Sự suy tàn của tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử nguyễn triệu luật (Trang 45)

Không giống như các tác giả tiểu thuyết lịch sử khác cùng thời, trong hầu hết các tác phẩm của mình, Nguyễn Triệu Luật chỉ tập trung vào một giai đoạn lịch sử thời Lê mạt. Qua đó, tác giả đã phơi bày hiện thực rối ren, biến động của lịch sử Việt Nam trong vòng hai mươi năm cuối thế kỉ XVIII. Các sáng tác của ông đều tập trung xoay quanh chiếc ngai vàng của vua Lê chúa Trịnh với những biến động, sự lung lay và nguy cơ sụp đổ là điều tất yếu.Người đọc có thể bao quát cả một giai đoạn lịch sử đầy đau thương của dân tộc qua những tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật. Đó là sự tranh giành quyền lực giữa các vua chúa với nhau, không những thế còn có những cuộc đấu tranh ngầm giữa những bề tôi, cung phi để giành chỗ đứng trong thời kỳ đảo điên. Đó là cuộc sống xa hoa của tầng lớp thống trị bất

chấp đất nước đang trong thời kỳ loạn lạc. Đó còn là cuộc sống lầm than, khổ cực của người dân dưới chế độ ấy.

Toàn cảnh bức tranh về sự suy tàn của tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh như thế đã hiện lên một cách ngồn ngộn trong những trang viết của Nguyễn Triệu Luật. Ông đã tái hiện lại giai đoạn lịch sử ấy của dân tộc trong tác phẩm của mình theo tinh thần hiện đại nhưng vẫn mang tính chân thực lịch sử. Đây chính là một trong những yếu tố làm nên phong cách riêng của Nguyễn Triệu Luật trong dòng tiểu thuyết lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.

2.1.1.1 Sự tranh giành quyền lực giữa các vua chúa

Trong các sáng tác của mình, Nguyễn Triệu Luật chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí. Đây là một cuốn tiểu thuyết được viết theo thể chương hồi và còn mang nặng những đặc điểm của lối văn chương cổ. Hoàng Lê nhất thống chí mang đến cho người đọc một cái nhìn khá toàn diện về giai đoạn lịch sử thời Lê mạt. Tác phẩm có những thành công nhất định về nội dung tư tưởng và nghệ thuật.

Với những tư liệu từ Hoàng Lê nhất thống chí cùng với sự am hiểu lịch sử và đặc biệt là bằng ngòi bút tài hoa của mình, Nguyễn Triệu Luật đã dựng nên cả một thời kỳ lịch sử với những giông tố, biến thiên, dâu bể. Triều đình Lê Trịnh lúc này đang đấu đá, giãy giụa và dường như đang thoi thóp trước khi trút hơi thở cuối cùng. Tác giả tập trung miêu tả tỉ mỉ những chuyện bê bối, rối ren xảy ra nơi phủ chúa Trịnh Sâm. Trước hết đó là sự tranh giành quyền lực giữa các vua, chúa với nhau. Có khi đó là cuộc tranh giành trong nội bộ nhà vua Lê hoặc trong nội bộ nhà chúa Trịnh, có khi đó là cuộc tranh giành giữa vua Lê và chúa Trịnh.

Ngay từ thế kỷ XVI, giai cấp phong kiến thống trị đã bộc lộ bản chất xấu xa bên trong của mình. Nhưng có lẽ không lúc nào bằng lúc này - những ngày mạt vận. Và chúng bộc lộ một cách đầy đủ nhất, sâu sắc nhất bản chất xấu xa của mình. Dưới ngòi bút miêu tả hiện thực sắc sảo của các tác giả, bọn vua chúa, những thần tượng vốn được coi là thiêng liêng, tôn quí thì nay chỉ còn là những con người bế tắc về trí

tuệ, sa đọa về đạo đức, cùng mòn trong đường lối chính trị. Họ quay ra đấu đá nhau, tranh giành quyền lực lẫn nhau.

