- Thành lập thị trấn nông trường Tân
5- Bưu chính viễn thông
- Số bưu cục: 5.
- Bưu điện văn hoá xã: 28/33 xã.
- Số máy điện thoại trung bình 7 chiếc/100 dân.
- Huyện có 100% cơ quan xung quanh huyện sử dụng mạng internet.
- Huyện có 1 đài truyền thanh - truyền hình; 32/33 xã, thị trấn có trạm truyền thanh khơng dây; 424/424 thôn, bản thu được sóng truyền hình của huyện. Tiếp và phát lại tồn bộ chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam trên các kênh VTV1, VTV2, VTV3, VTV5, tải về và phát lại toàn bộ chương trình của Đài Phát thanh - Truyền hình Tuyên Quang, mỗi ngày 1 chương trình, phát 2 lần/ngày. Tỷ lệ dân được xem Đài Truyền hình Việt Nam đạt 99%. Thị trấn Sơn Dương đã có trạm thu - phát sóng FM; mỗi tuần sản xuất 6 chương trình phát thanh địa phương (trừ chủ nhật), phát 2 lần/ngày.
6- Điện khí hố nơng thơn
Tháng 8-1994, huyện xây dựng xong mạng lưới điện, đưa điện lưới về trung tâm huyện lỵ và một số xã có đường điện đi qua. Đến tháng 6-2008, đường điện đã được mở rộng đến 33/33 xã, thị trấn với 393,779 km đường dây 35 KV; 47,098 km đường dây 0,4 KV và 132 trạm biến áp; tồn huyện có 424/424 thơn, bản được sử
dụng điện lưới quốc gia. Điện cho sản xuất nông, lâm nghiệp 1.988 KW; công nghiệp, xây dựng 1.192.861 KW; thương nghiệp, dịch vụ 34.936 KW; hoạt động quản lý, tiêu dùng 1.1759 KW; các hoạt động khác 48.893 KW. Đến năm 2010, đã bàn giao 100% đường dây 94KV cho ngành điện quản lý theo quy định.
Thương nghiệp
Huyện có 28 chợ: Chợ trung tâm huyện lỵ và các chợ Tân Trào, Trung Yên, Kháng Nhật, Phúc Ứng, Thượng Ấm, Cấp Tiến, Vĩnh Lợi, thị trấn Sơn Dương, Tuân Lộ, Hợp Hoà, Thiện Kế, Ninh Lai, Sơn Nam, Đại Phú, Phú Lương, Tam Đa, Lâm Xuyên, Hồng Lạc, Hào Phú, Đông Lợi, Chi Thiết, Văn Phú, Đồng Quý, Vân Sơn, Quyết Thắng, Đông Trai - Đông Thọ, Đa Thọ - Đơng Thọ, Bình n.
VI- VĂN HĨA
1. Di tích, danh thắng
- Địa điểm tổ chức hội nghị thành lập Trung đội Cứu quốc quân III, xóm Khuổi Kịch, thôn Tân Lập, xã Tân Trào, ngày 25- 2-1944 với 30 đội viên.
- Trường Quân chính Kháng Nhật, xóm Khuổi Kịch, thôn Tân Lập, xã Tân Trào: Nơi đào tạo khoá cán bộ đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam gồm 82 học viên, từ tháng 6 đến tháng 7-1945.
- Đình Hồng Thái, thơn Cả, xã Tân Trào: Đình được dựng năm 1919, là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh dừng chân đầu tiên khi Người từ Pắc Bó (Cao Bằng) về Tân Trào ngày 21-5-1945. Đây cũng là nơi đón tiếp các đại biểu về dự Quốc dân Đại hội Tân Trào, tháng 8-1945. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đây là nơi ở và làm việc của bộ phận tiếp tế ATK...
- Làng Tân Lập, thôn Tân Lập, xã Tân Trào: Là trung tâm Khu giải phóng, nơi
Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc từ tháng 5 đến tháng 8-1945. - Nhà cụ Nguyễn Tiến Sự, thôn Tân Lập, xã Tân Trào: Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc trong những ngày đầu về Tân Trào từ ngày 21 đến cuối tháng 5-1945.
- Nhà cụ Hồng Trung Dân, thơn Tân Lập, xã Tân Trào: Trụ sở của Uỷ ban khởi nghĩa tồn quốc, nơi đồng chí Võ Nguyên Giáp ở và làm việc từ tháng 5 đến tháng 8-1945.
