- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, thôn An Lịch, xã Đông Lợi: Nơi ở và làm
1. Là địa bàn có tỉnh lỵ, trung tâm của
tỉnh, qua các thời kỳ lịch sử, nhân dân các dân tộc Yên Sơn sớm có truyền thống đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm và chế độ phong kiến hà khắc. Tháng 5-1884, thực dân Pháp tấn công lên Tuyên Quang, đồng bào các dân tộc quanh thị xã đã tham gia vây thành Tuyên Quang đánh địch. Đầu tháng 11-1884, tại Hoà Mục (xã Thái Long) đã diễn ra cuộc chiến đấu ngoan cường của quân dân Yên Sơn, trận đánh kéo dài gần 2 ngày, ta tiêu diệt 70 tên, trong đó có nhiều sĩ quan, hơn 400 tên khác bị thương. Thực dân Pháp đã phải công nhận đây là
một trong những trận thua đau của chúng ở Bắc Kỳ.
Sau khi chiếm được Tuyên Quang, thực dân Pháp xây dựng bộ máy cai trị ở Yên Sơn, đứng đầu là tri phủ, tiếp đến là chánh tổng, lý trưởng, hương, hào trưởng... Về quân sự, chúng xây dựng một hệ thống các tổng đồn, lính cơ, những trại lính khố đỏ, khố xanh, lê dương... đóng ở huyện lỵ và các đồn bốt án ngữ các tuyến đường quan trọng như đồn Thành Coóc (xã Hùng Lợi), đồn Phúc Ninh, đồn Mỹ Lâm... Tăng cường thực hiện các thủ đoạn “chia để trị”, “ngu dân”... với việc du nhập các tệ nạn xã hội, đặt ra hàng loạt các thứ thuế vơ lý để bóc lột nhân dân ta, cướp hàng ngàn hécta đất để lập ra các đồn điền: Đờmôngbada, Raphanh, Panachê, Ký Tuyết, Phán Thược...; độc chiếm rừng, khai thác lâm, thổ sản, triệt hạ nguồn sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
Tháng 6-1937, cơ sở cách mạng bắt đầu được gây dựng trên địa bàn thị xã. Các tổ chức quần chúng được thành lập đóng vai trị nòng cốt cho phong trào cách mạng ở phủ lỵ Yên Sơn và các vùng xung quanh. Hàng loạt cuộc đấu tranh của công nhân mỏ than đã diễn ra đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống đánh đập, cúp phạt...
Ngày 20-3-1940, Chi bộ Mỏ Than được thành lập, tiếp đến là Ban Cán sự đảng Tuyên Quang ra đời. Cuối năm 1941, các đồng chí Nguyễn Cao Đàm, Nguyên Minh đã đặt những mầm mống đầu tiên của Việt Minh tại xã Trung Sơn, huyện Yên Sơn. Giữa năm 1942, phong trào Việt Minh ở huyện phát triển mạnh mẽ, Hội Cứu quốc được tổ chức ở khắp nơi, Ban Việt Minh được thành lập ở các xã Trung Sơn, Trung Minh, Hùng Lợi... Các đội vũ trang của quần chúng được thành lập, trợ lực cho phong trào đấu tranh chính trị đang phát
triển rầm rộ. Các cơ sở cách mạng được hình thành nối liền từ Ao Búc (Thanh La, huyện Sơn Dương) đến Trung Sơn, Kim Quan, Hùng Lợi, Trung Minh, Công Đa, Trung Trực, Kiến Thiết (huyện Yên Sơn) và phát triển xuống vùng hạ huyện.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp (ngày 9-3-1945), phong trào cách mạng ở Yên Sơn đã chuyển sang thành cao trào ở nhiều nơi. Đồng bào vùng cao bức địch rút khỏi thành Cóc và truy kích chúng. Tháng 4-1945, công - nông trong đồn điền Raphanh đã nổi dậy phá đồn điền lấy thóc gạo, trâu bò và bắt giam tên chủ người Pháp. Nông dân ở xã Thắng Quân, soi Sính và soi Hồng Lương quyết liệt chống địa chủ. Ngày 12-5-1945, châu Hồng Thái ra đời, bao gồm các xã ở tả ngạn sông Lô và sơng Gâm (thuộc hai tổng Bình Ca và Kim Quan). Ngày 15-5-1945, phủ Tồn Thắng được thành lập, trong đó có một số xã thuộc Yên Sơn: Thắng Quân, Tứ Quận, Chiêu Yên, Xuân Vân, Trung Trực... Ngày 18-5-1945, phủ Quyết Thắng ra đời, trong đó có một số xã thuộc huyện Yên Sơn: Mỹ Lâm, Phú Lâm, Kim Thắng, Vĩnh Phú, Hoàng Khai, Lưỡng Vượng, An Tường, Hưng Thành, Ỷ La, Trung Môn, Chân Sơn. Ngày 10-4-1945, châu Khánh Thiện ra đời, trong đó có một số xã thuộc huyện Yên Sơn: Lực Hành, Quý Quân, Kiến Thiết. Khơng khí khởi nghĩa vũ trang sôi nổi, khẩn trương trong toàn huyện.
Ngày 17-8-1945, nhân dân Yên Sơn cùng nhân dân thị xã tập trung lực lượng giành chính quyền tại tỉnh lỵ Tuyên Quang và huyện Yên Sơn thắng lợi.