Chúa Trịnh khuynh đảo vua Lê

Biểu hiện đầu tiên trong mảng tối tranh giành quyền lực giữa các vua chúa đó là việc chúa Trịnh khuynh đảo vua Lê. Lúc này, sự tồn tại của vua Lê gần như vô nghĩa khi mọi quyền hành đều nằm trong tay chúa Trịnh.

Chúa Trịnh Sâm, trong Bà Chúa Chè, phận là bề tôi nhưng lại tiếm quyền của vua Lê. Bấy lâu, vua Cảnh Hưng chỉ còn là cái bóng, bổng lộc đều do nhà Trịnh phân phát, quản lí. Nhà Trịnh cho mở phủ riêng, các đời truyền nhau nối ngôi Chúa, coi sóc tất cả mọi việc trong nước. Chúa Trịnh đặt ra các phiên, các quan lại để điều hành công việc. Việc lập phủ, tiếm quyền vua Lê của nhà Trịnh đã là tội phản nghịch, tội bất trung rồi. Mầm loạn đã có từ đó. Cương thường đạo lí đảo lộn từ đó. Khi Trịnh Sâm lên làm thế tử, chỉ vì lòng đố kị và tham vọng làm bá chủ mà Trịnh Sâm bức hại thái tử Lê Duy Vĩ.

“Thái tử Lê Duy Vĩ là người thuần cẩn tài tuấn thông minh”. [31; tr.255]. Vợ của chàng là Tiên Dong quận chúa, con gái của chúa Trịnh Doanh. Lúc bấy giờ, bên cung vua thì có thái tử Duy Vĩ, còn bên phủ chúa thì có thế tử Sâm. Cả hai người họ “đều là người thiếu niên anh tuấn cả” [31, tr.255]. Cũng vì thế mà hai người tỏ ra chẳng ưa gì nhau và coi nhau như cái gai trong mắt. Đặc biệt, thế tử Sâm mang trong mình âm mưu thâm độc là giết hại thế tử Duy Vĩ. Trong buổi tiệc sinh nhật chúa Minh Vương, Trịnh Sâm đã thể hiện một cách trực tiếp thái độ không đội trời chung với thái tử Duy Vĩ: “Ta thề rằng, ta cùng thằng Lê Duy Vĩ hai đứa không thể cùng sống. Nó chết thì ta còn, nó còn thì ta chết” [31; tr.258].

Mối thâm thù của hai con người ấy không chỉ dừng lại ở đó khi Trịnh Sâm quyết tâm trừ bỏ cái gai trong mắt mình và đã dàn chuyện, vu cho thái tử tư thông với phủ thiếp của Tiên Vương. Sau đó, Trịnh Sâm cho người bắt thái tử một cách hợp pháp, rồi chuyện gì đến cũng phải đến. Thái tử Duy Vĩ bị giam ở ngục và sau đó bị giết. Hình ảnh quân lính của Trịnh Sâm đến cung vua ngang nhiên bắt thái tử

cho thấy sự hèn nhát của vua Lê và sự ngang nhiên lấn tới của quân lính nhà chúa Trịnh. Đó cũng là biểu hiện rõ nét của việc phủ chúa Trịnh khuynh đảo cung vua Lê.

Khi Phạm Huy Định mang quân tiến thẳng vào cung vua và xin bắt thế tử mang về Súy phủ hỏi tội thì vua Hiển Tông rơm rớm nước mắt mà nói: “Con trẻ nó dại dột, mong rằng Nguyên súy cùng các đại thần chư khanh tha cho. Trẫm xin dạy bảo tử tế” [31; tr.264]. Là người đứng đầu một quốc gia nhưng vua Hiển Tông lại không có tiếng nói của mình, không phân định được sự việc đúng sai rành mạch mà chịu lép vế trước người với thân phận là bề tôi của mình. Hơn thế nữa, vua còn “rơm rớm” nước mắt, nói như van xin Phạm Huy Định. Điều này càng thể hiện sự bất lực của một con người ở vị thế thiên tử. Cuối cùng thì vị vua ấy cũng đành bất lực nhìn con mình bị bắt đi, bị ép đến chỗ chết mà không thể làm gì hơn. Đó cũng là hình ảnh của một cung vua hoàn toàn bất lực trước phủ chúa.

