Đặc trưng thể loạ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử nguyễn triệu luật (Trang 25)

1.2.2.1 Đặc trưng chung của thể loại tiểu thuyết

Trước hết, tiểu thuyết lịch sử là một thể tài nên nó cũng có những đặc trưng chung của thể loại tiểu thuyết.

Nói về đặc trưng của thể loại tiểu thuyết, điều đầu tiên có thể nói về đặc trưng cố định, khép kín và chưa hoàn tất. Bakhtin cho rằng: Tiểu thuyết có “tính biến đổi”, “tính không hoàn thành” và vì thế không thể có câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi về những đặc trưng của thể loại tiểu thuyết. So với các thể loại khác, tiểu thuyết

xuất hiện muộn hơn. Không những thế, nó "là một thể loại văn chương đang biến chuyển và còn chưa định hình. Tiểu thuyết được coi là ra đời từ thời Hy Lạp – La Mã cổ đại nhưng phải đến thời kỳ Phục Hưng mà cụ thể là phải đến cuối thế kỷ XVIII, nó mới có được vai trò xứng đáng trong đời sống văn học.

Từ tính “chưa hoàn bị” đó dẫn đến việc tiểu thuyết không hề có những quy phạm cả về nội dung lẫn hình thức. Tiểu thuyết có khả năng lấn át cũng như thu hút, dung nạp trong mình rất nhiều thể loại khác. “Tiểu thuyết là thể loại văn chương duy nhất đang biến chuyển và còn chưa định hình… Nòng cốt thể loại của tiểu thuyết chưa hề rắn lại và chúng ta chưa thể dự đoán được hết khả năng uyển chuyển của nó”. [4, tr.23]. Bakhtin cho rằng tiểu thuyết “gây nên tác động trong quá trình lịch sử chỉ từng là hình mẫu tiểu thuyết riêng biệt chứ không phải một quy phạm thể loại cố định” [4, tr.24].

Qua đó, ta cũng có thể thấy rằng, không có một cái khuôn nào có thể đúc vừa mọi hình thể của tiểu thuyết. Cũng bởi lịch sử tiểu thuyết là lịch sử vượt qua, giễu nhại và chối bỏ những hình thức được kiến tạo trước đó của chính mình. “Đó là thể loại mãi mãi tìm tòi, mãi mãi tự khảo sát bản thân mình và xét lại tất cả những dạng thức đã định hình của mình”. [4, tr.84]

Dù là một thể loại vẫn đang tiếp tục được định hình, nhưng một cách cơ bản nhất, vẫn có thể nêu lên một số nét đặc trưng cơ bản của thể loại tiểu thuyết. Trong quá trình đi tìm những đặc điểm cấu trúc cơ bản nhất của thể loại này, Bakhtin đã đưa ra ba đặc điểm cơ bản làm cho tiểu thuyết khác biệt về nguyên tắc với các thể loại khác, đó là:

- Tính đa chiều có ý nghĩa phong cách học tiểu thuyết, gắn liền với ý thức đa ngữ được thể hiện trong tiểu thuyết.

- Sự thay đổi cơ bản các tọa độ thời gian của hình tượng văn học trong tiểu thuyết. - Khu vực mới, nơi xây dựng hình tượng văn chương tiểu thuyết, chính là khu vực xúc tiếp tối đa với cái hiện tại (đương đại) ở thì không hoàn thành của nó.

[4, tr.36] Có thể nói, ba đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết mà Bakhtin đưa ra trên đã khái

quát chính xác các đặc trưng tự sự của thể loại này. Trong đó, đáng chú ý là đặc điểm thứ ba, đã cho thấy bản chất của thể loại tiểu thuyết xét trên cấp độ hình tượng thẩm mỹ. Cũng chính đặc trưng này đã khiến cho tiểu thuyết khác biệt cơ bản với sử thi.

Tính chất phức tạp và bề bộn trong sự tiếp xúc tối đa với “cái hiện tại ở thì không hoàn thành” có tính quyết định và chi phối hai đặc trưng còn lại của tiểu thuyết là tính chất đa ngữ của ngôn ngữ và tính chất thay đổi của thời gian. Trong đó, có thể nói, đặc trưng về thời gian là đặc trưng nổi bật ở tiểu thuyết.

Tiểu thuyết có ưu thế vượt trội so với các thể loại khác trong việc phản ánh cuộc sống một phần nhờ vào đặc trưng thời gian của nó. Tiểu thuyết có khả năng nhấn mạnh tính chất quá trình, tính chất dòng chảy thời gian của đối tượng tự sự. Thời gian trong tiểu thuyết có thể căng ra hết cỡ, có thể rút ngắn hết cỡ một cách linh hoạt. Chính vì vậy, trong khi nghiên cứu tiểu thuyết, thời gian là phạm trù được chú ý nhiều hơn không gian. Thời gian trong tiểu thuyết được hiểu là một yếu tố tổ chức cốt truyện, vừa là trục tồn tại của nhân vật. Nó vừa thuộc về kĩ thuật tự sự, vừa thuộc về cảm quan thẩm mỹ của người viết.

1.2.2.2 Đặc trưng riêng của tiểu thuyết lịch sử

Tiểu thuyết lịch sử mang trọn đặc trưng của thể loại tiểu thuyết. Ngoài ra, tiểu thuyết lịch sử cũng có những đặc trưng riêng khác biệt so với các loại hình tiểu thuyết khác. Những đặc trưng đó xuất phát từ chính đối tượng của tiểu thuyết lịch sử đó là lấy nội dung lịch sử làm đề tài, làm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.

Ở trên, chúng tôi đã nói đến đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết là sự “tiếp xúc tối đa với hiện tại ở thì không hoàn thành” trong khi đó tiểu thuyết lịch sử lại nói đến quá khứ, thậm chí là “quá khứ xa”, là cái “lịch sử tuyệt đối”. Nếu như xét từ góc độ đối tượng phản ánh thì tiểu thuyết lịch sử gần với sử thi hơn tiểu thuyết. Tuy nhiên, chính quá trình cố gắng để không trở thành sử thi mà tiểu thuyết đã tạo nên đặc trưng của tiểu thuyết lịch sử so với các loại hình tiểu thuyết khác. Đó là đặc trưng về nghệ thuật hư cấu.

cấu tất cả những gì mình muốn thì đối với tiểu thuyết lịch sử lại không có được sự tự do như vậy. Có thể nói trong tiểu thuyết lịch sử là sự hư cấu “trong giới hạn”. Người viết tiểu thuyết lịch sử như một người thợ sửa chữa lại một ngôi nhà cũ chứ không được phép xây dựng một ngôi nhà mới hoàn toàn theo ý muốn của mình. Công việc sửa chữa ấy đôi khi lại đòi hỏi kĩ thuật và sức sáng tạo nhiều hơn. Bởi rõ ràng để sinh ra một cái mới thì dễ hơn nhiều so với việc làm sống lại những gì đó chết. Và công việc tái sinh lịch sử ấy chính là công việc của các nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử.

Người viết tiểu thuyết lịch sử chỉ được hư cấu trên những cứ liệu có sẵn, thậm chí đã trở thành những nhận thức cố định trong suy nghĩ của mỗi người. Nhà văn phải hư cấu làm sao để vừa phải đúng với những gì đã diễn ra trong lịch sử, vừa phải làm cho cái “đã có”, “đã từng sống” ấy trở nên sinh động như chính cuộc sống đang diễn ra trước mắt. Dù cho người viết muốn tái hiện lại cả một giai đoạn lịch sử to lớn hay chỉ coi “lịch sử như là chiếc đinh để treo bức tranh cuộc sống” (A. Dumas) thì sự hư cấu của người viết vẫn phải nằm trong những gì đã là lịch sử. Chẳng hạn như việc A. Dumas muốn kể về một thời kì lịch sử phong kiến Pháp khác đi so với những gì được ghi trong chính sử thì ông vẫn phải dựa vào những cứ liệu lịch sử như: các sự kiện lớn, phong tục tập quán,… của thời kì đó để tái hiện một cuộc sống “giống như lịch sử” ở mức độ nhất định mà người đọc có thể chấp nhận mà không hề nghi ngờ rằng đó là lịch sử của nước nào khác. Và dù cho Dumas muốn lãng mạn hóa các ông hoàng bà chúa bằng những mối tình thơ mộng thì cũng không thể tách họ ra khỏi những biến cố lớn đã xảy ra trong cuộc đời họ.

Tóm lại, có thể thấy rằng, nghệ thuật hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử khác biệt so với nghệ thuật hư cấu trong các loại hình tiểu thuyết khác. Đó là sự “hư cấu trong giới hạn”. Nói như vậy không có nghĩa là sự hư cấu ở tiểu thuyết lịch sử ít hơn so với các loại hình tiểu thuyết khác, mà thậm chí ở tiểu thuyết lịch sử còn đòi hỏi phải sáng tạo hơn. Bởi rõ ràng sáng tạo một cái gì mới mẻ hoàn toàn sẽ dễ dàng hơn so với việc làm sống lại những gì đã chết. Và công việc tái sinh lịch sử ấy chính là công việc của các nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử nguyễn triệu luật (Trang 25)