CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.2 MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.2.2.2. Về điều hành lãi suất
Cũng giống như các quốc gia đang phát triển ASEAN, CSTT Hoa Kỳ có ảnh hưởng đến điều hành lãi suất chính sách tại Việt Nam với chiều hướng tương tự. Như vậy, trường hợp Hoa Kỳ thực hiện CSTT thắt chặt (lãi suất và lợi suất tăng) sẽ tạo ra những tác động đến điều hành lãi suất tại Việt Nam trước nguy cơ về điều chỉnh dòng chảy vốn, và tỷ giá hối đối. Do đó, một số chính sách cần thiết ngồi những đề xuất chính sách có thể tham khảo như đối với các quốc gia ASEAN được nêu trên, với đặc điểm Việt Nam tác giả đề xuất thêm một số khía cạnh:
Điều hành lãi suất chính sách gắn với lạm phát mục tiêu và ổn định dài hạn. Vì những lý do như lạm phát tăng cao buộc Hoa Kỳ phải thực hiện CSTT thắt chặt, tuy nhiên nếu phân tích cho thấy những yếu tố nội tại của nền kinh tế trong nước có thể hỗ trợ cho việc kiểm sốt lạm phát phù hợp với mục tiêu thì hồn tồn có thể giúp Việt Nam chủ động hơn trong điều hành lãi suất mà không quá lệ thuộc vào Hoa Kỳ. Theo đuổi một CSTT gắn với lạm phát mục tiêu giúp các nhà chính sách có để đánh giá được xu hướng ảnh hưởng của lạm phát thế giới đến Việt Nam, chủ động trong việc đánh giá được nguyên nhân của lạm phát cũng như đánh giá được năng lực nội tại của nền kinh
tế và khả năng chống đỡ với các cú sốc từ bên ngồi. Trong q trình theo đuổi mục tiêu các giải pháp điều hành lãi suất cần được đề ra một cách cụ thể và xuyên suốt dựa trên khả năng dự báo vĩ mô và tiền tệ trong nước, phân tích và dự báo diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế; và phải xây dựng các kịch bản phù hợp với các tình huống. Trước khi đưa ra những thay đổi về chính sách lãi suất cần thơng báo trước và cho độ trễ về mặt thời gian để các đối tương có liên quan có thể chủ động điều chỉnh kịp thời, tránh gây ra những cú sốc, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư.
Cần điều chỉnh để lãi suất chính sách là cơng cụ định hướng cho mặt bằng lãi suất hợp lý hơn, phù hợp với tình hình chung của lãi suất thế giới. Lãi suất chính sách hợp lý và linh hoạt sẽ tạo ra một lợi thế và có thêm khơng gian cho chính sách tiền tệ để đối phó với những cú sốc kinh tế, tài chính bên trong cũng như bên ngoài quốc gia.
Ngân hàng Nhà nước đang hướng đến việc điều hành lãi suất thị trường thông qua lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn nhưng thực tế sự ảnh hưởng của hai loại lãi suất trên đến lãi suất thị trường còn thấp. Nguyên nhân là mối liên hệ giữa hai loại lãi suất chính sách trên của ngân hàng Nhà nước với các loại lãi suất thị trường cịn lỏng lẻo, đơi khi tách rời nhau và biến động chưa thật sự phù hợp với cơ chế lãi suất thị trường. Do đó cần (1) đẩy mạnh sự phát triển và tạo sự đồng nhất của thị trường tiền tệ nhằm nâng cao hiệu quả cơ chế truyền tải các tác động của CSTT thông qua công cụ lãi suất đến nền kinh tế; (2) Phát triển và củng cố thị trường liên ngân hàng theo hướng tập trung các thông tin về giao dịch để phản ánh chính xác lãi suất thị trường điều này sẽ giúp NHTW thực hiện một cách hiệu quả vai trò là người cho vay cuối cùng và kiểm soát lãi suất thị trường.
Phối hợp với chính sách tỷ giá để tận dụng chức năng ―bệ đỡ‖ của chính sách này nhằm giảm áp lực cho việc điều hành lãi suất. Trong một số giai đoạn NHTW đang theo đuổi CSTT nới lỏng để hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế thì một sự đảo chiều trong chính sách lãi suất sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình phục hồi kinh tế mà chính phủ đang hướng tới. Khi đó, sự phối hợp với chính sách tỷ giá hối đối là cần thiết; tận dụng năng lực về dự trữ ngoại hối để có thể can thiệp vào tỷ giá làm giảm áp lực đối với việc phải gia tăng lãi suất nhiều khi Hoa Kỳ thực thi CSTT thắt chặt.
Cần tái cấu trúc ngân sách hướng đến mở rộng không gian, dự địa về tài khóa giúp quốc gia có vị thế tài chính tốt để có thể can thiệp vào thị trường và phối hợp, hỗ
trợ cho chính sách tiền tệ khi có những cú sốc bất lợi từ bên ngồi như việc thắt chặt chính sách tiền tệ từ Hoa Kỳ.