Nâng cao hiệu suất sử dụng vốn, chuyển dịch cơ cấu dư nợ

Một phần của tài liệu 0181 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 89 - 91)

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TẠI NGÂN

3.2.1. Nâng cao hiệu suất sử dụng vốn, chuyển dịch cơ cấu dư nợ

càng hợp lý hơn.

Để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn và tạo ra một cơ cấu dư nợ hợp lý, Ngân hàng có thể mở rộng hoạt động cho vay thông qua các biện pháp sau:

Thứ nhất: Xây dựng danh mục cho vay linh hoạt, phù hợp

Để phát triển cho vay theo phương châm hiệu quả, an tồn thì chi nhánh phải định hướng được các đối tượng sẽ đầu tư, ngành nghề cần phát triển, muốn làm được điều này đòi hỏi chi nhánh trước hết phải đánh giá và phân loại mức độ rủi ro hiện tại và tương lai của các đối tượng và ngành nghề mà mình đã và sẽ đầu tư, xác định rõ đầu tư vào lĩnh vực nào sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Chẳng hạn ở thời điểm hiện tại cho vay vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ sẽ mang lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng. Tiếp đó, chi nhánh cần

phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để nắm bắt kịp thời các chính sách chủ trương đầu tư của thành phố, của Nhà nước, từ đó quyết định đầu tư vào đâu cho hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất.

Thứ hai: Chủ động đánh giá và lựa chọn khách hàng mục tiêu

Chi nhánh tìm kiếm và lựa chọn cho mình loại hình khách hàng chiến lược để phục vụ, sao cho phù hợp với thực trạng hoạt động của Chi nhánh, và phù hợp với định hướng phát triển trong thời gian tới.

Vì vậy BIDV Hà Thành cần thực hiện nghiêm túc việc xem xét, đánh giá và lựa chọn khách hàng thơng qua các tiêu chí sau:

* Theo đối tượng khách hàng:

- Khách hàng doanh nghiệp: là những doanh nghiệp có lịch sử quan hệ tín dụng tốt, có năng lực tài chính và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, đội ngũ lãnh đạo có uy tín, có năng lực quản trị và kinh nghiệm điều hành tốt.

- Khách hàng cá nhân: là khách hàng có nghề nghiệp, thu nhập ổn định, có mức sống trung bình khá (theo mức sống trung bình tại địa bàn thành phố Hà Nội), có quan hệ xã hội tốt, lịch sử bản thân và gia đình lành mạnh, có quan hệ tín dụng tốt.

* Theo quy mơ của khách hàng:

- Khách hàng doanh nghiệp: Tập trung chú trọng phát triển các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, ưu tiên tài trợ cho các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu và có sử dụng các địch vụ giá trị gia tăng của Ngân hàng. Chi nhánh cần quan tâm xem xét tài trợ vốn lưu động cho các doanh nghiệp có dịng tiền ln chuyển thường xun ổn định qua ngân hàng, có tài sản bảo đảm tốt.

- Khách hàng cá nhân: tập trung đáp ứng nhu cầu vay vốn bổ sung vốn lưu động của các cá nhân hộ gia đình là các tiểu thường kinh doanh ở các khu

chợ lớn ở địa bàn TP Hà Nội như: chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da, chợ đầu mối hoa quả Long Biên...Các cá nhân có nhu cầu vay xây sửa nhà mua ôtô, du học các nhân.

Thứ ba: Đối với khách hàng truyền thống mà chi nhánh đã ký hợp đồng

hợp tác tồn diện thì chi nhánh cần có những chính sách hợp tác đơi bên cùng có lợi, tránh việc ưu đãi lãi suất tràn lan dẫn đến hiệu quả thu được từ các khách hàng này quá thấp hoặc khơng đủ bù đắp các chi phí khác của Ngân hàng. Chỉ sử dụng mức lãi suất ưu đãi trong những trường hợp thật cần thiết, khi khách hàng đang bị cạnh tranh lôi kéo bởi các tổ chức tín dụng khác.

Một phần của tài liệu 0181 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w