Các biện pháp thường được Ngân hàng thương mại sử dụng để nâng

Một phần của tài liệu 0181 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32 - 35)

1.3. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAYCỦA NGÂN HÀNG

1.3.2. Các biện pháp thường được Ngân hàng thương mại sử dụng để nâng

và phát triển của ngân hàng. Sự yếu kém về chất lượng cho vay luôn trở thành nguy cơ gây nên sự phá sản của ngân hàng, thậm chí gây cản trở cả hệ thống ngân hàng do hiệu ứng dây chuyền.

Chính vì vậy trong hoạt động của mình, các NHTM ln lấy chất lượng cho vay làm tiêu thức quan tâm hàng đầu sau đó mới đến các tiêu chí khác. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay thể hiện qua một số điểm sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng cho vay tạo điều kiện cho các ngân hàng

đảm bảo an tồn vốn, tài sản của mình cũng như của khách hàng gửi tiền. Có như vậy thì ngân hàng mới bảo tồn và phát triển được nguồn vốn, đồng thời có đảm bảo được an tồn thì ngân hàng mới thu hút được khách hàng gửi tiền, từ đó mới có đủ vốn để phát triển hoạt động cho vay.

Thứ hai, nâng cao chất lượng cho vay thì mới nâng cao được hiệu quả

hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nếu không nâng cao chất lượng cho vay sẽ dẫn đến phát sinh các khoản nợ quá hạn hoặc các khoản nợ không thu hồi được và ngân hàng phải lấy từ nguồn dự phòng rủi ro để bù đắp cho các khoản tín dụng này. Chất lượng cho vay càng thấp thì ngân hàng càng phải trích và sử dụng nhiều dự phịng rủi ro do đó mà lợi nhuận giảm, dẫn đến hiệu quả kinh doanh sẽ giảm.

Thứ ba, nâng cao chất lượng cho vay là để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn

cho nền kinh tế và thực hiện đầy đủ chức năng, vai trò của ngân hàng thương mại. Nếu việc nâng cao chất lượng cho vay khơng được coi trọng, xuất hiện rủi ro thì sẽ dẫn đến việc luân chuyển vốn trong nền kinh tế trì trệ, từ đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.

1.3.2. Các biện pháp thường được Ngân hàng thương mại sử dụng đểnâng cao chất lượng cho vay nâng cao chất lượng cho vay

trọng đến việc đào tạo nhân tố con người và xây dựng một quy trình tín dụng chuẩn mực từ tất cả các khâu, trong đó cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng:

Để đảm bảo chất lượng cho vay được nâng cao thì địi hỏi nhiều yếu tố, trong đó con người là nhân tố trung tâm, là yếu tố quyết định sự thành bại trong quản lý vốn, tài sản của ngân hàng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì hoạt động của ngân hàng cũng càng ngày càng tinh vi và phức tạp địi hỏi cán bộ ngân hàng có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ chun mơn để lĩnh hội và ứng dụng khoa học tiên tiến. Trình độ cán bộ quản lý điều hành và cán bộ tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng. Khách hàng của ngân hàng rất đa dạng do đó trình độ cán bộ tín dụng phải cao và hiểu biết phong phú để đánh giá được một khoản cho vay.

- Nâng cao khả năng thẩm định cho vay:

Thẩm định cho vay là khâu quan trọng trong hoạt động tín dụng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng. Thẩm định đó là khâu đánh giá, dự đốn, thẩm tra về độ chính xác, an tồn và hiệu quả của một hợp đồng tín dụng. Mặc dù khơng chính xác tuyệt đối nhưng làm tốt khâu này sẽ tạo tiền đề cho việc thu hồi cả vốn và lãi đầy đủ khi khoản vay đến hạn thanh tốn. Trong q trình thẩm định u cầu phải có trình độ chun mơn và sự phán đốn linh hoạt, tuy nhiên phải tuân thủ nghiêm ngặt về hồ sơ và an tồn thơng tin.

- Ban hành sổ tay tín dụng

Sổ tay tín dụng là cuốn cẩm nang hệ thống và tổng hợp các quy định chung, các bước cơ bản mà mỗi cán bộ tín dụng cần thực hiện trong quy trình tác nghiệp. Sổ tay tín dụng được xây dựng với mục đích trở thành cơng cụ hỗ trợ quan trọng cho mỗi cán bộ tín dụng tra cứu để thực hiện phần hành cơng việc của mình một cách nhuần nhuyễn. Bên cạnh đó sổ tay tín dụng cịn đề

cập đến nội dung quản lý rủi ro tín dụng để các nhà quản lý có thể điều hành tín dụng trong khn khổ pháp lý và để kiểm sốt, loại trừ các rủi ro tín dụng đã được lường trước.

- Làm giàu thơng tin tín dụng:

Trong nền kinh tế mở thì thơng tin là một yếu tố rất quan trọng, là một kho tàng quý báu cho những ai biết cập nhật và sử dụng hiệu quả thông tin. NHTM hoạt động trong một lĩnh vực rất nhạy cảm đối với nền kinh tế và đầy tính rủi ro do đó thơng tin càng cực kỳ quan trọng. Đối với nghiệp vụ cho vay, ngân hàng thường không đủ thông tin về lợi tức tiềm ẩn và rủi ro kèm theo với dự án mà người vay định tiến hành. Việc thiếu thông tin tạo ra sự lựa chọn đối nghịch, đó là hiện tượng người vay tạo ra một kết cục không mong muốn - rủi ro không trả được nợ. Do vậy nắm bắt khơng đầy đủ chính xác về thơng tin sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cho vay.

- Xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát vốn vay

Các nhân viên phòng nghiệp vụ trực tiếp giải quyết và quản lý hồ sơ các khoản vay có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay, việc trả nợ, kiểm tra tình hình tài sản đảm bảo của khách hàng để hạn chế các rủi ro nhằm đảm bảo an toàn vốn vay. Đánh giá mức độ tín nhiệm và phân loại khách hàng, kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm để đảm bảo hoạt động cho vay ln an tồn, hiệu quả. Việc kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay phù hợp với BIDV và đặc điểm kinh doanh, sử dụng vốn của khách hàng.

- Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV được xây dựng cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để tiến hành chấm điểm, xếp loại khách hàng từ đó xây dựng các chính sách khách hàng phù hợp với từng nhóm khách hàng.

Mục tiêu của chính sách khách hàng nhằm tăng cường quan hệ, có chính sách ưu tiên về lãi suất, phí, điều kiện tài sản đảm bảo với các nhóm khách hàng xếp hạng cao và ngược lại, hạn chế quan hệ cho vay, tăng cường các biện pháp đảm bảo với các nhóm khách hàng xếp hạng thấp hơn.

Một phần của tài liệu 0181 giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w