Không chỉ có thế, tác giả Nguyễn Triệu Luật còn cho người đọc thấy được sự tồn tại của vua Lê lúc này chỉ còn trên danh nghĩa khi mà mọi quyền hành nằm trong tay Súy phủ. Sự bạc nhược của vua Lê được thể hiện ở vua Lê Hiển Tông. Điển hình là trong tình huống khi Hoàng tôn Duy Kỳ được trả về ngôi cũ và có ý dùng Kiêu binh để đánh đổ nhà Trịnh, dựng lại cơ nghiệp nhưng vua Hiển Tông lại an phận với cuộc sống hiện tại mà không muốn có bất kỳ một sự “biến” nào khác. Vua đã nói với thái tôn rằng:

“Từ ngày sáng nghiệp về sau thì quyền ở hoàng gia, từ ngày Trung hưng đến nay, quyền về Vương phủ. Sáng nghiệp dĩ hậu, quyền tại Hoàng gia, trung hưng dĩ lai, quyền quy vương phủ. Câu ấy đã thành câu quen miệng đi rồi. Vả lại, cái thế đôi bên Hoàng gia Vương phủ ỷ vào nhau để cùng còn mất, cái thế ấy đã thành thế bất dịch rồi. Thì thế như thế, ta cưỡng làm sao? Thôi, cháu đừng nghĩ tới việc viển vông ấy làm gì cho hại vào thân. Mình cứ yên ổn thế này cũng được rồi.

Cơ nghiệp của đức Thái tổ con cháu đã hưởng linh trăm năm rồi. Tới khi nước nhà gặp buổi bất tạo, họ Mạc thoán quốc, cơ nghiệp Hoàng gia đã tắt hẳn rồi. Sau này, tái tạo lại sơn hà là công ở Trịnh Thái vương, Triết Vương cả. Từ đó về sau Hoàng gia mà còn giữ ngôi báu để nối vào việc phụng tự tông miếu là nhờ chút

di trạch, di phúc của đức Thái tổ. Tổ tiên ta, về tiền triều, có dự gì đến Hoàng gia nữa đâu. Được như thế này, ta tưởng đã là phúc to lắm. Cháu nên biết thì vụ một chút. Đừng như cha cháu mà mang vạ vào mình” [31; tr.286, 287].

Chỉ qua một đoạn đối thoại ngắn ngủi như thế, bản chất nhu nhược của vua Lê Hiển Tông đã hiện lên một cách rõ ràng hơn bao giờ hết. Không có một quyết sách nào được đưa ra, không có một phương án tối ưu nào được vua ban xuống để dựng lại cơ nghiệp đang dần lâm vào tình thế đỗ vỡ của nhà Lê. Thay vào đó là một sự “thức thời”, một sự an phận đến đáng thương. Một phần nào đó, sự nhún nhường ấy của vua Lê cũng thể hiện ngài là một người biết thời thế nhưng người ta lại thấy nhiều hơn ở đó là sự bạc nhược, là một ông vua vô tích sự, chịu cúi đầu trước quyền lực của chúa Trịnh.

Sự tranh giành quyền lực, chém giết lẫn nhau trong nội bộ nhà Trịnh

Trong bức tranh đen tối của xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, không chỉ có sự tranh giành quyền lực giữa các vua Lê và Chúa Trịnh mà còn có sự tranh giành quyền lực vô cùng khốc liệt trong nội bộ nhà Trịnh. Các mối quan hệ giữa chúa cùng các thế tử, các cung phi, quan lại,… với nhau vô cùng phức tạp. Ai cũng muốn giành quyền lực về phía mình, muốn thiên hạ phải phục tùng mình. Bởi thế mới có những mưu mô, thủ đoạn thâm độc, hãm hại lẫn nhau tại chốn thâm cung.

