- Thành lập thị trấn nông trường Tân
1. Trong suốt lịch sử hình thành và
phát triển, nhân dân các dân tộc Sơn Dương luôn sát cánh cùng nhân dân cả nước chiến đấu chống giặc ngoại xâm, đấu tranh chống áp bức, bóc lột. Từ năm 1884, Sơn Dương bị đặt dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, huyện lỵ đặt tại Thiện Kế. Ở thượng huyện, chúng lập ra đồn điền Đăng Châu để khống chế đường Tuyên Quang - Thái Nguyên, kiểm soát vùng trung huyện và con đường Đăng Châu - Vĩnh Yên; vùng hạ huyện và đường thuỷ sông Lô bị khống chế bởi đồn điền Roayđơba.
Cuối thế kỷ XIX, nhân dân Sơn Dương đã đứng trong hàng ngũ nghĩa quân Lưu Vĩnh Phúc, Hoàng Hoa Thám. Những năm 20 của thế kỷ XX, nhân dân các xã Lâm Xuyên, Hào Phú, Hồng Lạc, Tân Trào... liên tục nổi dậy chống lại các hành động lấn chiếm ruộng đất và chế độ bóc lột dã man của thực dân Pháp và tay sai.
Năm 1941, một bộ phận của Cứu quốc quân do đồng chí Nguyễn Cao Đàm chỉ huy đã đến vùng xung quanh núi Hồng thuộc 4 huyện Đại Từ, Định Hoá (Thái
Nguyên), Sơn Dương, Yên Sơn (Tuyên Quang) và lấy thôn Khuôn Trạn, xã Lương Thiện, huyện Sơn Dương để xây dựng căn cứ. Sau hơn 2 năm liên tục xây dựng, tăng cường cán bộ lãnh đạo, đến cuối năm 1943, các cơ sở Việt Minh đã nối liền một dải cánh cung: Trúc Khê, Phượng Liễn, Lũng Tẩu, Khuổi Kịch, Ngịi Nho, Khn Đào, Ao Búc... Các cơ sở được tổ chức vững chắc, có hệ thống trong các vùng đồng bào dân tộc Dao, Tày, Nùng,...
Ngày 25-2-1944, Trung đội Cứu quốc quân III1 được thành lập ở Khuổi Kịch (Tân Trào) góp phần thúc đẩy phong trào của huyện, chuẩn bị vũ trang, tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Dưới sự lãnh đạo của phân khu Nguyễn Huệ, đến giữa năm 1944, phong trào cách mạng ở địa phương đã có bước tiến mới. Tại các thôn Khuôn Trạn, Khuổi Kịch, Khuôn Đào, Ao Búc, Thanh La, Khn Trút..., tồn dân đều tham gia Việt Minh. Mọi việc trong thơn xóm đều do Việt Minh giải quyết.
Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp. Đêm 10-3-1945, dưới sự lãnh đạo của đồng chí Tạ Xuân Thu, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại xã Thanh La đã toàn thắng. Cùng ngày, lực lượng tự vệ xã Hợp Thành và xã Kháng Nhật đã phối hợp với bộ phận Cứu quốc quân đang hoạt động ở Đại Từ, phục kích tốn qn Pháp bị Nhật đánh chạy từ Thái Nguyên sang Tuyên Quang tại đèo Khế, tiêu diệt một số tên, thu 30 súng.
Đêm 12-3-1945, quân ta bao vây đồn Đăng Châu, sau 3 ngày chiến đấu, ta đã giành thắng lợi. Ngày 16-3-1945, một cuộc míttinh lớn được tổ chức tại đình Thanh 1. Đơn vị Cứu quốc quân thành lập tại Sơn Dương là đệ tam, còn đơn vị thành lập ở Tràng Xá (Võ Nhai) là đệ nhị, đơn vị thành lập tại Bắc Sơn là đệ nhất Cứu quốc quân.
La. Châu Tự Do chính thức được thành lập. Ban châu Tự Do, chính quyền mới cấp châu đầu tiên ở Sơn Dương ra đời1 đã ghi dấu mốc quan trọng trong lịch sử đấu tranh cách mạng của huyện Sơn Dương.
Đến đầu tháng 5-1945, toàn bộ vùng hạ huyện Sơn Dương được giải phóng và thành lập chính quyền cách mạng ở các xã. Ngày 15-5-1945, tại Đồng Khuôn (Phú Lương) đã thành lập châu Kháng Địch gồm trung, hạ huyện Sơn Dương và một phần các huyện Đoan Hùng, Phù Ninh (Phú Thọ), Lập Thạch (Vĩnh Phúc).
Tháng 5-1945, Tân Trào (Sơn Dương) vinh dự được chọn làm địa điểm để Trung ương Đảng và lãnh tụ Nguyễn ái Quốc trực tiếp lãnh đạo cao trào cách mạng cả nước. Xuất phát từ Cao Bằng, ngày 21-5- 1945, lãnh tụ Nguyễn ái Quốc về đến Tân Trào, Người ra chỉ thị thành lập Khu giải phóng (gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang và một số vùng lân cận thuộc các tỉnh Bắc Giang, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Yên Bái). Tân Trào - Sơn Dương là Thủ đơ của Khu giải phóng.
Tại Tân Trào, ngày 13-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp đã quyết định tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc. Ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc dân được triệu tập. Từ Tân Trào, đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy một đơn vị Giải phóng quân tiến về giải phóng Thái Nguyên, sau đó tiến về Hà Nội. Ngày 22-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Tân Trào về Thủ đô Hà Nội.
2. Cách mạng Tháng Tám thành công,
tháng 3-1946, hai châu Tự Do và Kháng
Địch sáp nhập thành huyện Sơn Dương; tháng 5-1946, Chi bộ Đảng Sơn Dương được thành lập gồm 5 đảng viên, do đồng chí Chu Quý Lương làm Bí thư.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, một lần nữa Sơn Dương lại trở thành căn cứ địa của cách mạng Việt Nam. Ngày 2-4-1947, Bác Hồ về làng Sảo (xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương). Cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước và hầu hết các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ đều ở, làm việc tại Sơn Dương trong suốt cuộc kháng chiến.
Tháng 1-1947, Đảng bộ huyện Sơn Dương được thành lập, đồng chí Chu Quý Lương làm Bí thư. Cuối năm 1947, thực dân Pháp tấn công Việt Bắc. Ngày 3-11- 1947, quân và dân Sơn Dương đập tan âm mưu của Pháp nhằm thọc sâu vào Sơn Dương, diệt hơn 100 tên, buộc địch phải rút lui, huỷ bỏ kế hoạch hành quân. Ngày 2-12-1947, ta phục kích địch tại Bắc Lũng2 chân đèo Khế, diệt gần 30 tên. Cùng với nhiệm vụ chiến đấu, bảo vệ an toàn tuyệt đối cho Bác Hồ, các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, tồn huyện đã đóng góp hơn 10.000 ngày cơng phục vụ chiến đấu, chăm sóc thương, bệnh binh, tiếp tế cho bộ đội...
Là trung tâm căn cứ địa Việt Bắc, trong suốt giai đoạn 1947-1954, quân và dân Sơn Dương đã làm tròn nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc căn cứ địa, bảo đảm an tồn tuyệt đối cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, các cơ quan Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ, ngành đóng trên địa bàn; đồng thời, tích cực đẩy mạnh