Từ sau ngày đất nước thống nhất,

Một phần của tài liệu 2021111111347_31235 (Trang 107 - 109)

- Thành lập thị trấn nông trường Tân

4. Từ sau ngày đất nước thống nhất,

quân dân Sơn Dương bắt tay vào công cuộc khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tháng 2-1979, cuộc chiến tranh biên giới bùng nổ. Trong các năm 1979-1985, huyện đã đóng góp hàng nghìn lượt người với 417.000 ngày công phục vụ chiến đấu và làm đường giao thông biên giới, 150 cán bộ được tăng cường cho huyện Đồng Văn kết nghĩa. Các đồn thể quần chúng qun góp ủng hộ tuyến trước 1,4 triệu đồng, 564 tấn lương thực, 25 tấn lợn, 3 vạn tàu cọ, 440 phản nằm, tiếp đón, giúp đỡ hàng nghìn đồng bào từ tuyến trước chuyển về. Vừa dốc sức chi viện cho tiền tuyến, đảng bộ, chính quyền và nhân

dân các dân tộc trong huyện vừa tích cực đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa, từng bước cải thiện đời sống.

Từ năm 1986, bước vào công cuộc đổi mới, nhân dân các dân tộc Sơn Dương đã vượt qua mọi khó khăn thử thách, chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, tập trung thực hiện ba chương trình kinh tế lớn: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, ổn định thị trường. Đến khi tái lập tỉnh (1991), tình hình kinh tế - xã hội của huyện đã có chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

Đến năm 2005, kinh tế tăng trưởng khá và có sự chuyển dịch về cơ cấu theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ thương mại, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Giai đoạn 2005-2010, huyện đã khai thác và phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, tạo sự chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.

Khen thưởng:

Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân:

- Cán bộ, nhân dân và các lực lượng vũ trang huyện Sơn Dương.

- Cán bộ, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Tân Trào.

- Cán bộ, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Minh Thanh.

- Đồng chí Lương Sơn Tuyết - tổ nhân dân Kỳ Lâm, thị trấn Sơn Dương.

- Đồng chí Phạm Đình Chiến - thơn Đơng Ninh, xã Đơng Thọ.

Huân, Huy chương:

1 Huân chương Lao động hạng Nhì, 764 Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, 1.586 Huân chương Kháng chiến hạng

Nhì, 2.365 Huân chương Kháng chiến hạng Ba, 1.488 Huy chương Kháng chiến hạng Nhất, 930 Huy chương Kháng chiến hạng Nhì... cho các tập thể và cá nhân.

Huyện có 130 liệt sĩ; 966 thương binh, bệnh binh.

V- KINH TẾ

Đến năm 2013, cơ cấu kinh tế của huyện: công nghiệp, xây dựng - nông, lâm nghiệp - dịch vụ. Thu nhập bình quân đầu người 12,24 triệu đồng/năm.

1. Những ngành nghề chính

Nguồn thu nhập của huyện chủ yếu từ công nghiệp và nông, lâm nghiệp.

Đến năm 2013, trong cơ cấu kinh tế của huyện, công nghiệp và xây dựng chiếm 38,2%; giá trị sản xuất công nghiệp của huyện đạt 601,07 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm, tăng 12,2% so với năm 2012; trong đó, một số sản phẩm chủ yếu như: điện thương phẩm đạt 97,2% kế hoạch; bột Fenspat nghiền đạt 100,4%; đường kính đạt 87,4%; chè chế biến các loại đạt 101%; gạch xây các loại đạt 105,6%; nước máy tiêu thụ đạt 100%; bột barít nghiền

đạt 57,9%; bột giấy đạt 100%; thiếc thỏi đạt 50,8% kế hoạch năm.

Nông, lâm nghiệp: Đất nông nghiệp 22.211 ha, chủ yếu trồng cây lương thực như lúa, ngô, khoai, sắn...; cây công nghiệp như chè, mía...; chăn ni bị sữa và các

loại gia súc, gia cầm. Đất lâm nghiệp: 45.222,34 ha.

2. Những thế mạnh

1- Công nghiệp

Khai thác và chế biến quặng thiếc, quặng volfram, Fenspat, barít; khai thác đá, sỏi, cát, sản xuất gạch đất sét nung, vôi bột...; chế biến giấy, bột giấy, chè, đường kính, sản xuất phân vi sinh và các ngành tiểu thủ cơng nghiệp khác.

2- Lâm nghiệp

Diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 37.311 ha. Trong đó: rừng trồng là 20.320 ha, chiếm 54,5 % diện tích đất rừng; rừng tự nhiên là 16.991 ha, chiếm 45,5 % diện tích đất rừng. Nguồn tài nguyên động, thực vật rừng đa dạng, phong phú và có tính đa dạng sinh học cao. Điều kiện thời tiết, khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loài động, thực vật rừng Bà Mẹ VIệT NAM ANH HùNG

