Tiểu thuyết lịch sử trong dòng chảy của văn học Việt Nam

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử nguyễn triệu luật (Trang 29 - 32)

Có thể nói bước sang thế kỷ XX, cùng với các thể loại khác, tiểu thuyết lịch sử Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh mẽ hơn với tư cách là một thể loại mới của văn học. Quá trình vận động và phát triển của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ 1900 đến 1945 có thể chia làm hai giai đoạn (Theo tác giả Bùi Văn Lợi trong Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945). Tuy nhiên, việc phân chia tiểu thuyết lịch sử thành hai giai đoạn phát triển như vậy cũng chỉ có tính chất tương đối.

1.2.3.1 Giai đoạn thứ nhất: Từ đầu thế kỷ XX đến 1930

Ở giai đoạn này, số lượng tác giả viết tiểu thuyết còn hạn chế và số lượng các tác phẩm cũng chưa nhiều. Tuy nhiên trong thời kỳ này, tiểu thuyết lịch sử Việt Nam lại có những tác phẩm có giá trị như Trùng Quang Tâm Sử của Phan Bội Châu và tác phẩm gây được tiếng vang như Tiếng sấm đêm đông của Nguyễn Tử Siêu.

Tiếng sấm đêm đông là một tác phẩm có nội dung u nước, tích cực tuy nhiên đã

bị thực dân Pháp cấm lưu hành, thu hồi và quản thúc, theo dõi tác giả rất chặt chẽ. Về nội dung, tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này đã đạt được một số thành tựu nhất định về nội dung. Trong đó, những nội dung chính có thể kể đến như sau:

Nội dung lớn đầu tiên trong tiểu thuyết lịch sử giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến năm 1930 là phản ánh những sự kiện quan trọng trong lịch sử giữ nước và dựng nước của dân tộc. Đây là chủ đề nổi bật nhất của tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này. Các tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn này có thể kể đến như: Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu, Tiếng sấm đêm đông, Vua bố cái, Lê Đại Hành của Nguyễn Tử Siêu, Giọt máu chung tình của Tân Dân Tử,…

Nội dung lớn thứ hai trong tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này là: Phản ánh những vấn đề nội trị. Ở miền Nam, Tân Dân Tử viết Gia Long tẩu quốc, Gia Long phục

quốc,... Ở miền Bắc, Nguyễn Tử Siêu viết Đinh Tiên Hồng.

Nhìn chung trong giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến năm 1930, các tác giả tập trung vào đề tài chống ngoại xâm nhiều hơn đề tài nội trị. Một trong những nguyên nhân của hiện tượng đó là bởi: Đây là thời kỳ đất nước ta đang chịu ách đô hộ của

thực dân Pháp. Lúc này, nhiều phong trào yêu nước được dấy lên sôi nổi như: Phong trào Duy Tân, phong trào Đông Kinh nghĩa thục, Việt Nam Quang phục hội, … Chính các phong trào yêu nước và cách mạng này đã khích lệ và cổ vũ các nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử.

Về nghệ thuật, trong giai đoạn này, tiểu thuyết lịch sử chưa thực sự có được những thành tựu nổi bật về phương diện nghệ thuật. Đa phần các tác giả còn chịu nhiều ảnh hưởng của thi pháp cổ điển, mặc dù vậy cũng đã xuất hiện những dấu hiệu đổi mới trong thi pháp tiểu thuyết lịch sử.

Quy mô tác phẩm: Ở thời kỳ này, tác phẩm chưa có quy mơ lớn lắm, trừ một vài tác phẩm như: Gia Long tẩu quốc, Giọt máu chung tình,…

Hầu hết các tác phẩm đều chịu ảnh hưởng của thi pháp tiểu thuyết cổ điển, chủ yếu là tiểu thuyết chương hồi. Về bố cục thường theo kiểu kết cấu thời gian đơn tuyến và một hướng. Hầu hết các tác phẩm đều kết thúc có hậu trừ Giọt máu chung tình của Tân Dân Tử.

Nhìn chung về phương diện nghệ thuật hầu hết các tác phẩm vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của tiểu thuyết cổ điển, tiểu thuyết chương hồi. Tuy nhiên, ở một số tác phẩm đã hé mở xu hướng thoát ly ảnh hưởng của tiểu thuyết chương hồi, bước đầu đã có sự đổi mới theo hướng tiểu thuyết hiện đại. Biểu hiện rõ nhất là ở hình thức kết cấu.

1.3.2.2 Giai đoạn thứ 2: Từ 1930 đến 1945

Đây là thời kỳ tiểu thuyết Việt Nam phát triển mạnh mẽ nhất và có nhiều thành tựu mới nhưng cũng khá phức tạp. Đội ngũ nhà văn tham gia sáng tác đã đơng đảo hơn trước. Đặc biệt, về quan điểm chính trị, tư tưởng nghệ thuật cũng như thi pháp của họ cũng không đồng nhất.

Về nội dung, tiểu thuyết lịch sử giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1945, đề tài chống xâm lược vấn được tiếp tục phát triển và tiêu biểu vẫn là Nguyễn Tử Siêu với

Trần Nguyên Chiến Kỷ, Hai bà đánh giặc,… Đề tài này vẫn gắn liền với nội dung

ca ngợi cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta chống kẻ thù xâm lược, ca ngợi những vị anh hùng có cơng trong những cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.