Chúa Trịnh Sâm là một nhân vật được nhà văn Nguyễn Triệu Luật khắc họa một cách rõ nét, đặc biệt là qua tác phẩm Bà Chúa Chè. Không chỉ là người lòng dạ hẹp hòi, đầy âm mưu, thủ đoạn, Trịnh Sâm còn là kẻ ham mê nữ sắc. Vì sủng ái Đặng Thị Huệ mà Chúa đã bỏ con trưởng lập con thứ. Cũng chính việc làm đó của Trịnh Sâm đã gieo vào lòng Trịnh Khải một nỗi thù hằn. Bởi vậy, khi nghe tin chúa Trịnh Sâm sắp mất, Trịnh Tông đã cùng bè đảng chuẩn bị quân lực để tiến hành đảo chính, giành lấy ngôi cao. Không chỉ có vây cánh của Trịnh Tông mà Đặng Thị Huệ cùng với Hoàng Đình Bảo cũng cấu kết lại với nhau nhằm giữ cho bằng được địa vị bấy lâu nay của mình.

Nói về Trịnh Sâm, do chơi bời hoang dâm vô độ mà đã mắc phải chứng bệnh nan y, gọi nôm na là “sợ gió”. Vì vậy mà chúa luôn phải ở trong cung, ban

ngày đóng kín cửa và thắp đèn. Bệnh tình của chúa ngày càng nguy kịch, vô phương cứu chữa.

Trước khi chúa Tĩnh Đô qua đời cũng đã kịp thu xếp mọi chuyện “quốc gia trọng sự”. Chúa đã nhất quyết “dựng Cán bỏ Khải, dựng con bé, bỏ con lớn…Nếu Cán không ra gì thì ngôi báu nên để cho Bồng để giữ lấy bá thị chính hệ chứ không nên để choa đứa con bất tiếu là Khải” [31; tr.114, 115]. Đó là những lời cuối cùng mà chúa Trịnh Sâm nói với mẹ của mình là Nguyễn Thái Phi trước khi ông băng hà. Trong khi đó thì các bề tôi đã “rậm rịch” lo làm sao củng cố quyền lực của mình sau khi chúa qua đời. Huy Quận công Hoàng Đình Bảo sau khi từ xứ Nghệ dò la tình thế trong kinh, suy xét sự tình, cân nhắc đắn đo đã chọn theo phe của Đặng Thị Huệ. Nội bộ nhà Trịnh lúc này có sự lục đục lớn và việc xảy ra bạo loạn chỉ trong nay mai. Có thể khái quát tình thế của nhà Trịnh lúc bấy giờ trong mấy câu đồng dao được lưu truyền rộng rãi trong kinh thành, từ cửa ô đến tận trong cung, đâu đâu người ta cũng được biết “cái tin về thời sự sôi nổi dư luận” này:

Trăm quan có mắt như mờ

Để cho Huy quận vào sờ Chính cung. Đục cùn thì giữ lấy tông

Đục long cán gãy còn mong nỗi gì

Những câu đồng dao hết sức giản dị, mộc mạc nhưng lại chứa đựng cả một hàm ý sâu xa trong đó. Cả một thời kỳ rối ren, đen tối khi mà chúa mất, Huy quận gian díu với Chính cung Đặng Thị Huệ , cấu kết tạo bè đảng; Trịnh Cán lên ngôi khi tuổi đời còn quá nhỏ; Trịnh Tông lại chưa thể làm được gì vì bị phế làm quý tử và giam ở Tam gian đường.

Tuy nhiên, vây cánh của Đặng Thị Huệ cùng với Hoàng Đình Bảo cũng không dễ dàng thực hiện được ý định của mình bởi vì lúc này quân Tam phủ đang có kế hoạch khởi biến để truất Cán dựng Khải. Rồi họ tập hợp nhau lại bàn bạc, ra hịch và định ngày hành động. Họ thống nhất với nhau là sẽ bắt đầu khởi sự khi có hiệu lệnh trống sau giờ tan chầu. Rồi chuyện gì phải đến cũng sẽ đến, Kiêu binh ồn ào kéo vào cửa Các Môn. Sức mạnh ấy đã lấn át tất cả, để rồi cuối cùng “quân Tam phủ

vào nội phủ lấy cái bàn ghế thật to, đặt một cái đoản kỷ lên trên, lấy dây buộc chặt, rồi bảo nhau đi rước vương Tử Khải đến, đặt ngồi lên kỷ rồi cùng nhau tung hô: Thiên tuế! Thiên tuế!”. Vậy là ý đồ phế trưởng lập thứ của Trịnh Sâm đã hoàn toàn bị quân Tam phủ phá hủy, Trịnh Khải lên ngôi. Nhưng rồi vị chúa này cũng chỉ là con rối trong tay lũ Kiêu binh mà thôi, để rồi cuối cùng cũng phải mổ bụng tự sát trong tay quân phản loạn.

Như vậy, với những việc làm không phải của một ông vua hiền minh, biết vì tương lai của xã tắc như Trịnh Sâm cùng với cái chết đầy nhục nhã của Trịnh Khải là những biểu hiện rõ nhất của sự suy tàn của nhà Trịnh. Tuy nhiên, không chỉ có cuộc tranh giành quyền lực giữa những người đứng đầu trong triều đình, mà trong nội cung còn có một cuộc chiếc khác cũng khốc liệt không kém đó là cuộc chiến giữa các cung phi. Trong số họ ai cũng mong muốn mang tài sắc của mình mong thấu đến người “quyền khuynh thiên hạ”. Người có tài, kẻ có sắc, người mưu mô, kẻ cơ hội,… tất cả đều chung một mục đích là lọt vào mắt xanh của chúa. Số lượng cung nữ thì nhiều, còn những người được vua sủng ái, nuông chiều lại chỉ có hạn. Bởi vậy nên mới có những cuộc ganh đua, đấu đá lẫn nhau và dường như dù thắng hay thua thì họ đều mang những bi kịch riêng trong chốn cung cấm đầy hào nhoáng nhưng cũng không ít trớ trêu.

Hình ảnh những cung phi như bà Trần Thị Lộc, Dương Ngọc Hoan, Trương Ngọc Khoan, Đặng Thị Huệ không khó bắt gặp trong một chốn hậu cung nào đó. Họ có điểm chung là những người có tài, có sắc nhưng lại phải chôn vùi tuổi thanh xuân của mình chốn cung cấm. Nương mình nơi đó, họ không còn cách nào hơn là bằng mọi cách để chiếm được cảm tình của chúa. Người thắng thì chăn ấm đệm êm, còn kẻ thua cuộc thì chăn đơn gối chiếc âu cũng là điều chẳng thể khác chốn thâm cung. Bà Dương Ngọc Hoan vào cung từ năm mười sáu tuổi, khi đó thế tử mới được mười tám. Cuộc ái ân nồng nàn mới hơn có ba năm, sang năm thứ tư thì nàng Trần Thị Lộc tiến cung chiếm mất nỗi sủng ái của chúa với nàng. Lúc ấy nàng cũng chỉ mới hai mươi tuổi.

Sau đó, để giành lại vị trí đã mất của mình, Ngọc Hoan nghe theo sự thu xếp của Khê Trung hầu đó là tiến cung nữ Trương Ngọc Khoan vào cung để chữa bệnh

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử nguyễn triệu luật (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w