Xưởng Quân giới TĐ 31, thôn Đồng

Một phần của tài liệu 2021111111347_31235 (Trang 67 - 72)

Ba, xã Minh Hương: Nơi ở và sản xuất, sửa chữa vũ khí của cơ quan từ năm 1948 đến năm 1949.

- Hội nghị Công thương Trung ương, thôn Kim Giao, xã Minh Hương: Ngày 30-3-1952, đánh giá những hoạt động của Bộ từ tháng 9-1951 đến tháng 3-1952, thảo luận vấn đề đấu tranh kinh tế giữa vùng tự do và vùng địch tạm chiếm.

- Nha Bưu điện Việt Nam, xóm 5, xã Phù Lưu: Nơi ở và làm việc của Nha Bưu điện Việt Nam, từ năm 1952 đến năm 1953.

- Xưởng Quân giới, thôn 3, xã Nhân Mục: Tại đây, Xưởng Quân giới đã ở và làm việc từ năm 1951 đến năm 1953.

- Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, thôn 3, xã Nhân Mục: Nơi diễn ra Hội nghị Ngân hàng Quốc gia Việt Nam từ tháng 5 đến tháng 7-1950.

- Đồi Báng Nọi, thôn 10, xã Nhân Mục: Nơi có di chỉ mộ táng niên đại vào thế kỷ XVII.

- Đồi Ngịi Bang, thơn Ngịi Bang, xã Bằng Cốc: Nơi có di chỉ khảo cổ học thuộc loại hình cư trú, có niên đại vào thế kỷ XVI-XVII.

- Thôn Trung Thành, xã Thành Long (phủ lỵ phủ Toàn Thắng): Tại đây, ngày 15-6-1945, Uỷ ban Cách mạng lâm thời phủ Toàn Thắng (nay là Ủy ban nhân dân

huyện Hàm Yên) tổ chức míttinh mừng ngày thành lập và ra mắt nhân dân.

- Địa điểm chiến thắng kilômét 24, thôn Ao Sen 1, xã Đức Ninh: Tại đây, du kích xã Đức Ninh phối hợp với bộ đội chủ lực thuộc Tiểu đoàn 718, Trung đoàn 112 đã chặn đánh địch trong chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947.

- Xưởng Qn giới J3, thơn Thái Bình, xã Thái Sơn: Tại đây, Xưởng J3 đã ở và làm việc từ năm 1946 đến năm 1947.

2. Thư viện, nhà văn hoá

Thư viện huyện hoạt động từ năm 1975 đến nay, hiện có 30.725 đầu sách và trên 300 thẻ bạn đọc/năm. Đến năm 2010 có 17/18 xã, thị trấn có nhà văn hố. VII- GIÁO DỤC

- Năm học 2013-2014, tồn huyện có: 18 trường mầm non, 27 trường tiểu học, 23 trường trung học cơ sở và 3 trường trung học phổ thơng. Đã có 12 trường đạt chuẩn quốc gia.

- Số lớp học và số học sinh của từng cấp học: Mầm non: 273 lớp với 6.814 cháu; tiểu học: 500 lớp với 9.637 học sinh; trung học cơ sở: 206 lớp với 6.287 học sinh; trung học phổ thông: 82 lớp với 2.987 học sinh.

- Số giáo viên của từng cấp học: Mầm non: 563 (biên chế 312, hợp đồng 251), tiểu học: 695, trung học cơ sở: 484, trung học phổ thơng: 187.

VIII- Y TẾ

Huyện có 1 bệnh viện đa khoa với 80 giường bệnh, 2 phòng khám đa khoa với 10 giường bệnh, 18 trạm y tế với 90 giường bệnh.

- Tồn huyện có 30 bác sĩ, 80 y sĩ, 60 y tá, nữ hộ sinh, 6 dược sĩ.

bÍ thƯ hUyỆn Ủy, ChỦ tỊCh Ủy bAn

hÀnh ChÍnh, Ủy bAn nhÂn DÂn hUyỆn QUA CÁC thỜI KỲ

Bí THư HUYệN ỦY

TT Họ, tên Chức vụ

1 Quyết Tâm

(Trần Xuân Hùng) Bí thư Ban Huyện uỷ lâm thời (3-1947 )

2 Vũ Đình Đán Bí thư Ban Huyện uỷ lâm thời (5-1947 – 1948)

3 Vũ Đình Đức

(Phi Hải) Quyền Bí thư Huyện uỷ (8-1948 – 9-1948)

4 Hồng Văn Bút

(Bút Tân) Bí thư Huyện uỷ (10-1948 – 6-1949)

5 Nguyễn Gia Hạc

(Gia Lượng) Quyền Bí thư, Bí thư Huyện uỷ (6-1949 – 6-1951)

