Tác động tiêu cực của nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích những nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam trên địa bàn TPHCM (Trang 36 - 39)

7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.3. Tác động tiêu cực của nợ xấu

1.3.1. Đối với doanh nghiệp:

Nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện để ngân hàng cho vay tiếp, dẫn đến thiếu vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, buộc phải tạm ngừng hoạt động hoặc phá

sản, giải thể. Khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng từ ngân hàng, các doanh nghiệp mà phần lớn là DNVVN sẽ không dám đầu tƣ mới để phát triển quy mô kinh doanh và buộc phải duy trì quy mơ sản xuất cầm chừng, công nghệ thấp để tránh căng thẳng về nguồn vốn. Bên cạnh đó, các DNVVN lại gặp phải khó khăn khác, đó là nguồn nhân lực bấp bênh kể cả lao động có kỹ thuật lẫn lao động phổ thơng. Chi phí tiền lƣơng tăng nhanh, trong khi năng suất thấp, tiêu thụ khó khăn. Nhƣng để tránh phải sử dụng nhiều lao động, doanh nghiệp phải đầu tƣ đổi mới cơng nghệ thì lại gặp khó khăn về vốn, tình trạng “tiến thối lƣỡng nan” của DNVVN ngày càng nghiêm trọng. Nếu tình trạng này kéo dài, sức cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ bị suy giảm và lúc đó hàng ngoại lấn át hàng nội và thâm hụt thƣơng mại gia tăng là điều không thể tránh khỏi.

1.3.2. Đối với Ngân hàng:

Nợ xấu có tác động trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng; gây ảnh hƣởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

- Giảm khả năng thanh tốn:

Tình trạng mất khả năng thanh tốn tạm thời có thể làm giảm uy tín của ngân hàng một cách nghiêm trọng, đánh mất lòng tin của ngƣời gửi tiền. Các khoản nợ xấu luôn chứa đựng khả năng khơng thu hồi đƣợc vốn (một phần hoặc tồn bộ) và đặt NHTM trƣớc tình trạng mất vốn.

- Giảm lợi nhuận:

Khi ngân hàng không thu đƣợc vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhƣng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn dẫn đến một bộ phận tài sản của ngân hàng bị đóng băng, mất cân đối trong thu chi. Mặt khác, chi phí phát sinh nợ xấu là rất lớn, chi phí tăng cao ngồi dự kiến và những chi phí này làm giảm đáng kể, thậm chí gây lỗ cho các ngân hàng khi hạch toán kết quả kinh doanh.

- Giảm hiệu quả sử dụng vốn:

Nợ xấu phát sinh đồng nghĩa với việc một phần vốn kinh doanh của ngân hàng bị tồn đọng trong các khoản nợ, ngân hàng mất đi cơ hội làm ăn khác, giảm vòng quay vốn, giảm doanh số cho vay của ngân hàng, từ đó làm giảm hiệu quả sử

dụng vốn. Mặt khác, nợ xấu tác động trực tiếp đến khả năng tài chính của TCTD khi phân tích, đánh giá tình hình tài chính hoạt động của ngân hàng, gây bất lợi cho khả năng cạnh tranh và quá trình hội nhập, phát triển của ngân hàng.

- Giảm uy tín của ngân hàng:

Do hoạt động kinh doanh chủ yếu bằng tiền của ngƣời khác nên khi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cao tức là chất lƣợng tín dụng của ngân hàng càng thấp. Ngân hàng gặp vấn đề thiếu thanh khoản, làm mất lòng tin đối với ngƣời gởi tiền, gây áp lực cho việc thu hút thêm khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ, làm giảm đáng kể các quan hệ giao dịch của ngân hàng, gây áp lực nguồn vốn huy động để cho vay là rất nặng nề. Đối với NHTMCP có niêm yết cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khốn, thì với tỷ lệ nợ xấu cao, sẽ ảnh hƣởng đến giá trị tài sản của ngân hàng trên thị trƣờng, ảnh hƣởng đến tâm lý nhà đầu tƣ. Điều đó làm ảnh hƣởng đến tình hình hoạt động của ngân hàng, giảm uy tín của hệ thống NHTM trong nƣớc.

- Nguy cơ phá sản:

Nợ xấu gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng. Những tổn thất thƣờng gặp là mất mát khi cho vay, gia tăng chi phí hoạt động, giảm sút lợi nhuận, giảm sút giá trị của tài sản … làm giảm uy tín ngân hàng, sự tín nhiệm của khách hàng và có thể đánh mất thƣơng hiệu của ngân hàng. Một ngân hàng làm ăn thua lỗ liên tục, một ngân hàng thƣờng xuyên không đủ khả năng thanh khoản có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng rút tiền hàng loạt của khách hàng, và phá sản là con đƣờng tất yếu.

1.3.3. Đối với nền kinh tế:

Hệ thống NHTM đƣợc coi là huyết mạch của nền kinh tế. Thơng qua việc cấp tín dụng, NHTM đã thực hiện đầu tƣ cho sản xuất và lƣu thơng hàng hóa, tạo thêm những sản phẩm mới cho xã hội, tạo công ăn việc làm, đồng thời tăng thu nhập và tích lũy cho nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu cao sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến nền kinh tế. Ở mức độ trầm trọng, nó làm ảnh hƣởng vấn đề an toàn

hoạt động của cả hệ thống ngân hàng. Nợ xấu không chỉ làm cho một NHTM bị

mất vốn, mất khả năng thanh tốn, đi đến phá sản mà cịn kéo theo sự chao đảo của một loạt các NHTM khác trong hệ thống các ngân hàng, dễ gây đổ vỡ hệ thống. Mặt

khác, khi ngân hàng lâm vào tình trạng thiếu khả năng thanh toán, khách hàng cá nhân và doanh nghiệp không đƣợc đáp ứng nhu cầu vốn, cũng không thể tiếp tục sản xuất kinh doanh dẫn đến đình trệ nền kinh tế, gây khủng hoảng kinh tế trầm trọng làm cho nền kinh tế bị suy thoái, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, gây rối loạn trật tự xã hội, gây rối loạn q trình lƣu thơng tiền tệ trong nƣớc, trong khu vực.

Tỷ lệ nợ xấu tăng cao làm tăng gánh nặng ngân sách trong vấn đề xử lý nợ xấu. Ngoài ra, tác hại của nợ xấu không chỉ đổ lên một quốc gia mà còn kéo theo sự lung lay của một loạt nền kinh tế của các nƣớc có liên quan, ảnh hƣởng mạnh mẽ đến nền tài chính thế giới đồng thời trực tiếp làm khủng hoảng hệ thống tài chính ngân hàng và khủng hoảng kinh tế xã hội. Kinh nghiệm cho thấy cuộc khủng hoảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích những nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam trên địa bàn TPHCM (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)