Đồng thời, qua đó cũng khích lệ lịng u nước trong nhân dân, khơi dậy ý chí đấu tranh mạnh mẽ trong mỗi con người Việt Nam.

Bên cạnh đó, các tác giả cũng đi sâu vào đề tài nội trị. Tiêu biểu có các tác phẩm như: Cái hột mận, Ai lên Phố Cát của Lan Khai, Đêm hội Long Trì của Nguyễn Huy Tưởng; Chúa Trịnh Khải, Bà chúa Chè của Nguyễn Triệu Luật,…

Tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này còn mở rộng theo hướng “dã sử” (một loại ký ức lịch sử được lưu truyền trong dân gian, phần lớn được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Lúc bấy giờ, khi các phong trào yêu nước đang dâng cao thì sự ra đời của tiểu thuyết lịch sử chính là sự cổ vũ nhiệt tình cho lịng u nước trong nhân dân. Đây là thời kỳ mà tiểu thuyết lịch sử có được bước phát triển mạnh mẽ, có số lượng nhiều hơn hẳn so với thời kỳ trước đó.

Theo nhận định của tác giả Bùi Văn Lợi trong Luận án: Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam giai đoạn từ những năm đầu thế kỷ XX đến năm 1945 thì: Nếu như trước năm 1930, số lượng tác giả chỉ mới vẻn vẹn 6 người thì đến giai đoạn 1930 – 1945 đã tăng thêm 10 người, nâng tổng số tác giả lên con số 16. Số lượng tác phẩm cũng tăng từ 14 tác phẩm lên 47 tác phẩm (giai đoạn sau xuất hiện tới 33 tác phẩm mới) [30; tr.81]. Bên cạnh đó, quy mơ tác phẩm cũng có sự mở rộng đáng kể. Các tác phẩm trong giai đoạn này có quy mơ lớn hơn hẳn như: Trần Nguyên chiến kỷ dày 244 trang, Vua Quang Trung dày 219 trang, Hai bà đánh giặc dày 383 trang. Nếu như đem các tác phẩm đó so với các tiểu thuyết lịch sử ở giai đoạn trước như Vua Bố Cái dày 63 trang hay Lê Đại Hành dày 56 trang thì quả là một con số khá chênh lệch. Điều này cũng phần nào khẳng định sự phát triển vượt bậc của tiểu thuyết lịch sử giai đoạn 1930 – 1945.

Về nghệ thuật, thi pháp của các tác giả trong giai đoạn này cũng rất phức tạp và đa dạng. Vẫn có những nhà văn chịu ảnh hưởng của lối viết cổ điển nhưng cũng có những nhà văn đã bắt đầu đổi mới cách viết theo kiểu hiện đại của phương Tây lúc bấy giờ. Khuynh hướng lãng mạn xuất hiện mà một trong những biểu hiện rõ nhất đó là việc đưa tình u đơi lứa vào như một yếu tố quan trọng của tác phẩm. Cũng chính khuynh hướng này đã làm giảm đi tính lịch sử và tăng tính tiểu thuyết nhiều hơn.

Về chất lượng: có thể nói ở giai đoạn này, tiểu thuyết lịch sử đã có những bước tiến khá rõ rệt về nội dung cũng như về hình thức nghệ thuật. Có nhiều tác phẩm gây được tiếng vang lớn trong giai đoạn này như: Trần Nguyên chiến Kỷ của Nguyễn Tử Siêu hay Đêm hội Long Trì của Nguyễn Huy Tưởng,…

Nhìn chung, càng về sau đề tài có nội dung yêu nước chống ngoại xâm càng giảm và thay vào đó là đề tài nội trị. Có thể giải thích hiện tượng này là do sự kiểm duyệt gắt gao của thực dân Pháp. Lúc bấy giờ, “thực dân Pháp thẳng tay đàn áp tiểu thuyết lịch sử - mặc dù kiểm duyệt trước khi in, những nghị định tịch thu, nghị định chống tàng trữ, lưu hành vẫn ra như bươm bướm để khơng có quyền chót lọt nào bán cho đến hết trọn. Nhất là ở Trung Bộ, hễ thấy mặt tiểu thuyết lịch sử là chúng cấm. Người ta từng thấy cấm lưu hành, tàng trữ một quyển tiểu thuyết mà tác giả chưa viết lấy một chữ nào, cấm chỉ vì một nhà báo bạn của tác giả đã nhạy miệng giới thiệu dự định của tác giả”.

Sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam giai đoạn này đã góp phần khơng nhỏ vào q trình cách tân và hiện đại hóa nền văn học nước nhà. Không những thế, trong một giai đoạn lịch sử nhất định, dịng tiểu thuyết này đã có những đóng góp đáng kể trong việc khích lệ và cổ vũ lịng u nước, bảo vệ dân tộc thông qua những tấm gương của những vị anh hung và truyền thống quý báu của ông cha. Cho đến nay những giá trị đó vẫn khơng hề bị phai nhạt, cần phải được làm sống dậy để giáo dục thế hệ trẻ hiện tại và tương lai.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử nguyễn triệu luật (Trang 29 - 32)