Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích những nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam trên địa bàn TPHCM (Trang 43 - 46)

7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.4. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các nƣớc trên thế giới và bài học cho Việt

1.4.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xử lý nợ xấu

Những kinh nghiệm trong giải quyết nợ xấu thành công của một số quốc gia trong những năm vừa qua là bài học thiết thực có thể nghiên cứu áp dụng cho giải quyết vấn đề nợ xấu của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

 Việt Nam cần đánh giá chính xác tình trạng nợ xấu hiện tại; toàn bộ hệ thống tài chính – ngân hàng phải nghiêm túc thực hiện rà sốt, phân loại nợ. Thành lập Cơng ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) do NHNN trình Chính phủ (đã đƣợc xem xét thẩm định tại nhiều cấp, chính thức đi vào hoạt động vào ngày 9/7/2013) nhằm giải quyết tập trung, triệt để vấn đề nợ xấu của nền kinh tế. Tuy nhiên, quy định quan trọng nhất cho hoạt động của VAMC là Quy chế nội bộ, hoạt động của công ty và Quy chế về Phát hành trái phiếu đặc biệt vẫn chƣa đƣợc ký.

Để VAMC hoạt động thực sự hiệu quả, xin đề xuất một số giải pháp sau: (1) VAMC cần đƣợc giao quyền lực đủ mạnh. Quyền lực VAMC cần đƣợc giao cụ thể với nguồn ngân sách nhất định, gắn với một thời hạn cụ thể để giúp xử lý các khoản nợ xấu đang ở mức cao. Tuy nhiên, cần làm rõ rằng VAMC là các công ty quản lý tài sản chứ không phải là kho lƣu giữ nợ xấu của hệ thống tài chính.

(2) Phát triển khung pháp lý cho thị trƣờng mua – bán và xử lý các tài sản xấu để VAMC dễ dàng thu hồi các khoản nợ đã mua.

(3) Xử lý nợ xấu phải đi đôi với tái cấu trúc doanh nghiệp, đặc biệt là DNNN. Kinh nghiệm của các quốc gia châu Á sau khủng hoảng tài chính 1997 – 1998 là luôn kết hợp giữa xử lý nợ xấu với tái cấu trúc doanh nghiệp (cả Nhà nƣớc và tƣ nhân) và họ đã thành cơng. Do vậy, nhằm giúp xử lý nợ xấu nói riêng và tái cấu trúc nền kinh tế nói chung đƣợc thực hiện một cách triệt để, nhất quán, thành cơng thì các cơ quan chức năng nên nghiên cứu xây dựng, ban hành khung pháp lý điều chỉnh, hƣớng dẫn đồng bộ nhằm giúp các bên tham gia vào q trình xử lý nợ xấu, có thể chủ động xây dựng kế hoạch, phƣơng hƣớng thực hiện trong ngắn hạn và cả dài hạn.

 Nghiên cứu phƣơng án huy động vốn cho hoạt động xử lý nợ xấu bằng phát hành trái phiếu của chính AMC nhắm vào các định chế tài chính cả trong nƣớc và nƣớc ngồi. Bên cạnh đó, NHNN cần nghiên cứu có thể chuẩn bị một khoản cho vay đặc biệt để cung cấp tín dụng cho hoạt động xử lý nợ của AMC. Không tài trợ vốn bằng cách in tiền để xử lý nợ xấu vì sẽ làm nguy cơ lạm phát tăng cao trở lại ngay trong ngắn hạn và nền kinh tế tiếp tục lâm vào tình trạng bất ổn vĩ mơ.

 Chính phủ cần theo dõi, giám sát chặt chẽ, sát sao quá trình và hiệu quả xử lý nợ xấu. Trong đó, Bộ tài chính sẽ chủ trì các chƣơng trình phát hành trái phiếu và NHNN Việt Nam cung cấp tín dụng, chủ trì xử lý nợ xấu đồng thời với tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, Chính phủ nên thành lập một uỷ ban thƣờng trực gồm các chuyên gia của Bộ tài chính, NHNN, Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia...để điều hành trực tiếp quá trình xử lý nợ xấu.

Việc xử lý nợ xấu của Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia, tuy nhiên, việc vận dụng các kinh nghiệm trên phải tính đến điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là (1) kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định; (2) hoạt động

cho vay phần lớn dựa trên tài sản bảo đảm là bất động sản trong khi thị trường bất động sản chỉ có thể phục hồi trong trung hạn; (3) xử lý nợ xấu không được gây tổn thất quá lớn cho Chính phủ và bản thân các NHTM. Với các khuyến nghị xử lý nợ

xấu trên, hy vọng việc áp dụng các kinh nghiệm của các quốc gia sẽ đảm bảo xử lý nợ xấu phù hợp với 3 yêu cầu đặc thù của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Bằng cách tìm hiểu, tổng hợp những tài liệu đã học và những nghiên cứu trƣớc đây, trong nội dung chƣơng 1, tác giả giải quyết những vấn đề trọng tâm sau:

- Điểm lại lý luận chung về nợ xấu.

- Xác định những nhân tố tác động đến nợ xấu từ các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam.

- Tác động của nợ xấu đến ngân hàng, đến doanh nghiệp và nền kinh tế. - Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các nƣớc trên thế giới và bài học cho Việt Nam.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích những nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam trên địa bàn TPHCM (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)