- Lán Nà Lừa, thôn Tân Lập, xã Tân Trào: Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc từ cuối tháng 5 đến ngày 22-8-1945.
- Lán điện đài, thôn Tân Lập, xã Tân Trào: Nơi ở và làm việc của bộ phận điện đài phục vụ Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ tháng 5 đến tháng 8-1945; nơi tổ chức lớp báo vụ.
- Lán cảnh vệ, thôn Tân Lập, xã Tân Trào: Nơi ở và làm việc của đơn vị bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ tháng 5 đến tháng 8-1945.
- Lán Đồng Minh, thôn Tân Lập, xã Tân Trào: Nơi nhóm “con Nai” gồm 5 người do Thiếu tá E. Tômát phụ trách đã ở và giúp Việt Minh huấn luyện 200 du kích sử dụng vũ khí, từ ngày 17-7 đến ngày 6-8-1945.
- Lán họp Hội nghị toàn quốc của Đảng, thôn Tân Lập, xã Tân Trào: Nơi họp Hội nghị toàn quốc của Đảng từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945. Hội nghị quyết định thành lập Uỷ ban khởi nghĩa tồn quốc do Tổng Bí thư Trường Chinh phụ trách. Tại đây, Uỷ ban khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1, hạ lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
- Đình Tân Trào, thơn Tân Lập, xã Tân Trào: Nơi diễn ra Quốc dân Đại hội từ ngày 16 đến ngày 17-8-1945 với hơn 60 đại biểu. Đại hội đã thơng qua nghị quyết giành chính quyền tồn quốc và 10 chính
sách lớn của Việt Minh. Bầu Uỷ ban dân tộc giải phóng do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và quy định Quốc kỳ, Quốc ca của nước Việt Nam mới.
- Cây đa Tân Trào, thôn Tân Lập, xã Tân Trào: Tại đây, ngày 16-8-1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã đọc bản Quân lệnh số 1 của Uỷ ban khởi nghĩa, chỉ huy đơn vị Giải phóng quân tiến đánh Thái Nguyên rồi tiến về giải phóng Hà Nội.
- Nhà Cứu quốc, thôn Tân Lập, xã Tân Trào: Là Văn phịng của Khu giải phóng, do đồng chí Trần Thị Minh Châu phụ trách; nơi tổ chức các buổi nói chuyện, tuyên truyền cách mạng.
- Bến Thia, thôn Thia, xã Tân Trào: Ngày 21-5-1945, lực lượng tự vệ cùng đội giao thông - vận tải dưới sự chỉ đạo của Phân khu B Nguyễn Huệ đã dùng mảng nứa đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh qua bến vực Thia sang thôn Tân Lập.
- Lán Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lũng Tẩu, thôn Tân Lập, xã Tân Trào: Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc từ ngày 12-9-1948 đến ngày 16-12-1948 và từ ngày 10-1-1949 đến ngày 6-4-1949. Tại đây, Người đã ra lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm 3 năm kháng chiến, chủ trì nhiều phiên họp của Hội đồng Chính phủ.
- Sân thể thao Lũng Tẩu, thơn Tân Lập, xã Tân Trào: Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh thường chơi bóng chuyền sau giờ làm việc từ tháng 9-1948 đến tháng 4-1949.
- Lán đồng chí Tơn Đức Thắng, Đồng Man, thôn Tân Lập, xã Tân Trào: Nơi ở và làm việc của đồng chí Tơn Đức Thắng - Trưởng ban Thi đua ái quốc Trung ương, từ cuối năm 1948 đến cuối năm 1949.
- Ban Thi đua ái quốc Trung ương, Đồng Man, thôn Tân Lập, xã Tân Trào: Nơi ở và làm việc của Ban từ cuối năm 1948 đến năm 1949.
- Văn phòng Tổng Bí thư Trường Chinh, Đồng Man, thơn Tân Lập, xã Tân Trào: Tại đây, đồng chí Trường Chinh đã ở và làm việc từ tháng 9-1948 đến cuối năm 1948 và từ tháng 3-1951 đến năm 1953. Văn phịng do đồng chí Trần Quang Huy làm thư ký, phụ trách Văn phịng Tổng Bí thư kiêm phụ trách Ban Tuyên huấn và Báo Sự thật.
- Tổng bộ Việt Minh, Đồng Man, thôn Tân Lập, xã Tân Trào: Nơi ở và làm việc của Tổng bộ Việt Minh từ cuối năm 1948 đến cuối năm 1949.
- Ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Đồng Man, thôn Tân Lập, xã Tân Trào: Nơi ở và làm việc của Ban từ năm 1948 đến năm 1949.
- Trạm liên lạc 14, Đồng Man, thôn Tân Lập, xã Tân Trào: Trạm liên lạc nhằm kiểm soát chặt chẽ và bảo vệ an toàn cho các cơ quan Trung ương trong khu vực từ giữa năm 1948 đến đầu năm 1950.
- Ban Tổ chức Trung ương, thôn Tân Lập, xã Tân Trào: Nơi ở và làm việc của cơ quan từ năm 1949 đến tháng 9-1950 và từ tháng 4-1951 đến năm 1953.
- Nhà xuất bản Sự thật, thôn Tân Lập, xã Tân Trào: Nơi ở và làm việc của Ban biên tập và xuất bản sách của Đảng, từ năm 1951 đến đầu năm 1954.
- Ban Nông vận Trung ương, thôn Tân Lập, xã Tân Trào: Nơi ở, làm việc của cơ quan từ năm 1952 đến năm 1954.
- Bệnh xá Trung ương, thôn Tân Lập, xã Tân Trào: Tại đây, một bộ phận Bệnh viện Trung ương đã khám, chữa bệnh cho cán bộ và nhân dân địa phương từ năm 1949 đến năm 1954.
- Thư viện Trung ương, thôn Tân Lập, xã Tân Trào: Tại đây, Thư viện đã ở và làm việc từ năm 1952 đến năm 1954.
- Ban Nghiên cứu Văn - Sử - Địa, thôn Tân Lập, xã Tân Trào: Nơi ở và làm việc
của Ban từ tháng 12-1953 đến cuối tháng 7-1954.
- Lán cất giấu vàng, bạc của Chính phủ, thơn Tân Lập, xã Tân Trào: Nơi cất giấu vàng, bạc, tài liệu của Trung ương và Chính phủ cuối năm 1947.
- Trạm Thông tin vô tuyến, thôn Tân Lập, xã Tân Trào: Nơi ở và làm việc của cơ quan từ năm 1948 đến năm 1952.
- Trạm Thông tin liên lạc hữu tuyến, thôn Tân Lập, xã Tân Trào: Nơi ở và làm việc của cơ quan từ năm 1952 đến năm 1954.
- Văn phịng Trung ương Đảng, thơn Tân Lập, xã Tân Trào: Nơi ở và làm việc của Văn phòng Trung ương Đảng năm 1948 và từ tháng 4-1951 đến năm 1953.
- Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với nhân dân, thôn Tân Lập, xã Tân Trào tháng 3-1961.
- Trạm liên lạc của các cơ quan Trung ương, thôn Tân Lập, xã Tân Trào: Nơi ở và làm việc của Trạm từ năm 1948 đến năm 1950.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, thôn Lũng Búng, xã Tân Trào: Nơi Hội đã ở và làm việc từ năm 1951 đến năm 1954.
- Trạm liên lạc Miên - Lào, thôn Lũng Búng, xã Tân Trào: Nơi nhận và chuyển thư từ, công văn, tài liệu liên quan tới Chính phủ hai nước Lào và Campuchia từ năm 1951 đến năm 1954.
- Cơ quan chuyên gia Trung Quốc, thôn Thia, xã Tân Trào: Nơi ở và làm việc của chuyên gia Trung Quốc từ năm 1952 đến năm 1953.
- Một bộ phận Văn phòng Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ, thôn Thia, xã Tân Trào: Nơi ở và làm việc của cơ quan năm 1948.
- Ban Tuyên huấn Trung ương, thôn Thia, xã Tân Trào: Nơi Ban đã ở và làm việc từ năm 1951 đến năm 1952. Cũng tại địa điểm này, Trường Nguyễn ái Quốc đã
mở hai lớp chỉnh huấn cho các vị nhân sĩ, trí thức, năm 1952.
- Lán hang Thia, thôn Thia, xã Tân Trào: Tại đây, Phó Thủ tướng - Phó Chủ tịch nước - Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng tối cao Phạm Văn Đồng và bộ phận giúp việc đã ở và làm việc từ năm 1951 đến năm 1953.