6 Triệu Kim Dung

(Triệu Chi Năng ) Bí thư Huyện uỷ (6-1951 – 11-1953)

7 Đỗ Hữu Sửu Bí thư Huyện uỷ (6-1959 – 11-1961)

8 Nguyễn Thanh Lưu Bí thư Huyện ủy (6-1961 – 1964)

9 Vũ Hạnh Bí thư Huyện ủy (1964-1967)

10 Trương Trọng Thiệp Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ (1967-1973)

11 Trương Đức Mạnh Bí thư Huyện uỷ (1974-1982)

12 Hà Quân Bí thư Huyện uỷ (1982-1986)

13 Giàng Văn Quẩy Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Huyện ủy (1986-1988)

14 Nguyễn Trần Bắc Bí thư Huyện uỷ (1988-1991)

15 Hồng Văn Phủ Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ (1992-2000)

16 Tạ Hữu Biển Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ (2000- 2003)

17 Hứa Minh Dịch Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ (2-2004 – 11-2004)

18 Trần Ngọc Thân Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ (11-2004 – 2008)

19 Đỗ Văn Toán Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ (2008 – 5-2010 )

20 Lê Tiến Thắng Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ (5-2010 – 5-2013)

CHỦ TịCH ỦY BAN HàNH CHíNH, ỦY BAN NHâN DâN HUYệN

TT Họ, tên Chức vụ

1 Nguyễn Văn Lân Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện (10-1946 – 1949)

2 Lê Hoàn Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện (1949 – 7-1953)

3 La Ngọc Lạ Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện1

4 Cơng Mạnh Hùng Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện (1966-1970)

5 Lâm Quang Trung Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện (1970-1971)

6 Trương Đức Mạnh Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện (1971-1974)

7 Hoàng Đức Hỷ Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện (1974-1975)

8 Lâm Quang Trung Quyền Chủ tịch, Chủ tịch Ủy ban hành chính, Ủy ban nhân dân huyện (1975-1981)

9 Tướng Văn Chăn Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện (1981-1988)

10 Hoàng Văn Phủ Quyền Chủ tịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện (1988-1991)

11 Đỗ Đức Thụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện (1992-1993)

12 Đỗ Văn Hồng Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện (1993-1994)

13 Dương Đình Tiến Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện (1994-1996)

14 Tạ Hữu Biển Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện (tháng 12-1996)

15 Dương Đình Tiến Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện (1996-1997)

16 Tạ Hữu Biển Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện (1-1997 – 12-1999)

17 Giang Văn Huỳnh Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện (12-1999 - 4-2003)

18 Vũ Văn Lưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện (2-2003 – 10-2005)

19 Lê Tiến Thắng Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện (10-2005 – 5-2010)

20 Hà Phúc Phình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện (từ tháng 5-2010)

1. Hiện chưa xác định được thời gian đồng chí La Ngọc Lạ giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện.. chính huyện..

HUYỆN LÂM BÌNH1

I- ĐỊA LÝ

Huyện Lâm Bình ở vùng cao phía bắc tỉnh Tun Quang; có vị trí địa lý từ 21029’ đến 22042’ vĩ bắc, từ 104053’ đến 1050’ kinh đơng. Phía đơng giáp huyện Nà Hang (Tuyên Quang), đông bắc giáp huyện Bắc Mê (Hà Giang); tây và tây bắc giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang (Hà Giang); nam giáp huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang). Từ tỉnh lỵ Tuyên Quang đến trung tâm huyện đi theo hai tuyến:

- Tuyến 1: Dài 150 kilômét, từ tỉnh lỵ Tuyên Quang đi theo quốc lộ 2A (Tuyên Quang - Hà Giang) đến km 31 rẽ phải theo đường tỉnh 190 qua thị trấn Vĩnh Lộc (huyện Chiêm Hoá) đến huyện Nà Hang; đi tiếp 40 km đường Nà Hang - Lăng Can.

- Tuyến 2: Dài 123 km, từ tỉnh lỵ Tuyên Quang đi theo quốc lộ 2A (Tuyên Quang - Hà Giang) đến kilômét 31 rẽ phải theo đường tỉnh 190 qua thị trấn Vĩnh Lộc (huyện Chiêm Hoá) theo đường tỉnh 188, đi tiếp 55 km đường Chiêm Hóa - Lăng Can.

