II- DỰNG ĐẶT CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
2. Thời Pháp thuộc (1884 1945)
Thời Pháp thuộc, huyện Hàm Yên (phủ Yên Bình) thuộc Tiểu quân khu Tuyên Quang (Đạo quan binh 3).
Từ ngày 11-4-1900, Tồn quyền Đơng Dương ra nghị định thành lập lại tỉnh Tuyên Quang, địa bàn gồm phủ Yên Bình, hai huyện Hàm Yên, Sơn Dương và châu Chiêm Hóa.
Ngày 6-1-1903, Thống sứ Bắc Kỳ ra nghị định: Làng Phù Hiên và các thôn người Mán của tổng Đại Thân, tỉnh Hưng Hóa ở tả ngạn Sơng Chảy, giữa sông này và địa giới tỉnh Tuyên Quang được sáp nhập vào tổng Điền Sơn, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang1.
Ngày 15-12-1909, Quyền Thống sứ Bắc Kỳ ra quyết định: Làng Lương Cải, tổng Bình Ca, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang được phép tách thành 2 làng riêng biệt lấy tên là Lương Cải và Tình Quang.
Làng Lương Cải: 7 người đăng ký, 1 người được miễn; ruộng loại 3 gồm 25 mẫu; đất loại 3 gồm 13 mẫu, đất loại 4 gồm 20 mẫu. Làng Tình Quang: 6 người đăng ký, 1 người không đăng ký, 2 người được miễn; ruộng loại 3 gồm 15 mẫu; đất loại 3 gồm 7 mẫu, đất loại 4 gồm 10 mẫu2.
Ngày 29-8-1916, Thống sứ Bắc Kỳ ra nghị định, kể từ ngày 1-1-1917 thành lập tại tỉnh Tuyên Quang một huyện mới là huyện Yên Sơn3, bao gồm các tổng: Sơn Đơ, n Lĩnh, Bình Ca, Thường Túc, Lang Quán, Trung Môn, Đồng Yên, Điền Sơn (nguyên thuộc huyện Hàm Yên) và tổng Kim Quan (nguyên thuộc châu Sơn Dương). Huyện Hàm Yên chỉ còn lại 2 tổng cũ là Hùng Dị và Yên Lũng.
Theo Địa danh và tài liệu lưu trữ về làng
xã Bắc Kỳ4 và Danh mục các làng xã Bắc Kỳ
của Ngô Vi Liễn5, năm 1927, huyện Hàm Yên có 4 tổng, gồm 29 xã: