Quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và các quốc gia ASEAN(5)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hiệu ứng tràn của chính sách tiền tệ hoa kỳ đến thị trường các quốc gia ASEAN (Trang 97)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ MỐI QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA

4.1.2. Quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và các quốc gia ASEAN(5)

4.1.2.1 Quan hệ về thƣơng mại

Tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu của các quốc gia ASEAN(5) với đối tác Hoa Kỳ tương đối cao và khá ổn định. Từ hình 4.4, có thể phân chia các quốc gia trên thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là các quốc gia có tỷ trọng kim ngach xuất khẩu với Hoa Kỳ không quá cao và ổn định kéo dài trong thời gian phân tích, bao gồm Indonesia, Malaysia và Thái Lan với tỷ trọng xoay quanh mức 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của mỗi quốc gia. Nhóm quốc gia có tỷ trọng kim ngạch vượt trội cịn lại bao gồm Philippines và Việt Nam, trong đó tỷ trọng của Philippine bình quân khoảng 15% và đặc biệt tỷ trọng xuất khẩu bình quân với đối tác Hoa Kỳ của Việt Nam đạt tới 20% gấp hai lần các quốc gia nhóm thứ nhất, thậm chí năm 2019 con số này đạt tới 23,3%.

Hình 4.4: Tỷ trọng xuất khẩu của ASEAN(5) với đối tác Hoa Kỳ (%)

Nguồn: Ngân hàng ADB

Như vậy có thể thấy, Hoa Kỳ là một đối tác quan trọng cho xuất khẩu của các quốc gia ASEAN(5). Kết quả trên đến từ: (i) những nỗ lực trong thúc đẩy quan hệ thương mại giữa các quốc gia trên với Hoa Kỳ, hiện nay Hoa Kỳ đang là đối tác thương mại lớn thứ tư của khối các quốc gia ASEAN2; (ii) Hoa Kỳ là quốc có quy mô nhập

2

khẩu hàng hóa hàng năm hiện nay rất lớn trên 2.000 tỷ USD đã trở thành thị trường rất tiềm năng cho hàng hóa xuất khẩu của các quốc gia ASEAN(5) trong khi đang cố gắng tận dụng những lợi thế được tạo ra từ các hiệp định thương mại đã kí kết giữa các quốc gia này với Hoa Kỳ; (iii) Mơ hình tăng trưởng dựa vào đẩy mạnh xuất khẩu mà các quốc gia ASEAN(5) đã theo đuổi từ trước đó.

Hình 4.5: Tăng trƣởng xuất khẩu của ASEAN(5) với đối tác Hoa Kỳ (%)

Nguồn: Ngân hàng ADB

Như đã phân tích, Hoa Kỳ là một thị trường xuất khẩu quan trọng và có rất nhiều tiềm năng cho các quốc gia ASEAN(5). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của các quốc gia này vào thị trường Hoa Kỳ lại chưa duy trì được mức độ ổn định (hình 4.5) ngoại trừ Việt Nam. Hoa Kỳ là một thị trường lớn, có tính chi phối nên nếu những cú sốc về kinh tế xảy ra rất dễ tác động sâu đến các quốc gia đối tác. Năm 2009, khi nền kinh tế Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính đã kéo theo sự sụt giảm nghiêm trọng về xuất khẩu của các quốc gia đối tác ASEAN(5). Cụ thể, trong khi Việt Nam chỉ bị sụt giảm khoảng 4,5% về kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này, một con số có thể chấp nhận được trong bối cảnh khủng hoảng, thì các quốc gia cịn lại giảm khá mạnh như Indonesia, Philippine và Thái Lan giảm tới gần 17%; đặc biệt Malaysia giảm tới 30,51% trong kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Điều này cũng ngụ ý về yêu cầu đối với tính chủ động và độc lập hơn trong các chính sách quản lý xuất khẩu của các quốc gia trên.

Hình 4.6: Tỷ trọng nhập khẩu của ASEAN(5) từ đối tác Hoa Kỳ (%)

Nguồn: Ngân hàng ADB

Trái ngược với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ Hoa Kỳ của các quốc gia ASEAN(5) lại khá thấp (hình 4.6). Cụ thể tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ Hoa Kỳ của Philippines và Indonesia đều thấp và gần như không biến động trong thời gian dài lần lượt khoảng 0,5% và 0,85%; ba quốc gia cịn lại gồm Thái Lan, Malaysia và Việt Nam có chiều hướng cải thiện hơn trong thời gian gần đây với tỷ trọng nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt lần lượt khoảng 1,3%, 1,6% và khoảng gần 2% đối với Việt Nam.

Nếu so sánh các số liệu trên với kim ngạch xuất khẩu của các quốc gia ASEAN(5) với thị trường đối tác Hoa Kỳ thì đã cho thấy một khoảng cách rất lớn trong cán cân thương mại. Lý do có thể giải thích cho tình hình trên là, các quốc gia ASEAN(5) có tỷ trọng lớn trong nhập khẩu là các yếu tố đầu vào để phục vụ cho sản xuất và gia công hàng hóa trong nước, trong khi Hoa Kỳ lại chủ yếu xuất khẩu các máy móc và hàng hóa với cơng nghệ cao. Do dó, giá trị hàng hóa mà các quốc gia ASEAN(5) nhập khẩu từ Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong kim ngạch nhập khẩu của mình.

Về xu hướng tỷ trọng nhập khẩu của một số quốc gia trong nhóm ASEAN(5) từ đối tác Hoa Kỳ đã dần cải thiện trong thời gian gần đây, và nổi bật hơn cả là tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ Hoa Kỳ của Việt Nam vào năm 2019 đã có tăng trưởng ấn tượng đạt 2,67% gấp hai lần tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu 1,3% vào năm 2014. Một lý

do có thể giải thích cho kết quả trên là cán cân thương mại giữa các quốc gia này và Việt Nam với Hoa Kỳ đã có thặng dư rất lớn. Với sức ép từ chính sách bảo hộ thương mại mà Chính quyền tổng thống Hoa Kỳ Trump đưa ra thì các quốc gia đang phát triển ASEAN và Việt Nam đã có những giải pháp mang tính chất kỹ thuật để giảm bớt chênh lệch trong cán cân thương mại với Hoa Kỳ, bằng cách ưu tiên gia tăng mua một số hàng hóa của quốc gia này.

Hình 4.7: Tỷ trọng tổng kim ngạch thƣơng mại của ASEAN(5) với đối tác Hoa Kỳ (%)

Nguồn: Ngân hàng ADB

Về tỷ trọng tổng kim ngạch thương mai giữa các quốc gia ASEAN(5) và đối tác Hoa Kỳ (Hình 4.7) nhìn chung là khá ổn định. Ngoại trừ Philipines có tỷ trọng kim ngạch thương mại với Hoa Kỳ giảm từ 14,57% giai đoạn 2008 - 2009 xuống còn khoảng 10,5% vào giai đoạn 2018- 2019 thì các quốc gia cịn lại vẫn được duy trì và có xu hướng cải thiện như Malaysia và Việt Nam. Giá trị đóng góp trong tổng kim ngạch thương mại giữa ASEAN(5) và Hoa Kỳ vẫn khẳng định đây thực sự là một đối tác thương mại quan trọng của nhóm quốc gia này.

Về tăng trưởng tổng kim ngạch thương mại giữa ASEAN(5) và đối tác Hoa Kỳ (Hình 4.8) cho thấy chưa có sự ổn định cao, ngoại trừ Việt Nam đã duy trì tốt với tỷ lệ tăng trưởng trong giai đoạn từ 2010 đến 2019 gần như trên 10%. Nguyên nhân chính là do độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu như đã phân tích ở phần trên chưa ổn định. Do

vậy, các quốc gia trên cần có những chính sách điều chỉnh về quản lý dịng chảy thương mại để khai thác tốt hơn nữa những tiềm năng về quy mô thị trường rất lớn của Hoa Kỳ, cũng như xứng hơn nữa với vị trí Hoa Kỳ đang là đối tác thương mại lớn thứ tư của các quốc gia ASEAN.

Hình 4.8: Tăng trƣởng tổng kim ngạch thƣơng mại của ASEAN(5) với đối tác Hoa Kỳ (%)

Nguồn: Ngân hàng ADB

4.1.2.2 Quan hệ về đầu tƣ

Nhìn chung nhóm các quốc gia ASEAN có khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) rất tốt với xu hướng liên tục tăng lên (Hình 4.9). Giai đoạn từ 2012 - 2015 bình quân giá trị FDI vào các quốc gia trên khoảng 120 tỷ USD thì đến năm 2017 con số này đã đạt 156,1 tỷ USD và đặc biệt đến năm 2019 giá trị vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn thế giới đầu tư vào khối các quốc gia này là 182 tỷ USD. Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có lượng FDI đầu tư vào khối ASEAN cao như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hồng Kơng thì Hoa Kỳ là quốc gia dẫn đầu với giá trị FDI đầu tư vào khối này lên đến 30,87 tỷ USD vào năm 2017 và 34,58 tỷ USD vào năm 2019.

―ASEAN là điểm đến đầu tư hàng đầu của Hoa Kỳ trong khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương. Đầu tư trực tiếp (FDI) của Hoa Kỳ tại khu vực này (tổng số cộng dồn đạt 329 tỷ đô la) cịn lớn hơn so với tồn bộ số vốn FDI của Hoa Kỳ tại Trung Quốc,

Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ cộng lại‖3. Những thống kê trên cho thấy vai trò rất quan trọng của đối tác Hoa Kỳ với các quốc gia ASEAN trong quan hệ kinh tế của khối bao gồm từ thương mại đến đầu tư.

Hình 4.9: Dòng vốn FDI vào các quốc gia ASEAN theo đối tác (triệu USD)

Nguồn: Asean Stats Data portal

Hoa Kỳ không chỉ là quốc gia hàng đầu về đầu tư trực tiếp (FDI) mà còn là quốc gia có vốn FPI vào nhóm ASEAN(5) với tỷ trọng cao. Theo dữ liệu thống kê của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) (Hình 4.10), trong giai đoạn dài từ 2010 đến 2019, tỷ trọng vốn danh mục cổ phần vào ASEAN(5) đều ở mức trên 35% ngoại trừ Việt Nam (do thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường được thành lập chưa lâu và quy mô giao dịch của thị trường trong giai đoạn trên còn tường đối nhỏ). Việc tỷ trọng dòng vốn danh mục cổ phần tương đối cao phần nào phản ánh tính hấp dẫn, sự phát triển về quy mô thị trường cũng như mức độ ngày càng hoàn thiện hơn của cơ chế quản lý thị trường của các quốc gia trên đối với các nhà đầu tư từ đối tác Hoa Kỳ. Tuy nhiên, việc duy trì tỷ trọng dịng vốn danh mục cao của Hoa Kỳ cũng tạo ra áp lực cho thị trường các quốc gia ASEAN(5) trong cơng tác quản lý dịng vốn đầu tư gian tiếp bởi khả năng đảo chiều đột ngột của dòng vốn trước các cú sốc về kinh tế và tài chính có thể diễn ra do tính kém ổn định của dòng vốn FPI.

3

Hình 4.10: Tỷ trọng dịng vốn danh mục cổ phần vào ASEAN(5) từ đối tác Hoa Kỳ (%)

Nguồn: Ngân hàng ADB

4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm trình bày dưới đây được thực hiện theo phương pháp đã trình bày ở chương 3. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu được trình bày qua phần thống kê mơ tả các biến trong mơ hình.

4.2.1 Các kiểm định thống kê 4.2.1.1 Thống kê mô tả 4.2.1.1 Thống kê mơ tả

Dữ liệu dùng để phân tích định lượng, tác giả sử dụng dữ liệu theo quý bởi các lí do: (i) dữ liệu theo quý phản ánh kịp thời những biến động vĩ mô của nền kinh tế; (ii) và tính khả thi trong việc dữ liệu có thể được thu thập. Đối với các biến GDP, M2, EQ, IMP, EX, EXP, CPS đề tài sử dụng tốc độ tăng trưởng nên đơn vị tính là %, biến IR là tỷ lệ lãi được gọi là lãi suất (lợi suất) nên biến được lấy theo đơn vị %. Biến CPI tác giả lấy tỷ lệ lạm phát với đơn vị là %. Biến FPI được lấy theo tỷ lệ so với GDP nên đơn vị là %. Biến TB đề tài chuyển dạng log gần với phân phối chuẩn để đáp ứng yêu cầu tốt của ước lượng VAR và phương pháp bình phương bé nhất (OLS).

Các thống kê mô tả bao gồm: giá trị trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (Std. Dev.), giá trị lớn nhất (Max) và giá trị nhỏ nhất (Min). Kết quả thống kê mô tả dữ liệu của các biến quan sát đựợc thể hiện tại bảng 4.1.

Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu Biến Biến nghiên cứu Giá trị trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Độ lệch chuẩn GDP_us 0.016330 -0.052000 0.037800 0.019117 CPI_us 0.017651 -0.016234 0.053028 0.012062 M2_us 0.062106 0.018908 0.100331 0.020043 IR_us10 0.025932 0.014900 0.039900 0.131615 EX_us 0.006315 -0.071249 0.091696 0.031977 EQ_us 0.006650 -0.116695 0.053609 0.030973 IMP_us 0.030160 -0.347074 0.317218 0.131615 TB_us -0.183292 -0.243516 -0.158543 0.017371 GDP_a 0.047713 -0.057560 0.154680 0.026048 CPI_a 0.030662 -0.027821 0.102804 0.022191 IR_a 0.036960 0.012500 0.077500 0.016641 EX_a 0.004943 -0.086207 0.174349 0.036220 EQ_a 0.006287 -0.130937 0.141343 0.037365 EXP_a 0.010854 0.999180 0.382881 0.233562 FPI_a 0.001123 -0.249160 0.211390 0.047355 CPS_a 0.115358 0.004850 0.264670 0.054285 GDP_vn 0.061163 0.031400 0.076500 0.009513 CPI_vn 0.080152 0.003108 0.277536 0.071791 IR_vn 0.061250 0.042500 0.130000 0.026223 EX_vn 0.008092 -0.009557 0.093545 0.017753 EQ_vn -0.000374 -0.253725 0.203363 0.074206 EXP_vn 0.202874 -0.199951 0.537177 0.165642 FPI_vn 0.008341 -0.052280 0.080080 0.018815 CPS_vn 0.214567 0.079840 0.632060 0.120117

Nguồn: Tính tốn của tác giả

4.2.1.2 Kiểm định tính dừng

Trong mơ hình VAR, tính dừng của chuỗi dữ liệu rất quan trọng. Các chuỗi dữ liệu phải đảm bảo có tính dừng hoặc đồng liên kết. Nếu chuỗi dữ liệu gốc khơng dừng thì chuỗi dữ liệu phải dừng ở sai phân bậc 1. Trong kinh tế lượng có nhiều cách để nhận dạng một chuỗi thời gian là dừng hay không dừng, trong phần này tác giả sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Roost test) để kiểm tra tính dừng của chuỗi dữ liệu.

Bảng 4.2: Kết quả kiểm định tính dừng

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Ghi chú: D: Sai phân; D(0): Chuỗi gốc; D(1): Sai phân bậc 1. (*), (**): Mức ý nghĩa 1% và 5%

Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Roost test) cho thấy các chuỗi đều dừng ở chuỗi dữ liệu gốc hoặc ở sai phân bậc 1 với mức ý nghĩa là 1% và 5%. Từ kết quả này, các biến dữ liệu chuỗi thời gian đưa vào mơ hình phù hợp với mơ hình VAR.

4.2.1.3 Kiểm định đồng liên kết Biến Biến

nghiên cứu

Chuỗi gốc Chuỗi sai phân bậc 1

Kết quả T-statistic Prob T-statistic Prob

GDP_us -2.006557 0.2831 -4.737913 0.0004 Dừng ở D(1)* CPI_us -4.511697 0.0007 Dừng ở D(0)* M2_us -3.322575 0.0204 Dừng ở D(0)** IR_us10 -2.723073 0.0777 -6.689891 0.0000 Dừng ở D(1)* EX_us -5.835124 0.0000 Dừng ở D(0)* EQ_us -4.846480 0.0002 Dừng ở D(0)* IMP_us -2.212950 0.2045 -3.435534 0.0146 Dừng ở D(1)** TB_us -5.880222 0.0000 Dừng ở D(0)* GDP_a -3.178612 0.0282 Dừng ở D(0)** CPI_a -0.995715 0.7454 -5.403385 0.0001 Dừng ở D(1)* IR_a -1.510876 0.5195 -6.069814 0.0000 Dừng ở D(1)* EX_a -7.447644 0.0000 Dừng ở D(0)* EQ_a -7.596050 0.0000 Dừng ở D(0)* EXP_a -2.665569 0.0883 -7.646436 0.0000 Dừng ở D(1)* FPI_a -4.905064 0.0002 Dừng ở D(0)* CPS_a -2.127950 0.2352 -7.099812 0.0000 Dừng ở D(1)* GDP_vn -3.178612 0.0282 Dừng ở D(0)** CPI_vn -0.995715 0.7454 -5.403385 0.0001 Dừng ở D(1)* IR_vn -1.510876 0.5195 -6.069814 0.0000 Dừng ở D(1)* EX_vn -7.447644 0.0000 Dừng ở D(0)* EQ_vn -7.596050 0.0000 Dừng ở D(0)* EXP_vn -2.665569 0.0883 -7.646436 0.0000 Dừng ở D(1)* FPI_vn -4.905064 0.0002 Dừng ở D(0)* CPS_vn -2.127950 0.2352 -7.099812 0.0000 Dừng ở D(1)*

Để đảm bảo yêu cầu về chuỗi dữ liệu bên cạnh việc kiểm định tính dừng, đề tài tiến hành kiểm định sự tồn tại của đồng liên kết giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu. Để phân tích mối quan hệ dài hạn giữa các biến được đưa vào mơ hình nghiên cứu (nghĩa là, có một mối quan hệ cân bằng ổn định giữa các chuỗi số liệu), phương pháp để kiểm định đồng liên kết được sử dụng là Johansen test. Theo như Gujarati (2011), các chuỗi dữ liệu thời gian có thể khơng dừng nhưng khả năng tồn tại mối quan hệ cân bằng trong dài hạn giữa chúng vẫn có thể xảy ra nếu chúng có đồng liên kết, tức là, phần dư từ mơ hình hồi quy của chuỗi thời gian không dừng là một chuỗi dừng.

Kết quả kiểm định (Phụ lục 2) cho thấy có đồng liên kết giữa các biến trong các mơ hình, tức là, có tồn tại mối quan hệ dài hạn (có mối quan hệ cân bằng ổn định) giữa các biến được xem xét. Mối quan hệ cân bằng và ổn định cho biết hiệu ứng tràn từ chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ đến thị trường tài chính và nền kinh tế thực các quốc gia đang phát triển ASEAN và Việt Nam thông qua các biến số vĩ mô được xem xét có tác dụng cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn.

4.2.1.4 Kiểm định tính ổn định của mơ hình

Mơ hình được xem là ổn định nếu có phần dư là một chuỗi dừng và tất cả nghiệm của đa thức đặc trưng đều nằm trong vòng tròn đơn vị hay các mơ đun tính tốn được đều có giá trị nhỏ hơn 1. Kết quả kiểm định tính vững của mơ hình (phụ lục 1) cho thấy, tất cả các nghiệm của các mơ hình được xây dựng đều nằm trong vịng trịn đơn vị (khơng có nghiệm nào nằm ngồi vịng trịn đơn vị), hàm ý rằng các mơ hình là phù hợp (tức các mơ hình đáp ứng tính ổn định).

4.2.2 Kết quả hồi quy các quốc gia ASEAN 4.2.2.1 Kết quả nghiên cứu mơ hình dạng cơ bản 4.2.2.1 Kết quả nghiên cứu mơ hình dạng cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hiệu ứng tràn của chính sách tiền tệ hoa kỳ đến thị trường các quốc gia ASEAN (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)