Kiến nghị đối với NHNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích những nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam trên địa bàn TPHCM (Trang 93 - 97)

7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

4.3. Kiến nghị đối với NHNN

4.3.1. Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát NHNN đối với TCTD

Để kiểm soát, hạn chế nợ xấu gia tăng, NHNN cần triển khai rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định về hoạt động tín dụng và phịng ngừa rủi ro, phịng ngừa tiêu cực trong hoạt động tín dụng. Nhất là về công tác cán bộ, khơng để tình trạng bố mẹ, vợ chồng, anh chị em, con của ngƣời đứng đầu giữ chức vụ, cƣơng vị chủ chốt cùng cơ quan, đơn vị ngân hàng, TCTD.

Tăng cƣờng công tác thanh tra, giám sát của NHNN để phát hiện các hiện tƣợng tiêu cực, tham nhũng để các hoạt động của NHTM hiệu quả hơn.

Cần có thêm những đánh giá mang tính định tính về mức độ rủi ro và khả năng quản trị rủi ro của NHTM. Chẳng hạn theo Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN và Thông tƣ 19/2010/TT-NHNN về hoạt động giám sát từ xa của NHNN mới chỉ đƣợc

thể hiện trong nội dung giám sát chất lƣợng tài sản bằng việc thống kê các khoản nợ quá hạn, hoặc trong việc giám sát giới hạn tín dụng của NHTM. Tuy nhiên, điều này là chƣa đủ để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của NHTM vì cần phải có thêm những đánh giá định tính khác nhƣ đánh giá tiêu chuẩn cấp tín dụng và đánh giá quy trình cấp tín dụng của ngân hàng... Bên cạnh đó, hoạt động giám sát của NHNN đối với các NHTM chủ yếu vẫn chỉ mang tính theo dõi, giám sát một cách riêng lẻ với từng ngân hàng, mà chƣa thấy đƣợc các xu hƣớng chung của cả hệ thống, đồng thời cũng chƣa chú trọng vào hoạt động cảnh báo sớm cho các NHTM.

4.3.2. Mua bán, hợp nhất, sáp nhập ngân hàng:

NHNN cần có sự can thiệp tích cực, kiên quyết và hợp lý, chủ động tận dụng các cơ hội để thực hiện mua, bán, sáp nhập các ngân hàng yếu kém, có nợ xấu cao, thiếu thanh khoản trầm trọng.

Việc sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng có thể thực hiện theo hai hƣớng: (i) sáp nhập các ngân hàng tốt lại với nhau để trở thành một ngân hàng tốt theo cách thơn tính hoặc theo cách thƣơng lƣợng; (ii) sáp nhập bắt buộc một ngân hàng yếu kém với một ngân hàng khác. Trong bối cảnh hiện nay việc cổ đơng của các ngân hàng có xu hƣớng thực hiện hƣớng thứ nhất là sự lựa chọn hợp lý nhằm nâng cao quy mô, khả năng cạnh tranh và sức mạnh thƣơng hiệu.

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và từng ngân hàng cần phải đƣợc xúc tiến quyết liệt và mạnh mẽ, hệ thống ngân hàng Việt Nam đƣợc thu gọn lại, với những ngân hàng có quy mơ vốn chủ sở hữu lớn, thanh khoản cao, quy mô hoạt động rộng rãi và tính hiệu quả cao, cạnh tranh lành mạnh theo thông lệ quốc tế trong sự tuân thủ các quy định của pháp luật và quy định nội bộ.

Thực hiện các hoạt động tuyên truyền để xã hội hiểu rằng việc mua bán, sáp nhập ngân hàng là hiện tƣợng bình thƣờng trong nền kinh tế nhằm tránh những tin đồn không tốt ảnh hƣởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Chủ động tìm kiếm đối tác để sáp nhập, hợp nhất và mua bán ngân hàng theo hƣớng tích cực vì lợi ích của cổ đơng ngân hàng và của nền kinh tế.

Với kinh nghiệm cổ phần hoá 03 NHTMNN thời gian qua, Chính phủ cần phát huy kết quả, đẩy nhanh quá trình cổ phần hố các NHTMNN, trong đó bao gồm cả việc bán bớt cổ phần nhà nƣớc cho các cổ đơng chiến lƣợc nƣớc ngồi và giảm thấp tỷ lệ cổ phần nhà nƣớc tại các NHTMNN đã cổ phần hoá xuống. Đồng thời, chính phủ nên định hƣớng sử dụng nguồn vốn thu đƣợc để phát hành mới cổ phiếu, tăng quy mơ vốn chủ sở hữu nhanh chóng cho các NHTMNN. Việc tăng quy mơ vốn chủ sở hữu, việc có đối tác chiến lƣợc là các ngân hàng/tập đồn tài chính hàng đầu thế giới sẽ giúp NHTMNN có đƣợc vị thế dẫn đầu tại thị trƣờng Việt Nam, mở rộng ra thị trƣờng quốc tế cũng nhƣ đạt đƣợc mục tiêu nằm trong nhóm các tập đồn tài chính lớn của khu vực và quốc tế đến năm 2020.

