Có biểu hiện đầu tiên của lối kết cấu theo kiểu tiểu thuyết hiện đại đó là sự đảo lộn thời gian sự kiện. Theo nhận định của Phó Đằng Tiêu, nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc, trong cuốn Kỹ xảo sắp đặt tình tiết thì“trong sáng tác tiểu thuyết, lấy thời gian làm thứ tự tình tiết, xuất hiện ba thứ tình huống, tức: đầu tiên viết kết quả, để độc giả vừa vào đầu đã biết xảy ra tình huống gì, từ đó mà trong q trình đọc khơng ngừng suy nghĩ về ý nghĩa của kết cục đó; viết từ cao trào của tình tiết, để tạo ý nghĩ treo lơ lửng, khơi gợi tò mò của độc giả, khiến người ta dường như đã ở trong cảnh, mà không quá chú ý đến thứ tự thời gian; lúc triển khai tình tiết câu chuyện, do nhu cầu nào đó, đưa vào nhân vật hoặc sự kiện, tuy sẽ khiến tình tiết đang tả tạm thời đứt đoạn, nhưng có thể tạo thêm sức chú ý của độc giả”.
Trong các tiểu thuyết lịch sử của mình, Nguyễn Triệu Luật đã bước đầu vận dụng lối kết cấu này để tạo nên những hiệu ứng nghệ thuật hiệu quả với độc giả. Cho dù mới chỉ là bước đột phácơ bản trên phương diện cách tân thể loại nhưng nó cũng cho thấy những cố gắng của tác giả trên con đường vươn tới một nền tiểu thuyết hiện đại. Dạng kết cấu này trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Triệu Luật có những biểu hiện không mấy rõ ràng, rành mạch, tuy nhiên qua một số tác phẩm, chúng ta cũng có thể thấy sự đảo lộn thời gian sự kiện như trong tác phẩm Chúa Trịnh Khải, Loạn kiêu binh,…
Nhìn chung Chúa Trịnh Khải là câu chuyện kể với trục thời gian tuyến tính, nhưng ở chương I lại khơng tn theo quy luật đó. Trong chương I này, tác giả bắt đầu với việc kéo lùi thời gian tới tận thời điểm hiện tại mà ông đang sống, tức là trước hai mươi ba năm. Sau đó, lại lùi tới 160 năm thời chúa Tĩnh Đô vương, rồi lại tiếp tục lùi 34 năm qua sự hồi tưởng của nhân vật Ngơ Thì Sĩ. Sau cùng, tác giả lại quay về thời điểm của 160 năm trước.
Trong tác phẩm Loạn kiêu binh, cũng có sự xuất hiện của lối kết cấu theo kiểu hiện đại với biểu hiện đặc trưng là đảo lộn thời gian sự kiện. Chương I của tác phẩm tuân theo thời gian tuyến tính thơng thường, nhưng đến chương II, tác giả lại kể chuyện lùi về trước ngày loạn Kiêu binh, trước năm chúa Đoan Nam Vương Trỉnh Khải lên làm chúa hai mươi ba năm. Tác giả tái hiện lại những diễn biến xung quanh mối quan hệ của Thái tử Duy Vĩ và Trịnh Sâm. Đến chương III, câu chuyện lại quay về trật tự thời gian niên biểu và đến chương IV, có một sự đảo lộn đáng kể về trật tự thời gian. Trong đó, tác giả đang nói về việc chạy loạn của vợ con Nguyễn Lệ thì lại quay về quá khứ để miêu tả sự việc trước đó. Khi ấy, cả nhà Nguyễn Lệ tìm đến em mình để xin cầu viện, cịn vợ con lại cậy nhờ người quen ở làng Vân Giáp.
Như vậy, có thể thấy về mặt kết cấu dù vẫn chịu những ảnh hưởng của lối kết cấu tiểu thuyết cổ điển nhưng Nguyễn Triệu Luật đã có những cách tân theo lối hiện đại. Dù lựa chọn phương thức kết đã tồn tại lâu đời trong tiểu thuyết truyền thông nhưng tác giả vẫn thể hiện những đặc điểm cách tân, đột phá của mình. Bên cạnh đó, nhà văn cũng đã thử nghiệm một lối kết cấu mới của tiểu thuyết hiện đại. Nhìn chung, những sự cách tân trong tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật chưa hẳn là thực sự mạnh mẽ nhưng nhờ những lối kết cấu kể trên, tác giả đã thổi một luồng gió mới vào tiểu thuyết lịch sử Việt Nam so với những tiểu thuyết chương hồi trước đó.