Về xây dựng chính sách tỷ giá hối đối

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hiệu ứng tràn của chính sách tiền tệ hoa kỳ đến thị trường các quốc gia ASEAN (Trang 160)

CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.2 MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.2.1.2. Về xây dựng chính sách tỷ giá hối đối

Kết quả nghiên cứu chỉ ra CSTT Hoa Kỳ có ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của các quốc gia đang phát triển ASEAN. Các quốc gia này đều là những quốc gia có thu nhập trung bình, ngoại trừ Malaysia có chú trọng trong việc kiểm sốt dịng vốn ra thì các nước cịn lại chưa chú trọng nhiều, phòng trường hợp khi Hoa Kỳ cũng như các quốc gia phát triển giảm QE hoặc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, để chống chọi với

việc tháo chạy của dịng vốn thì dưới sức ép của việc đồng nội tệ mất giá các quốc gia này buộc phải tăng lãi suất điều này gây trở ngại cho chính sách lãi suất và nền kinh tế của chính các quốc gia. Việc thực hiện các cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi hồn tồn có thể đối mặt với những rủi ro. Do đó, để hạn chế những tiêu cực, một số đề xuất với việc quản lý tỷ giá hối đoái tại các quốc gia này:

Cân nhắc theo đuổi cơ chế tỷ giá hối đoái trung gian. Cơ chế này không cố định hồn tồn đồng thời cũng khơng thả nổi hoàn toàn và cho phép biên biến động tỷ giá và rổ tiền tệ. Điều này giúp một phần ổn định tỷ giá đồng thời một phần hạn chế được tính bào mịn của chính sách tài chính độc lập. Hơn nữa cơ chế này có ưu điểm là khơng nặng các biện pháp quản lý dòng vốn, cũng như khơng cung cấp cho các nhà đầu cơ một phịng tuyến để tấn công.

Gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia. Dự trữ ngoại hối của quốc gia có vai trị hết sức quan trọng, đầu tiên nó làm nản chí sự lên giá của tiền tệ điều này giúp hạn chế thâm hụt tài khoản vãng lai. Gia tăng được chức năng phịng ngừa thơng qua việc giúp can thiệp dễ hơn vào thị trường ngoại hối giúp tăng cường khả năng bảo vệ tỷ giá. Và quan trọng hơn năng lực dự trữ ngoại hối quốc gia đã phát huy vai trò trong hầu hết các nghiên cứu về khủng hoảng trước đó. Từ phân tích trên cho thấy việc tăng cường dự trữ ngoại hối hỗ trợ rất nhiều trong xây dựng chính sách tỷ giá, đặc biệt là các cú sốc từ bên ngồi cũng như trong trường hợp dịng vốn bị đột ngột đảo chiều.

Các quốc gia nên loại bỏ việc neo giá đồng nội tệ theo USD và thay thế bằng chế độ tỷ giá được định giá so với một giỏ các loại tiền tệ. Việc neo giữ vào đồng USD khiến lựa chọn chính sách trở nên thu hẹp hơn; trong khi đó, cơ chế neo giữ theo một giỏ tiền tệ giúp giữ được ổn định tỷ giá ở một mức độ nhất định, vừa đàm bảo được tính linh hoạt của chính sách, góp phần gia tăng tính độc lập của chính sách tiền tệ.

5.2.1.3 Về quản lý thị trƣờng chứng khốn

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ có ảnh hưởng tích cực đến thị trường chứng khốn các quốc gia đang phát triển ASEAN, đồng thời kết quả cũng hàm ý rằng nếu các quốc gia phát triển và Hoa Kỳ giảm QE thì có thể tác động tiêu cực đến thị trường chứng khốn các quốc gia này. Do đó, các nhà hoạch định chính sách ở các nền kinh tế đang phát triển Đông Nam Á cũng nên tập trung vào việc tăng

cường các chính sách an tồn đối với quản lý thị trường chứng khoán, nhằm giảm thiểu rủi ro do các điều kiện kinh tế và tài chính biến động. Một số gợi ý về quản lý thị trường chứng khoán sau đây được khuyến nghị.