Địa hình huyện Lâm Bình hiểm trở, có nhiều núi đá vơi, thấp dần từ bắc xuống nam; bị chia cắt rất lớn, nhiều vùng gần như biệt lập, sự gắn kết giữa các vùng dân cư, các điểm kinh tế - xã hội hạn chế. Nằm trên vịng cung sơng Gâm, Lâm Bình có nhiều dãy núi lớn. Núi đất và núi đá xen kẽ nhau tạo thành nhiều thung lũng lớn, nhỏ. Huyện có nhiều đỉnh núi cao trên 1000 m, tập trung chủ yếu ở các xã Lăng Can, Xuân Lập, Phúc Yên, dãy núi có đỉnh cao nhất là núi Phia Choóng (thuộc địa phận xã Bình An, cao 1.229m). Đây cũng là những nơi có địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh, giao thơng khó khăn, độ che phủ của rừng cịn khá lớn, và cũng là vùng giàu tài nguyên nhất của huyện. Rừng Lâm Bình có nhiều loại gỗ, dược thảo và muông thú quý, hiếm; đó là thế mạnh kinh tế cơ bản của

huyện. Nằm ở thượng nguồn sơng Gâm, rừng có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ nguồn nước, hạn chế tác dụng của lũ, lụt đối với vùng hạ lưu.

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 78.495,51 ha; trong đó: đất nơng nghiệp: 71.214,65 ha, chiếm 90,72%; đất lâm nghiệp: 68.969,78 ha, chiếm 87,86%; đất sản xuất nông nghiệp 2.180,47 ha, chiếm 2,78%; các loại đất khác: 7.280,86 ha, chiếm 9,28%. Diện tích đất nơng nghiệp của huyện khơng lớn, thích hợp với việc phát triển cây lương thực, cây cơng nghiệp. Có thảm thực vật phong phú để phát triển chăn ni đại gia súc. Đất đai, khí hậu một vài nơi cho phép trồng các loại cây ăn quả ôn đới và phát triển nghề rừng.

Sơng, suối có tốc độ dịng chảy lớn, nhiều thác ghềnh, thường có lũ trong mùa mưa; tuy có gây một số khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, song cũng có những tiềm năng kinh tế nhất định. Đặc biệt, huyện có diện tích mặt nước lịng hồ thủy điện Tuyên Quang trên 3.500 ha, ngoài cung cấp nước phục vụ đời sống, sản xuất, sơng suối cịn có nguồn thuỷ sản khá phong phú với nhiều loại cá ngon và thuận lợi trong phát triển du lịch, là đường giao thơng quan trọng giữa các vùng, đồng thời có thể phát triển thuỷ điện nhỏ và các cơng trình thuỷ điện lớn. Nhiều thác nước tạo nên những thắng cảnh hấp dẫn.

Do ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu của huyện Lâm Bình phụ thuộc vào độ cao và đặc điểm của núi. Vùng cao trên 800 m mang sắc thái khí hậu á nhiệt đới, nhiệt độ cao nhất trong năm khoảng trên

30oC. Vùng thấp dưới 800 m mang sắc thái khí hậu á nhiệt đới, nóng, ẩm. Khí hậu trong năm chia làm 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình trong năm là 22oC, độ ẩm khơng khí khoảng 85%, lượng mưa trung bình 1.800 mm.

Nằm sâu trong nội địa, được che chắn bởi nhiều dãy núi cao, Lâm Bình hay có gió xốy, gió lốc thất thường, khơng theo chu kỳ. Mùa lạnh nhiều sương, đầu mùa hè hay có mưa đá, mùa mưa thường có các trận lũ ngắn đột ngột.

Nguồn tài nguyên chính là rừng với 68.985,15 ha, rừng có nhiều lồi cây gỗ quý: Đinh hương, trai, sến, nghiến,... và có nhiều loại thú q hiếm, trong đó có lồi voọc mũi hếch, nằm trong danh mục đỏ của thế giới cần được bảo vệ. Ngồi ra, cịn có các loại khống sản: Antimon, vàng... Trữ lượng khoáng sản khơng lớn, khó khai thác vì địa hình phức tạp, giao thơng vận tải khó khăn.

Điều kiện tự nhiên tạo cho huyện những thuận lợi để phát triển kinh tế lâm, nông nghiệp. Tuy vậy, sự phức tạp của địa hình gây khó khăn lớn cho phát triển giao thông liên lạc, xây dựng các trung tâm dân cư, kinh tế - văn hóa - xã hội. Những hiện tượng thiên nhiên đã gây tác hại đến phát triển kinh tế như lũ lụt gây hậu quả lớn vào năm 1971 và năm 1986, rét đậm, rét hại vào năm 2008... Địa hình hiểm trở, dân cư phân tán, trình độ dân trí cịn hạn chế, Lâm Bình có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự, nhưng cũng gặp nhiều khó khăn trong cơng tác xây dựng, củng cố quốc phòng, an ninh.

Một phần của tài liệu 2021111111347_31235 (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)