Ngồi kiểu nhân vật tham vọng và chính trực, qn tử, Nguyễn Triệu Luật cũng khắc họa thành công kiểu nhân vật thứ ba đó là những kẻ tiểu nhân, cơ hội, tồn tại bằng cách luồn cúi nịnh bợ những kẻ có quyền thế. Đây là kiểu nhân vật xuất hiện khá nhiều trong những tác phẩm của ông. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì sống trong một giai đoạn lịch sử với nhiều những biến động, hỗn loạn, những cương thường đạo lý dường như đảo lộn hết cả thì loại tiểu nhân thường hay đắc chí, là cơ hội để chúng ra mặt.
Điển hình cho kiểu nhân vật này có thể nói về Khê Trung hầu. Ơng ta vốn là quan thái giám coi sóc cơng việc trong nội cung. Vì quý mến bà Dương Ngọc Hoan, nên khi thấy bà bị thế tử Trịnh Sâm bỏ rơi, ông bày cách cho Ngọc Hoan lấy sắc đẹp để chữa bệnh háo sắc. Không ngờ, khi Ngọc Khoan được đưa vào cung, Ngọc Hoan càng bị lãng quên hơn. Một lần, chúa cho truyền gọi Ngọc Khoan vào hầu, Khê Trung hầu đã nảy ra ý định thực hiện ý đồ “đổi mận thay đào”, cố tình khơng gọi Ngọc Khoan mà gọi Ngọc Hoan. Ơng ta rất lấy làm đắc ý vì việc làm của mình. Khi quân Tam phủ làm loạn kinh thành, Khê trung hầu chỉ mải lo cho bản thân mình “Hồ cửu nơng nhung, nhất quốc tam cơng, Ngơ thuỳ thích tịng”. Tạm dịch là: áo cừu lung tung, một nhà ba ơng, theo ai cho xong. Ơng ta chính là nội gián của qn Tam phủ. Vì vậy, có thể nói bản tính của nhân vật này đó là nịnh bợ, luồn cúi.
Một nhân vật khác đại diện cho kiểu nhân vật tiểu nhân, cơ hội đó là quan bồi tụng Quốc sư Nguyễn Hoãn. Với cương vị là một quốc sư, ông không chỉ trung thành với chúa mà còn lấn sang cả lĩnh vực nội cung của bọn hoạn quan. Nguyễn Hỗn lo nịnh hót cả các phi tần của chúa. Thấy Đặng Thị Huệ được chúa sủng ái, ơng lo lắng tìm đủ mọi phương thuốc dâng lên cho Đặng Thị Huệ mong bà hoài thai. Hàng ngày ở Bội Lan thất - chỗ ở riêng của Đặng Thị Huệ- người ta vẫn thấy ông mang bộ râu bạc luồn cúi ra vào. Quốc sư thọ hơn tám mươi tuổi, theo đủ mọi hạng người, trải mọi biến cố mà vẫn khơng hề hấn gì. Đó là cái tài của quan Quốc sư. Ông là một con người “nhiều khi cần nghỉ để giữ sạch tâm thuật, ông không nghỉ. Nhiều khi cần dại để giữ thanh giá cho địa vị ông, ông vẫn cứ khôn. Nhiều khi cần tìm chỗ nguy, để khơng phụ những người đã u trọng, ơng vẫn tìm chỗ an. Ơng vẫn tự phụ mình theo đúng thánh học ở chỗ “nguy bang bất nhập, loạn bang bất cư” (nước nguy không tới, nước loạn không ở) và “bang vơ đạo, miễn ư hình lục” (lúc nước nhà vơ đạo thì phải thốt việc bị giết bị tội). Cái tính sớm Sở tối Tần của ông được nhiều người cùng thời giễu cợt, gọi là Trường Lạc lão - ông già vui dài đến chết. Lúc nước nhà có biến loạn, Nguyễn Hỗn chỉ lo “duyệt lịng người”- để ý thái độ của mọi người để nịnh hót, hịng giữ lấy thân. Khi qn kiêu binh nổi loạn, đòi giết Huy quận, đưa vương tử Khải lên thay, Nguyễn Hoãn đã bày ra cách:
thảo sẵn hai tờ ý chỉ, một là bỏ Tân vương đi, dựng thế tử lên thay; hai là bắt chước kiểu Nghị Tổ nhiếp chính hồi Dụ Tổ, để Trịnh Khải lên nhiếp chính đợi khi nào Trịnh Cán lớn sẽ trao ngơi báu lại. Kế sách của Nguyễn Hỗn chẳng qua là giải quyết tình thế trước mắt, khơng phải là cách giải quyết triệt để vấn đề. Là người có quyền lực, địa vị cao trong triều đình, nhưng xem ra quan Quốc sư chỉ là loại “phường chèo” - mang đủ bộ mặt, miễn sao giữ được thân.
Quốc cữu Dương Khuông làm quyền Trưởng phủ sự, đứng đầu Ngũ quân phủ. Ông là em ruột thái phi họ Dương, là người dung tục, bỉ ổi, chẳng có tài năng gì, chỉ dựa vào chị mình mà lên đến chức quan Trưởng phủ. Khi bàn việc, ông luôn tỏ ra là người hăng hái, tuy nhiên khi có việc thì ơng trốn đi mất, không dám ra mặt. Mới giết được bốn tên kiêu binh mà ông đã tự phụ “quyền dĩ lập hĩ”. Chính thuyết “triết trợ” của Dương Khng là mồi nhử cho cơn giận của Kiêu binh bốc lên, khiến chúng nổi loạn, đốt phá kinh thành. Dương Khuông sợ hãi trốn vào trong Suý phủ. Khi quân lính kéo vào hỏi tội Dương Khuông, ông ta trốn không dám ra mặt, phải để chị mình là Thái phi ra lạy xin qn lính tha mạng. Là người đứng đầu cả Ngũ qn mà khơng điều khiển nổi binh lính. Dương Khuông lộ rõ bộ mặt của kẻ bất tài, tiểu nhân.
Trong một xã hội đầy rối ren, loạn lạc, muốn sống n ổn và có một trí nhất định, người ta phải nịnh nọt, phải luồn cúi, phải chịu hạ mình trước kẻ có quyền thế. Nhiều người đã khơng màng đến danh dự, khí tiết của mình để làm những việc như thế. Không hiếm những trường hợp như vậy trong một thời đại như thế.