Các quốc gia cần chú trọng phát triển gia tăng chất lượng nhà đầu tư, đặc biệt là phát huy vai trò của nhà đầu tư tổ chức trong nước, thành lập các quỹ đầu tư dựa trên nền tảng gắn kết các công cụ hỗ trợ với thị trường chứng khốn sẽ giúp gia tăng tính hiệu quả của thị trường cũng như gia tăng khả năng tự điều chỉnh và phòng vệ của thị trường trước các cú sốc bên ngoài. Trong khu vực ASEAN ngoại trừ Singapore là thị trường chứng khốn rất phát triển thì Malaysia là quốc gia được lựa chọn nghiên cứu cũng có sự phát triển rất mạnh mẽ về các công ty quản lý quỹ. Với chức năng của mình, quỹ đầu tư chứng khốn có thể huy động vốn từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ và cung cấp vốn cho các doanh nghiệp thông qua việc đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu công ty. Đồng thời với tư cách là người nắm giữ cổ phần, quỹ luôn theo dõi giám sát hoạt động của các công ty này, tạo áp lực buộc các công ty phải nâng cao chất lượng quản trị điều hành, góp phần tạo ra ―hàng hóa‖ có chất lượng cho TTCK. Trong q trình hoạt động, quỹ đầu tư chứng khốn phát hành chứng chỉ quỹ/cổ phiếu để huy động vốn làm tăng thêm hàng hóa cho TTCK, vừa tạo ra nhu cầu đồng thời cũng thúc đẩy hoạt động giao dịch chứng khốn trên thị trường, góp phần ổn định thị trường và nâng cao chất lượng hoạt động đầu tư cá nhân.

Các chính phủ cần các chính sách nhằm hỗ trợ cho ngành quỹ phát triển như: Tăng cường sự ủy quyền cấp phép thành lập công ty quản lý quỹ cho Cơng ty đầu tư của Chính phủ và Cơ quan quản lý cho phép thành lập các quỹ để thu hút các nhà đầu tư vốn riêng lẻ; cải thiện chính sách thuế, xem xét lại cấu trúc của các quỹ tiết kiệm trung ương; tạo điều kiện phát triển các định chế tài chính trung gian và cho phép các định chế này tham gia vào việc phân phối, chào bán chứng chỉ quỹ cho các khách hàng. Các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành quỹ cũng được Chính phủ quan tâm. Bên cạnh đó, các Cơ quan quản lý cần đưa ra hệ thống giám sát và khung pháp lý chặt chẽ đối với các hoạt động thành lập các quỹ, đặc biệt là hoạt động của các quỹ mở. Một kinh nghiệm rất thành công từ Singapore mà các quốc gia đang phát triển ASEAN có thể học hỏi như: cơng ty quản lý quỹ phải là công ty đại chúng hoạt động ở Singapore và phải có yêu cầu về mức vốn điều lệ tối thiểu. Để được

hưởng những ưu đãi về thuế, cơng ty quản lý quỹ mở phải có trụ sở ở Singapore và phải được Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore cho phép quản lý quỹ mở. Ngoài ra, để được ưu đãi thuế, Luật Chứng khoán quy định danh sách các khoản mục đầu tư mà quỹ mở bị hạn chế đầu tư.

Nâng cao chất lượng công tác quản lý giám sát, minh bạch hóa và lành mạnh thị trường chứng khoán, áp dụng các chuẩn mực về công bố thông tin theo thông lệ quốc tế; hồn thiện hệ thống cơ sở pháp lý, có những chế tài cưỡng chế thực thi mạnh mẽ, xử phạt phù hợp, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật nhằm nâng cao trách nhiệm của các đối tượng tham gia trên thị trường chứng khoán.

Phát huy vai trò của bộ chỉ số FTSE ASEAN. Bộ chỉ số FTSE ASEAN, gồm FTSE ASEAN All-Share Index, FTSE ASEAN Stars Index và FTSE ASEAN All Share Ex-Developed Index. Bộ chỉ số mới sẽ bao gồm cả các cổ phiếu của một số doanh nghiệp Việt Nam (trước đây chỉ gồm các doanh nghiệp Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia và Philippines). Với bộ chỉ số mới đầy đủ và phong phú sẽ thuận lợi cho sự tiếp cận thị trường ASEAN, mang lại nhiều cơ hội hơn cho các nhà đầu tư cũng như góp phần nâng cao tính thanh khoản cho các thị trường khu vực ASEAN.

