động của các Chi nhánh sẽ được chuyển tập trung (“bán”) về trung tâm vốn của BIDV, trung tâm vốn sẽ trả cho Chi nhánh một khoản “giá mua vốn nội bộ (FTP mua vốn)” phụ thuộc vào kỳ hạn của khoản huy động; phần chênh lệch giữa FTP mua vốn và lãi suất huy động trả cho khách hàng sẽ là lợi nhuận chi nhánh thu được từ khoản huy động này.

Tương tự, nếu chi nhánh có nhu cầu cung cấp một khoản vay cho khách hàng, chi nhánh sẽ phải thực hiện “mua” vốn từ trung tâm vốn và phải trả cho trung tâm vốn một khoản “giá bán vốn nội bộ (FTP bán vốn)” phụ thuộc vào kỳ hạn của khoản cho vay; phần chênh lệch giữa lãi suất cho vay thu được từ khách

TT Chỉ tiêu m 201 m 201 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 14/13 15/14 16/15 Tổng dư nợ 8,96 4 59,26 14,042 14,540 1Õ3 2 15 1Õ4 1 Theo kỳ hạn 1. Dư nợ ngắn hạn 5,02 1 4,96 8 7,95 9 6,473 99 16 0 84 2. Dư nợ trung, dài hạn 3,94

3 4,29 7 6,083 8,067 109^ ^ 14 2 133 2 Theo thành phần kinh tế Cá nhân 84 48 4 1,94 3 1,804 57 4 4 Õ4 93 Định chế tài chính 29 4 34 2^ 443 1,154 114 13 0 265 Doanh nghiệp và tổ chức 8,58 6 8,44 2 11,65 6 11,582 98 13 3 99

hàng và FTP bán vốn sẽ là lợi nhuận của chi nhánh từ khoản cho vay này.

Như vậy, việc sử dụng công cụ “định giá điều chuyển vốn nội bộ - FTP” sẽ đảm bảo cho chi nhánh ln có lợi nhuận khi thực hiện một khoản huy động và cho vay, miễn là chi nhánh đảm bảo tiết giảm được chi phí huy động đầu vào và gia tăng được lãi suất cho vay đầu ra đối với khách hàng. Việc sử dụng công cụ FTP về cơ bản sẽ làm cho tỷ lệ Tổng dư nợ/vốn huy động nói trên khơng cịn nhiều ý nghĩa trong vai trị an tồn thanh khoản của riêng Chi nhánh. Tuy vậy, nó lại đặc biệt ý nghĩa khi thanh khoản của toàn hệ thống BIDV đang gặp khó khăn, khi đó HSC BIDV sẽ thường giới hạn việc giải ngân tín dụng đối với các chi nhánh có tỷ lệ Tổng dư nợ/vốn huy động quá cao và yêu cầu phải gia tăng nguồn vốn huy động. Do đó, việc BIDV Hà Thành ln đảm bảo duy trì tỷ lệ Tổng dư nợ/vốn huy động ở mức ổn định, hợp lý qua các năm như trên đã đóng góp rất lớn vào việc đảm bảo hoạt động thông suốt của Chi nhánh.

2.2.2. Cơ cấu dư nợ cho vay

Cơ cấu cho vay cũng có ý nghĩa đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động cho vay bởi vì: một cơ cấu cho vay hợp lý, phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động và định hướng phát triển cho vay của ngành sẽ là điều kiện đảm bảo cho hoạt động cho vay của Chi nhánh phát triển một cách an toàn - hiệu quả và bền vững.

Một phần của tài liệu 0181 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w