Tt Họ và tên Năm sinh Dân tộc Quê quán

1 Đặng Thị Khoai 1929 Kinh Xã Phúc Ứng

2 Phùng Thị Mậy 1928 Nùng Xã Phúc Ứng

3 La Thị Thục 1915 Kinh Xã Phúc Ứng

4 Cao Thị Tường 1928 - Xã Thiện Kế

5 Nguyễn Thị Cố 1910 - Xã Lâm Xuyên

6 Hà Thị Lão 1919 - Xã Lâm Xuyên

7 Vi Thị Sửu 1948 Tày Xã Tân Trào

8 Vũ Thị Đoài 1893 Kinh Xã Cấp Tiên

9 Nguyễn Thị Khuyên 1900 - Xã Hào Phú

10 Nguyễn Thị Tuế 1901 - Xã Hào Phú

11 Đặng Thị Mòn 1913 Cao Lan Xã Văn Phú

khác nhau. Rừng khu vực Vườn quốc gia Tam Đảo, Khu Di tích lịch sử Tân Trào có tiềm năng về tham quan di tích, du lịch sinh thái kết hợp với bảo tồn thiên nhiên.

3- Du lịch

Sơn Dương có tiềm năng lớn về phát triển du lịch lịch sử - sinh thái. Huyện có 4 cụm di tích chính: cụm di tích Tân Trào; cụm di tích Bác Tơn, Ban Thường trực Quốc hội, Mặt trận Liên Việt ở xã Trung Yên; cụm di tích Chủ tịch phủ, Thủ tướng phủ tại thơn Lập Binh, xã Bình n; cụm di tích Nha Cơng an và các bộ, ngành ở xã Minh Thanh.

Hàng năm có trên 100.000 lượt khách đến tham quan Khu di tích lịch sử Tân Trào - ATK. Ngồi ra, có thể đầu tư phát triển dịch vụ, du lịch tại thác Đát, xã Hợp Hồ; thác Cao Ngỗi, xã Đơng Lợi.

3. Một số kết quả về kinh tế

1- Nông, lâm nghiệp

Nông nghiệp:

Tổng sản lượng lương thực của huyện năm 2013 đạt 85.593 tấn, đạt 100,9% kế hoạch, bằng 100,5% so với năm 2012; trong đó, thóc đạt 69.703 tấn; ngơ đạt 15.890 tấn; sản lượng cây lạc 1.655 tấn, đạt 79,7% kế hoạch; cây đậu tương 596,4 tấn, đạt 36,8% kế hoạch. Tiếp tục chỉ đạo chăm sóc diện tích mía theo quy hoạch 4.393 ha; trồng mới, trồng lại 847 ha mía, đạt 105,9% kế hoạch. Năm 2013 đã chỉ đạo trồng rừng được 2.030,9 ha, đạt 104,1% kế hoạch (trong đó: trồng rừng tập trung 1.930 ha, trồng cây phân tán 101 ha); trong năm đã thực hiện đấu giá và thu hồi vốn rừng chất lượng kém trên địa bàn 22 xã với tổng diện tích 908,15 ha, với sản lượng 58.149,36 m3. Những vật ni truyền thống: Đàn trâu có 18.798 con, đàn bị có 5.894 con, đàn lợn có 145.431 con, gia cầm có 1.231.000 con. Diện tích ni trồng thủy sản trên 819 ha.

Đang nuôi trồng thử nghiệm một số vật nuôi mới, như: gà Ai Cập (xã Đại Phú, Lâm Xuyên, Thượng Ấm...); nhím (Lương Thiện, Thanh Phát, Đông Lợi...); lợn rừng (Trung Yên, Thiện Kế...).

Lâm nghiệp: Tổng diện tích đất trồng

cây lâm nghiệp là 30.364 ha. Đẩy mạnh phong trào trồng rừng để cung cấp nguyên liệu chế biến gắn với tăng độ che phủ rừng; khai thác gỗ nguyên liệu từ rừng trồng quốc doanh và hộ gia đình hợp lý; tăng cường các biện pháp bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có và tiếp tục khoanh ni tái sinh rừng. Hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình. Độ che phủ của rừng tăng đều qua các năm, hiện nay đạt 55%.

2- Công nghiệp, thủ công nghiệp

Công nghiệp: Giá trị sản xuất công

nghiệp năm 2010 đạt trên 500 tỷ đồng. Các doanh nghiệp Công ty cổ phần Chè Tân Trào, Công ty cổ phần mía đường Sơn Dương, các đơn vị khai thác chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng... nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Hình thành các cụm, điểm công nghiệp tại thị trấn Sơn Dương, Phúc Ứng, Vĩnh Lợi, Hào Phú... các nhà máy lớn như nhà máy giấy và bột giấy An Hòa, các nhà máy chế biến Ba rít, cao lanh Fenspat, thiếc...

Thủ cơng nghiệp: Gị hàn, may, làm

đậu, bún, nghề thêu, dệt thổ cẩm ở các xã Tân Trào, Đại Phú, Minh Thanh... Nghề đan lát mây, tre, nứa ở Thiện Kế, Sơn Nam, Hồng Lạc...

Những ngành nghề mới phát triển: Sản

xuất cửa hoa, cửa sắt, tráng gương, cắt kính ở các xã Sơn Nam, Hồng Lạc, Tân Trào và thị trấn Sơn Dương... Sản xuất gạch ở các xã Quyết Thắng, Tú Thịnh, Sơn Nam, Hồng Lạc, Văn Phú và thị trấn Sơn Dương,...

Một phần của tài liệu 2021111111347_31235 (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)