5.2.1.4 Về quản lý xuất khẩu

Với chiến lược tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu đã mang lại nhiều thành công cho các quốc gia đang phát triển ASEAN trong suốt những giai đoạn dài. Tuy nhiên, xu hướng tăng trưởng cao trong xuất khẩu của những quốc gia này giai đoạn những năm gần đây có xu hướng chậm lại. Thị trường Hoa Kỳ vẫn là một trong những thị trường trường quan trọng đối với các quốc gia này. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những rủi ro tiềm ẩn đối với họ. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi sự tham gia của các quốc gia này vào chuỗi cung ứng toàn cầu càng rõ nét hơn trong khi lại thiếu sự chuẩn bị cho các giai đoạn nhu cầu thị trường tồn cầu sụt giảm. Do đó, một số khuyến nghị để giảm thiểu những tiêu cực từ hiệu ứng tràn CSTT Hoa Kỳ đối với hoạt động xuất khẩu của các quốc gia ASEAN:

Đa dạng hóa thị trường. Các quốc gia đang phát triển ASEAN cần gia tăng mở rộng hơn nữa các hiệp định thương mại với các đối tác lớn để có thể tận dụng tối đa các ưu đãi về thuế giúp gia tăng khả năng mở rộng các kênh cung ứng cũng như sức cạnh tranh của hàng hóa và đa dạng hóa thị trường. Cùng với đó, việc định hình lại các chuỗi

giá trị thơng qua tái cấu trúc nền kinh tế để gia tăng năng suất lao động, phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ, tăng cường liên kết nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu giúp cũng dễ dàng tìm kiếm và mở rộng thị trường.

Chú trọng thị trường trong nước về mặt dài hạn để hỗ trợ cho xuất khẩu. các quốc gia đang phát triển ASEAN là những quốc gia có lợi thế lớn về mặt quy mô dân số, với nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh và thu nhập trung bình ngày càng tăng lên thì thị trường trong nước nếu được chú trọng sẽ trở thành điểm tựa tốt cho sản xuất và tăng trưởng của chính quốc gia này. Điều này góp phần hỗ trợ rất lớn cho duy trì hoạt động sản xuất trong bối cảnh năng lực tiêu thụ hàng nhập khẩu từ các quốc gia này của một số quốc gia tạm thời bị giảm sút.

5.2.1.5 Về quản lý dòng vốn

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, vốn đầu tư nước ngồi trong đó có dịng vốn FPI ngày càng thể hiện vai trò quan trọng hỗ trợ phát triển kinh như: (i) FPI là nguồn tài chính quan trọng giúp bù đắp khoản thiếu hụt giữa nhu cầu đầu tư và năng lực tài chính tai một quốc gia, góp phần vào cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. (ii) Vốn FPI góp

phần làm tăng hiệu quả hoạt động và tăng tính thanh khoản của cho thị trường. Sự tham gia tích cực của nhà đầu tư nước ngồi sẽ góp phần giúp thị trường chứng khốn thực hiện chức năng phân bổ vốn hiệu quả hơn. (iii) Vốn FPI tạo cơ hội cho doanh nghiệp

tiếp cận nguồn tài chính với chi phí huy động cạnh tranh. (iv) Thu hút dịng vốn FPI các quốc gia khơng phải quan tâm tới cơ sở hạ tầng như thu hút FDI.

Bên cạnh những cơ hội cũng như lợi ích mạng lại từ dịng vốn FPI thì bản thân dòng vốn này cũng tiềm ẩn những rủi ro như: Thứ nhất, dòng vốn FPI vào nhiều và đột ngột sẽ gây khó khăn cho việc hấp thụ gây áp lực cho lạm phát cũng như tỷ giá. Thứ

hai, dịng vốn vào nhiều có thể tạo bong bóng giá khơng chỉ trên thị trường tài chính mà

cả những thị trường khác, gây rủi ro tín dụng do lượng vốn dư thừa trong hệ thống. Thứ

ba, dòng vốn FPI vào nhiều cịn đặt ra rủi ro đào thốt vốn. Từ những phân tích các lợi

ích mang lại từ dòng vốn FPI cũng như những rủi ro tiềm ẩn từ dòng vốn này tác giả xin đề xuất một số kiến nghị nhằm gia tăng hiệu quả của việc thu hút và quản lý dòng vốn này đồng thời giúp chủ động trước các cú sốc từ các chính sách tài chính quốc tế.

