sử lâu đời. Thời Lý, từ năm 1074 đến năm 1083, dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh dòng họ Hà châu mục châu Vị Long, đồng
bào và các nghĩa binh Chiêm Hoá đã đứng lên đánh giặc phương Bắc, cùng đạo quân của Lý Thường Kiệt góp phần đập tan âm mưu động binh xâm lược nước ta của nhà Tống. Năm 1789, quân dân Chiêm Hoá đã cùng quân Tây Sơn chặn đánh cánh quân của Tôn Sỹ Nghị, diệt gần 3.000 tên.
Năm 1884, quân Pháp tiến đánh Tuyên Quang. Nhằm mục tiêu bóc lột thuộc địa, Pháp vừa duy trì chế độ thổ ty, phong kiến tại địa phương, vừa thiết lập một bộ máy cai trị hết sức hà khắc. Chúng chia Chiêm Hoá thành 10 tổng, 40 xã và 17 động Mán với hệ thống chức sắc như: Tri châu, Chánh tổng, Lý trưởng, Phó lý, Khán động... Về quân sự, chúng đặt ra các chức Châu đoàn, Bang tá, Tổng đoàn, Xã đoàn để chỉ huy lính địa phương và lập một loạt các đồn binh ở những vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế và quân sự như: Đầm Hồng, Phố Chinh, Đài Thị, huyện lỵ... ở vùng đồng bào Tày, Pháp duy trì và lợi dụng các thổ ty để cai trị, bóc lột nhân dân.
Trước sự bóc lột của thực dân Pháp, tháng 3-1913, tồn bộ 235 cơng nhân ở Nà Đồn (thuộc Đài Thị) đã bãi cơng địi tên chủ Đétsôven phải trả đủ lương tháng. Từ năm 1937 đến năm 1940, thông qua hoạt động của các cơ sở cách mạng trong đoàn thuyền sắt Tuyên Quang, vùng huyện lỵ, các xã dọc sơng Gâm đã ít nhiều chịu ảnh hưởng của phong trào cách mạng.
Sự ra đời của Chi bộ Mỏ Than (ngày 20-3-1940) và Ban Cán sự đảng tỉnh (tháng 10-1940) có tác động quan trọng đối với quá trình ra đời và phát triển của phong trào cách mạng tại Chiêm Hoá. Năm 1940, do ảnh hưởng trực tiếp của phong trào công nhân mỏ than, cơng nhân đồn thuyền sắt chở kẽm ở Đầm Hồng đã rải truyền đơn kêu gọi nhân dân chống địch khủng bố. Đầu năm 1941, anh em binh
lính ở Nà Đồn đấu tranh hưởng ứng cuộc binh biến Đô Lương. Đến năm 1942, đầu năm 1943, truyền đơn cách mạng đã được rải khắp châu lỵ Chiêm Hoá và các xã dọc hai bờ sông Gâm.
Tháng 9-1943, tổ B của Đội xung phong “Nam Tiến” mang tên Trần Phú, gồm các đồng chí Lê Thuỳ, Hồng Sơn (tức Trọng) đã đến được với đồng bào dân tộc Dao ở Tri Phương. Đến cuối năm 1943, đầu năm 1944, cơ sở Việt Minh đã được xây dựng ở Tri Phương, Cơng Bình, Đá Lem, Lũng Quần, Pắc Hóp (xã Linh Phú), ảnh hưởng của Việt Minh đã bám rễ trong quần chúng, gây tiếng vang lớn trong huyện. Các đội tự vệ được thành lập, sôi nổi luyện tập, trang bị vũ khí, làm nịng cốt và bảo vệ phong trào cách mạng. Đến đầu năm 1945, việc chuẩn bị khởi nghĩa ở Chiêm Hoá hết sức khẩn trương.
Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp; thực hiện chủ trương của Đảng cùng với các địa phương trong tỉnh, phong trào cách mạng ở Chiêm Hoá dâng lên mạnh mẽ. Ngày 29-3-1945, nhân dân xã Kiên Đài đã nổi dậy lật đổ chính quyền thực dân, phong kiến, thành lập chính quyền cách mạng. Vừa giải phóng xong Định Hố (tỉnh Thái Nguyên), đơn vị Cứu quốc quân do đồng chí Tạ Xn Thu, Ngũn Cơng Bình, Vũ Anh Sính (tức Vũ Phong) chỉ huy, khẩn trương tiến về Chiêm Hố, hội qn với đơn vị của đồng chí Lê Thuỳ tại Phú An (xã Kim Bình), quyết định kế hoạch giành chính quyền tại châu lỵ.
Chiều tối ngày 9-4-1945, từ thơn Phú An (xã Kim Bình), Cứu quốc quân cùng nhân dân địa phương bí mật hành quân. Mờ sáng ngày 10-4-1945, quân khởi nghĩa vượt qua sông Gâm, tiến về châu lỵ. 5 giờ sáng cùng ngày, quân ta tiến công, đồng thời kêu gọi binh lính địch ra hàng. Sau 1 giờ chiến đấu, ta hoàn toàn làm chủ châu
lỵ, thu tồn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng của địch.
Ngày 16-4-1945, đội Giải phóng qn do đồng chí Trần Kiên và Trần Hổ chỉ huy, từ Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn) xuống đánh chiếm đồn Đài Thị (xã Yên Lập), giải phóng Đầm Hồng (xã Ngọc Hội), thu tồn bộ vũ khí, chiến lợi phẩm và kho thóc, thiết lập chính quyền cách mạng. Sau khi gặp Cứu quốc quân tại châu lỵ Chiêm Hố, đội Giải phóng qn đã giải phóng các xã Xuân Quang, Hùng Mỹ, Thổ Bình. Châu Chiêm Hố được hồn tồn giải phóng.
Ngày 12-5-1945, một cuộc míttinh lớn được tổ chức tại Phố Chinh (xã Vinh Quang). Nhân dân bầu ra Uỷ ban lâm thời châu, gồm 13 đồng chí, do ơng Ma Văn Kinh làm Chủ tịch. Châu Chiêm Hoá đổi tên thành châu Khánh Thiện, đặt dưới sự lãnh đạo của phân khu Nguyễn Huệ, trụ sở tại Phố Chinh (xã Vinh Quang). Đầu tháng 6-1945, quân Nhật tiến đánh châu Khánh Thiện. Một trung đội Giải phóng qn phối hợp với du kích, tự vệ tổng Yên Lĩnh bố trí trận địa mai phục tại cầu Cả, xã Yên Nguyên, tiêu diệt hàng chục tên địch, làm bị thương nhiều tên khác.