Năm 1946, Ủy ban hành chính

Một phần của tài liệu 2021111111347_31235 (Trang 135 - 136)

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, thôn An Lịch, xã Đông Lợi: Nơi ở và làm

2. Năm 1946, Ủy ban hành chính

huyện Yên Sơn đã chính thức được bầu ra do đồng chí Lương Đại Đức làm Chủ tịch. Tháng 2-1947, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Yên Sơn được thành lập, đồng

chí Vũ Ngọc Cẩn được chỉ định làm Bí thư, tiếp đến, tháng 4-1947, tại chợ Con, khu phố Xuân Hoà (thị xã Tuyên Quang), Huyện ủy Yên Sơn được thành lập.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Yên Sơn lại trở thành căn cứ địa cách mạng, nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban, ngành, các cơ sở kháng chiến. Chính phủ kháng chiến Lào, Tỉnh ủy Lai Châu1 và nhiều đồng bào các tỉnh lân cận đã coi vùng thượng huyện Yên Sơn là quê hương của mình. Nhân dân Yên Sơn đã tham gia vận chuyển máy móc, hàng hố, xây dựng nhà ở, kho tàng, bảo vệ tuyệt đối an toàn cho các cơ quan Trung ương, làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả với cách mạng Lào.

Trong chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947, huyện thực hiện triệt để chủ trương “tiêu thổ kháng chiến”, chủ động chuẩn bị mọi điều kiện, sẵn sàng chiến đấu. Cùng với bộ đội chủ lực, dân quân du kích Yên Sơn chặn đánh địch tại chợ Duộc, xã An Khang (ngày 13-10-1947); tại kilômét 7 đường Tuyên Quang - Hà Giang (ngày 22-10-1947); tại Khe Lau, xã Thắng Quân...

Sau năm 1947, song song với việc tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống và góp phần cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ kháng chiến, đông đảo thanh niên Yên Sơn đã nhập ngũ. Năm 1953, nhân dân Yên Sơn đã đào đắp 11.200 m3 đất đá để sửa chữa cầu đường, phục vụ chiến đấu. Trong một tuần, đã huy động được 300 con trâu và nhiều lương thực, thực phẩm gửi ra chiến trường; trong vòng 5 ngày, mượn được của nhân dân 500 xe đạp và các phương

tiện thô sơ khác phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Một phần của tài liệu 2021111111347_31235 (Trang 135 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)