Ngày 11-3-1945, phátxít Nhật chiếm

Một phần của tài liệu 2021111111347_31235 (Trang 60 - 61)

II- DỰNG ĐẶT CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

2. Ngày 11-3-1945, phátxít Nhật chiếm

đóng Hàm Yên. Ngày 15-5-1945, tại xóm Pom Chãng, xã Minh Hương (tổng Phù Loan) diễn ra lễ thành lập đại đội Giải phóng quân đầu tiên ở Tuyên Quang. Đầu tháng 6-1945, phủ Toàn Thắng ra đời, gồm phần lớn châu Hàm Yên và các xã Vĩnh Tuy (Bắc Quang - Hà Giang), Thắng Quân (Yên Sơn), n Ngun (Chiêm Hố), Bình Mục, Chợ Ngọc (Yên Bình - Yên Bái). Uỷ ban lâm thời của phủ được thành lập.

Trong tháng 5 và tháng 6-1945, quân và dân Hàm Yên đã phối hợp đập tan 2 cuộc hành quân của địch tại Chợ Bợ (thuộc xã Bình Xa) và Cầu Cả (xã Yên Nguyên). Ngày 15-8-1945, lực lượng khởi nghĩa do Ban phủ Toàn Thắng chỉ huy đã tiến vào giải phóng châu lỵ Hàm Yên. Ngày 22-8-1945, một cuộc mít tinh lớn được tổ chức ngay trên phủ đường của đồn Bắc Mục. Thay mặt Uỷ ban lâm thời phủ Tồn Thắng, đồng chí Hồng Xn đã tun bố xố bỏ chính quyền của phátxít Nhật và tay sai. Cuộc khởi nghĩa tháng 8-1945 ở Hàm Yên đã kết thúc thắng lợi.

Tháng 3-1946, Chi bộ Công sở - chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của Hàm Yên ra đời, đánh dấu bước phát triển của phong trào cách mạng địa phương.

Trong kháng chiến chống Pháp, Đảng bộ và nhân dân Hàm Yên đã giúp đỡ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các cơ quan trung ương, cơ sở kháng chiến đóng quân ở huyện: Xưởng sửa chữa điện đài của Bộ Nội vụ, Xí nghiệp TK 75, Xưởng qn giới Ngơ Gia Khảm ở Minh Hương, Cục quân giới, Ngân hàng Trung ương ở Trái Cáy - Nhân Mục, Binh đoàn pháo 351 ở Nhân Mục, Bằng Cốc, Thành Long, cơ quan lãnh đạo của tỉnh Sơn La... Đồng thời, xây dựng lực lượng, sẵn sàng đánh địch để bảo vệ hành lang giao thông kháng chiến. Ngày 23-10-1947, tại kilômét 27 (đường Tuyên Quang - Hà Giang), quân dân Hàm Yên chặn đánh cuộc hành quân của Pháp từ Tuyên Quang lên Chiêm Hoá. Ngày 9 - 11-11-1947, tập kích và đánh chặn cuộc rút chạy của địch từ Chiêm Hoá về Tuyên Quang tại kilơmét 24, tiêu diệt sinh lực địch.

Làm trịn sứ mệnh hậu phương căn cứ địa, trong 3 tháng đầu năm 1950, huyện huy động 2.520 người đi dân cơng; năm 1951 có 6.390 lượt người, đóng góp 142.510

cơng các loại; năm 1952, 4.802 lượt người. Năm 1953, cung cấp cho mặt trận 85 con trâu, 73 con lợn. Chỉ riêng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, huyện đã xay giã 250 tấn thóc, cung cấp 20 tấn thịt, thường xuyên có 600 dân cơng tại mặt trận, hàng nghìn người sửa chữa cầu đường và vận chuyển hàng nghìn tấn lương thực, thực phẩm ra tiền tuyến.

Một phần của tài liệu 2021111111347_31235 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)