cùng cả nước, Chiêm Hóa bước vào giai đoạn khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế. Ngày 15-2-1947, Chi bộ Cơng sở huyện Chiêm Hố thành lập, gồm 3 đảng viên do đồng chí Phan Thị Kim (tên thật là Dương Thị Ổn) làm Bí thư. Tiếp đó, Ban Huyện uỷ lâm thời được thành lập, đến cuối năm 1947, Ủy ban hành chính, Ủy ban kháng chiến, Huyện bộ Việt Minh, Hội Nông dân cứu quốc, Đoàn Thanh niên cứu quốc, Hội Phụ nữ cứu quốc... đã nhanh chóng được thành lập, kiện tồn.
Trong chiến dịch Việt Bắc - Thu Đơng 1947, Đảng bộ và nhân dân Chiêm Hố tích cực thực hiện “Tiêu thổ kháng chiến”.
Ngày 18-10-1947, lực lượng tự vệ Chiêm Hóa phối hợp với Trung đoàn 79 đánh địch tại Bản Heng (nay thuộc thôn Tặng Khiếc, xã Phú Bình). Ngày 1-11-1947, tiếp tục phục kích địch tại Vật Nhèo (thôn Bản Mèo, xã Ngọc Hội) trên cả đường thủy và đường bộ. Ngày 5-11-1947, du kích hai xã Yên Nguyên và Hoà Phú chặn đánh địch từ chân đèo Gà về phía Tuyên Quang đến Cầu Cả, gây cho chúng những tổn thất nặng nề.
Từ năm 1951 đến năm 1952, Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Chính phủ, các nhân sĩ trí thức yêu nước, các cơ quan của Chính phủ, Trung ương Đảng di chuyển lên Chiêm Hoá. Nhiều sự kiện lịch sử lớn lao, có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến đã diễn ra tại đây, khẳng định vai trị thủ đơ kháng chiến của huyện trong một giai đoạn lịch sử.
Từ ngày 11 đến ngày 19-2-1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng tiến hành tại thôn Phú An, xã Kim Bình (xã Vinh Quang cũ). Tại Đại hội này, Đảng đã quyết định ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.
Cũng tại địa điểm này đã diễn ra Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh - Liên Việt (ngày 3-3-1951); Đại hội Liên minh Việt - Miên - Lào (ngày 11-3-1951); Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất (từ ngày 1 đến ngày 5-3-1952).
Đồng bào Chiêm Hóa góp hàng nghìn ngày cơng khai thác, vận chuyển vật liệu, máy móc, làm đường, đào hầm...; cung cấp lương thực, thực phẩm, bảo vệ an toàn tuyệt đối các đại hội, hội nghị lớn của Đảng, Chính phủ; đồng thời, đẩy mạnh sản xuất, xây dựng nền kinh tế kháng chiến. Huyện phát động phong trào “Mùa đơng binh sĩ” góp áo ấm, chăn sui cho bộ đội; nhận đỡ
đầu 2 trung đội và 1 tiểu đội bộ đội địa phương. Riêng trong năm 1950, huyện đã có 108 thanh niên nhập ngũ. Sáu tháng đầu năm 1953, huyện đã huy động được 1.493 người đi dân công... Các đợt huy động dân công tiền tuyến năm 1954 thường xuyên đạt 90% so với kế hoạch tỉnh giao, riêng chiến dịch Điện Biên Phủ huy động được trên 1.000 người, thực phẩm cung cấp cho tiền tuyến vượt kế hoạch 15%, cung cấp trâu vượt mức 1.800 kg...