Sau ngày đất nước thống nhất, nhân

Một phần của tài liệu 2021111111347_31235 (Trang 137 - 138)

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, thôn An Lịch, xã Đông Lợi: Nơi ở và làm

4. Sau ngày đất nước thống nhất, nhân

dân Yên Sơn bắt tay vào xây dựng, tái thiết quê hương. Năm 1979, chiến tranh bùng nổ ở biên giới phía bắc Hà Tuyên. Từ năm 1979 đến năm 1986, huyện Yên Sơn đã huy động 720 dân quân, tự vệ chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở huyện Vị Xuyên; 129.600 ngày cơng xây dựng tuyến phịng thủ của tỉnh; 880 dân quân, tự vệ với 158.300 ngày công cho huyện Xín Mần; 885 dân quân tự vệ với 159.300 ngày công cho huyện Yên Minh; 5.020 dân quân, tự vệ với 903.600 ngày công cho huyện Đồng Văn. Yên Sơn đã ủng hộ huyện Xín Mần kết nghĩa 85.000 kg gạo, 75.575 kg thóc, trên 15 tấn thực phẩm các loại, 1.301.447 đồng, góp phần cùng cả tỉnh bảo vệ vững chắc biên giới.

Từ năm 1986, Đảng bộ và nhân dân Yên Sơn bước vào thời kỳ đổi mới. Đến khi tái lập tỉnh Tuyên Quang (1991), đã cơ bản khắc phục tình trạng thiếu đói ở một số vùng nơng thơn; bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Giai đoạn 1992 - 2005, huyện tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hoá. Kinh

tế tiếp tục tăng trưởng, đặc biệt giai đoạn 2000-2005 đã có sự chuyển dịch về cơ cấu theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ nét. Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được củng cố, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được bảo đảm, khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững chắc.

Từ năm 2005 đến năm 2013, đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, huyện phát huy có hiệu quả mọi tiềm năng, nguồn lực để tăng trưởng kinh tế nhanh và vững chắc, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng: công nghiệp - nông, lâm nghiệp - dịch vụ, trọng tâm là đẩy mạnh phát triển một số ngành cơng nghiệp có lợi thế như chế biến nơng, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản, phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với thị trường. Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng và du lịch, dịch vụ, thu hút đầu tư, phát triển mạnh các thành phần kinh tế. Kinh tế của huyện tăng trưởng khá, có sự chuyển dịch về cơ cấu theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp. Đời sống văn hoá - xã hội của nhân dân từng bước được cải thiện.

Khen thưởng:

Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang:

- Cán bộ, nhân dân và các lực lượng vũ trang huyện Yên Sơn.

- Cán bộ, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Kim Quan.

- Cán bộ, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Mỹ Bằng.

Danh hiệu Anh hùng Lao động:

- Trường tiểu học Trần Phú, thị trấn Tân Bình.

Huyện n Sơn có 1.216 liệt sĩ, 770 thương binh, 222 bệnh binh.

Một phần của tài liệu 2021111111347_31235 (Trang 137 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)