Theo lý thuyết, khi lợi suất trái phiếu Hoa Kỳ tăng (do cắt giảm chương trình QE), chiến lược đầu tư nhắm vào trái phiếu các quốc gia đang phát triển ASEAN với

mức lợi suất cao hơn sẽ đảo chiều. Ngoài ra, khi Hoa Kỳ thực hiện CSTT thắt chặt dòng vốn đầu tư trên thế giới cũng có xu hướng dịch chuyển từ các nền kinh tế mới nổi vào Hoa Kỳ nhằm hưởng chênh lệch lãi suất tức thị trường Hoa Kỳ hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư muồn tìm kiếm lợi nhuận ổn định và an tồn. Do đó, để giảm thiểu sự bất ổn định của dòng vốn ngắn hạn thì các quốc gia đang phát triển ASEAN nên thực hiện cơng cụ để điều tiết dịng vốn này như: Áp dụng hệ thống thuế giảm dần phụ thuộc vào thời hạn đầu tư cụ thể, mức 30% đối với hoạt động đầu tư có thời hạn thấp hơn 7 tháng, 20% với thời hạn đầu tư từ 7 đến 9 tháng và 0% đối với hoạt động dầu tư lớn hơn 12 tháng. Một cơng cụ khơng mang tính hành chính nhưng vẫn có chức năng điều tiết giúp gia tăng tính ổn định của dịng vốn này.

Chính phủ các quốc gia đang phát triển ASEAN cần thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao vị thế thị trường tài chính với các cơng cụ tài chính linh hoạt hơn; gia tăng năng lực quản lý, giám sát, điều hành chính sách vĩ mơ và phịng ngừa rủi ro. Bản thân q trình tự do hóa tài khoản vốn khơng phải là tác nhân trực tiếp gây nên rủi ro, mà quá trình này chỉ tác động một cách gián tiếp, đó là, khoét sâu vào tính dễ tổn thương của hệ thống tài chính vốn đã yếu kém, khiến hệ thống này dễ bị tác động nặng nề trong điều kiện kinh tế vĩ mô phát triển theo chiều hướng xấu kết hợp với năng lực điều hành chính sách vĩ mơ cịn hạn chế. Thị trường tài chính nội địa phát triển cịn hạn chế, hoạt động cho vay đầu tư và mở rộng kinh doanh chủ yếu thực hiện qua nghiệp vụ tín dụng ngân hàng dễ phát sinh rủi ro. Khi có những tác động tiêu cực từ bên ngồi sẽ gây ra sự xáo trộn nghiêm trọng kênh trung gian tài chính ngân hàng, lĩnh vực sản xuất cũng bị ảnh hưởng do thiếu vốn.

Quan điểm cho rằng, các khoản thu nhập chứng khoán cố định về bản chất là ngắn hạn, điều này khiến các nước đang phát triển phải đối mặt với nguy cơ đảo chiều dòng vốn. Do vậy, các quốc gia đang phát triển Đông Nam Á cần cân nhắc xây dựng dự trữ ngoại hối dồi dào, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, việc tích lũy dự trữ ngoại hối là rất quan trọng nhằm nâng cao khả năng phịng vệ tài chính của nền kinh tế, nâng cao khả năng can thiệp vào thị trường khi cần thiết, đảm bảo có thể đối phó được nguy cơ đảo chiều dịng vốn có thể xảy ra.

Trong những giai đoạn cần thiết, nhằm hạn chế tình trạng ―chảy máu‖ vốn chảy khỏi nền kinh tế, các quốc gia đang phát triển ASEAN có thế áp dụng bổ sung các biện

pháp cấp bách khi Hoa Kỳ thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt như nới lỏng một số quy định quản lý thị trường nợ đối với các nhà đầu tư gián tiếp nước ngồi, đồng thời có thể cho phép ngân hàng thương mại các quốc gia này tăng lãi suất đối với các khoản tiền gửi ngoại tệ đối với khách hàng không cư trú.

5.2.2 Đối với Việt Nam

Căn cứu vào các kết quả nghiên cứu được tìm thấy qua việc ước lượng hệ số của mơ hình thực nghiệm đánh giá tác động tràn của chính sách tiền tệ Hoa Kỳ đến thị trường Việt Nam thông qua các yếu tố vĩ mơ, đồng thời dựa vào phân tích đặc điểm mối quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đó là hiện nay mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng trở nên chặt chẽ, Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam cũng như là quốc gia đầu tư rất lớn vào Việt Nam. Cùng với đó, Việt Nam có đặc điểm là nền kinh tế có độ mở rất cao nên dễ bị tác động. Tác động tràn từ chính sách tiền tệ Hoa Kỳ một mặt tạo cho thị trường Việt Nam những cơ hội nhưng cũng tạo ra những thách thức. Do đó, để chủ động hơn và tránh bị những tổn thương mạnh mẽ từ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hiệu ứng tràn của chính sách tiền tệ hoa kỳ đến thị trường các quốc gia ASEAN (Trang 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)