4.3.4. Cần cơ chế và khung pháp lý thích hợp cho việc mua bán và xử lý nợ xấu thông qua Công ty mua nợ và quản lý tài sản (AMC) xấu thông qua Công ty mua nợ và quản lý tài sản (AMC)

Mua bán nợ đƣợc xem là giải pháp hạn chế nợ xấu có hành lang pháp lý hỗ trợ cho nó. Mua bán nợ giúp:

+ doanh nghiệp phục hồi sức khoẻ tài chính và thốt ra khỏi sự áp đặt và khống chế của chủ nợ,

+ việc thu hồi nợ cũng sẽ thuận lợi hơn vì chủ nợ mới (nếu là công ty của Chính phủ) đƣợc sự hỗ trợ của các cơ quan hành chính và bộ phận tƣ pháp đầy quyền lực.

+ mua các loại nợ xấu với giá sổ sách hoặc giá thị trƣờng (trừ đi phần dự phòng rủi ro), phần thiệt hại còn lại sẽ do các cổ đông của ngân hàng gánh chịu. Nếu ngân hàng đã trích lập dự phịng rủi ro nợ xấu trƣớc đó, thì số tiền mặt thiệt hại cuối cùng càng thấp nếu dự phịng rủi ro nợ xấu trƣớc đó càng cao, và ngƣợc lại.

Tuy nhiên do nhiều hạn chế nên hình thức này khơng đƣợc pháp huy. Để khắc phục những điểm hạn chế này và đƣa mua bán nợ trở thành một phƣơng tiện phổ biến hơn thì:

Thứ nhất, dựa trên quy chế mua bán nợ đƣợc sửa đổi từ phía NHNN, các

ngân hàng cần tìm hiểu để áp dụng phù hợp với mục đích của mình. Cần thay đổi quan niệm đang phổ biến hiện nay cho rằng chỉ có nợ xấu mới đƣa ra trao đổi, mà

nên sử dụng mua bán nợ nhƣ là công cụ để thay đổi linh hoạt cơ cấu danh mục, tăng/giảm quy mô dƣ nợ khi cần thiết.

Thứ hai, củng cố lại chức năng nhiệm vụ của các công ty mua bán và khai thác tài sản tại các NHTMCP. Khi hành lang pháp lý cho phép, hoạt động của các công ty này không chỉ giới hạn trong xử lý tài sản liên quan đến nợ tồn đọng của ngân hàng mà mở rộng hơn có thể đại diện cho ngân hàng tham gia đàm phán thƣơng lƣợng liên quan đến mua bán tài sản (trái phiếu, khoản nợ) với mọi đối tác khác nhau trên thị trƣờng, kể cả việc tham gia vào thị trƣờng chứng khốn hố, vì vậy cần thiết phải củng cố và nâng cao tính chun nghiệp của cơng ty này, nhằm chuẩn bị cho các hoạt động trong thời gian tới.

NHNN chủ trì VAMC do vậy NHNN nên đứng ngoài hệ thống NHTM, để đảm bảo tính khách quan và tránh xung đột lợi ích. Ngồi ra, VAMC cần phải có đủ thực quyền trong việc xử lý nợ xấu kể cả việc giảm nợ, xoá nợ, giãn nợ, cơ cấu lại nợ, truy đòi bảo lãnh, thanh lý các TSĐB, mà khơng cần phải có quyết định tồ án, và sử dụng những biện pháp pháp lý theo quy định của luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động mua bán nợ và xây dựng thị trƣờng mua bán nợ ở Việt Nam hết sức cần thiết.

4.3.5. Tăng cƣờng pháp chế trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng:

Pháp chế bị bng long một thời gian dài, tình trạng “lách luật”, thao túng, lũng đoạn thị trƣờng, hiện tƣợng gian dối số liệu sổ sách và báo cáo... diễn ra phổ biến. Hệ quả là, lòng tin của thị trƣờng bị đổ vỡ, đe doạ khủng hoảng ngân hàng. Những yếu kém của hệ thống ngân hàng đã tồn tích một thời gian dài và tất yếu sẽ “bục” ra khi bối cảnh kinh tế vĩ mơ xấu đi, bong bóng tài sản xì vỡ. Vì vậy:

+ Cần quy định phân loại nợ rõ ràng hơn, thống nhất một tiêu chí phân loại nợ áp dụng cho tất cả các TCTD, kết hợp giữa phƣơng pháp định lƣợng và phƣơng pháp định tính trong việc phân loại nợ xấu.

+ Cần ban hành cũng nhƣ bổ sung các chính sách quản lý kinh tế chặt chẽ theo hƣớng: thu hẹp quy mơ DNNN, thối vốn đã đầu tƣ ra ngoài lĩnh vực hoạt động chính...

+ Cần có hành lang pháp lý nhằm kiểm sốt đƣờng đi của dịng tiền bởi mọi bất cập của các NHTM đều phát sinh từ đây. NHNN cần sửa đổi các giới hạn về sở hữu, cấp tín dụng liên quan đến cổ đơng lớn, xoá bỏ các lỗ hổng pháp lý để cá nhân, tổ chức không thể kiểm sốt NH thơng qua nhiều tầng nấc trung gian... Với những nhóm cổ đơng hiện hữu (gồm cả Nhà nƣớc lẫn tƣ nhân), nếu có nắm giữ cổ phiếu ngân hàng trực tiếp hay gián tiếp vƣợt mức giới hạn của quy định mới thì buộc phải có kế hoạch thối vốn gửi cho NHNN giám sát, chế tài (theo chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fulbright)... nhằm tiến tới giải quyết dứt điểm tình trạng sở hữu chéo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích những nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam trên địa bàn TPHCM (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)