Đảng bộ, chính quyền nhân dân các dân tộc Chiêm Hóa tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, tích cực xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội địa phương, cải thiện đời sống nhân dân, trực tiếp chi viện cho các huyện tuyến trước trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc.
Trong hai đợt tuyển quân năm 1979, tồn huyện có 813 người nhập ngũ. Huy động 3.500 dân quân tự vệ đi xây dựng phòng tuyến biên giới, 2.334 người đi phục vụ chiến đấu với 75.000 công. Tại công trường làm đường Bắc Mê, dân công của huyện hoàn thành kế hoạch trước thời hạn 4 tháng, tiết kiệm cho Nhà nước 60 tấn lương thực, 1 tấn mìn, 3.000 mét dây cháy chậm, 2.000 kíp nổ. Mặt trận Tổ quốc huyện cùng các đoàn thể vận động nhân dân ủng hộ biên giới 10.628 đồng, 10.509 kg thóc, 17 con trâu, 420 kg măng khô, 273 kg đỗ,... Giữa năm 1983, nhân dân đã đóng góp 104 con trâu, 476.000 đồng, 102 tấn thóc góp phần xây dựng phịng tuyến biên giới. Năm 1984, năm huy động cao nhất cho tiền tuyến, huyện cử một tiểu đoàn dự bị bộ đội địa phương lên trực tiếp tham gia và phục vụ chiến đấu ở huyện Mèo Vạc. Từ năm 1982 đến năm 1985, bổ sung 300 thanh niên vào lực lượng vũ trang, tăng cường cho huyện Mèo Vạc 40 cán bộ.
Từ năm 1986, Chiêm Hoá bước vào giai đoạn đầu thực hiện đổi mới. Huyện xác định cơ cấu kinh tế: nông - lâm - công nghiệp, chế biến và dịch vụ; thực hiện ba chương trình kinh tế lớn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Đến năm 1991, khi tái lập tỉnh Tuyên Quang, huyện cơ bản thoát
ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Từ năm 1991 đến năm 2005, huyện tiếp tục công cuộc đổi mới, tập trung phát triển kinh tế nông - lâm - công nghiệp, dịch vụ. Trong 5 năm (2001-2005), thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung; đẩy mạnh cơ giới hố trong nơng nghiệp, nơng thôn, tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, cơ sở hạ tầng được nâng cấp. Duy trì thành quả phổ cập tiểu học, hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, tích cực thực hiện phổ cập giáo dục trung học. Thực hiện tốt công tác xố đói, giảm nghèo. Đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các tệ nạn xã hội. Quốc phòng an ninh được củng cố, giữ vững, bảo đảm ổn định về chính trị.
Từ năm 2005 đến năm 2013, thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiềm năng và thế mạnh của huyện được khai thác, phát huy có hiệu quả. Trong nơng, lâm nghiệp, tập trung đẩy mạnh phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, tạo vùng sản xuất hàng hoá tập trung; phát triển chăn nuôi, làm tốt công tác quản lý bảo vệ và trồng rừng. Phát triển cơng nghiệp điện, khai khống, chế biến lâm sản; khuyến khích phát triển nghề thủ công mỹ nghệ, xây dựng kết cấu hạ tầng. Tăng cường quảng bá, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các điểm du lịch sinh thái. Sự nghiệp giáo dục đào
tạo, y tế, văn hố có bước phát triển; các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết kịp thời, thực hiện tốt chương trình giảm nghèo, chính sách an sinh xã hội.
Khen thưởng:
Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân:
- Cán bộ, nhân dân và các lực lượng vũ trang huyện Chiêm Hoá.
- Cán bộ, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Kim Bình.
- Cán bộ, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Yên Nguyên.
- Cán bộ, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Kiên Đài.
- Cán bộ, chiến sĩ Công an huyện.
Danh hiệu Anh hùng Lao động:
- Đồng chí Bàn Hồng Tiên, xã Yên Nguyên.
- Cán bộ và nhân dân xã Yên Nguyên.
Huân, Huy chương:
- 1 Huân chương Lao động hạng Nhất; 2 Huân chương Lao động hạng Ba; 2 Huân chương Quân công hạng Ba; 15 Bằng khen cấp Bộ; 26 Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh; 1 Cờ luân lưu của Chính phủ; 7 Cờ thi đua xuất sắc cấp Bộ; 5 Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh; 10 Cờ danh hiệu đơn vị quyết thắng... cho các tập thể và cá nhân.
Tồn huyện có 3 lão thành cách mạng, 41 cán bộ tiền khởi nghĩa, 734 liệt sĩ, 350 thương binh và 165 bệnh binh.
Bà Mẹ VIệT NAM ANH HùNG
Họ và tên Năm sinh Dân tộc Quê quán
1. Nguyễn Thị Huyên 1931 Tày Thị trấn Vĩnh Lộc
2. Ma Thị Vần 1901 Tày Xã Xuân Quang
3. Triệu Thị Anh 1905 Hoa Thị trấn Vĩnh Lộc
4. Hoàng Thị Nhất 1912 Tày Xã Hoà Phú
5. Lục Thị Tường 1919 Tày Xã Hoà An
V- KINH TẾ
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Chiêm Hóa lần thứ XX, nhiệm kỳ 2010-2015 xác định cơ cấu kinh tế của huyện đến năm 2015: Công nghiệp - xây dựng, nông - lâm nghiệp, dịch vụ.