Chính sách tiền tệ và hiệu ứng tràn của chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hiệu ứng tràn của chính sách tiền tệ hoa kỳ đến thị trường các quốc gia ASEAN (Trang 26 - 27)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1.1. Chính sách tiền tệ và hiệu ứng tràn của chính sách tiền tệ

Khái niệm chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ là tổng hòa những phương thức

mà ngân hàng Trung ương thơng qua các hoạt động của mình tác động đến khối lượng tiền trong lưu thông, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong một thời kỳ nhất định (Sử Đình Thành, 2006). Theo tác giả Lê Thị Mận (2014), chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra. Như vậy, các cách thức tiếp cận về chính sách tiền tệ đều đề cập đến chính sách liên quan đến hành động can thiệp của ngân hàng Trung ương thông qua việc quản lý cung tiền và lãi suất nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mơ. Cụ thể, mục tiêu của chính sách tiền tệ bao gồm kiểm sốt lạm phát, tạo cơng ăn việc làm và tăng trưởng kinh tế (Sử Đình Thành, 2006).

Khái niệm hiệu ứng tràn: Hiệu ứng tràn (spillover) là khái niệm được sử dụng để đánh giá sự phụ thuộc lẫn nhau (interdependence) giữa các nền kinh tế. Sự phụ thuộc

lẫn nhau (interdependence) này có nghĩa là các sự kiện hay cú sốc dù là của toàn cầu hay từng quốc gia, có thể lan truyền sang các quốc gia khác bởi vì các nền kinh tế thường có các mối quan hệ về tài chính và thương mại với nhau. Nói cách khác, hiệu ứng tràn có nghĩa là sự lan truyền các biến động của thị trường từ quốc gia này sang quốc gia khác (Abou-Zaid, 2011).

Hiệu ứng tràn (spillover) đề cập đến sự lan truyền của những biến động thị

trường từ quốc gia này sang quốc gia khác, một quá trình được quan sát thơng qua sự giảm giá cổ phiếu, tỷ giá hối đối hoặc dịng vốn (Dornbusch và Claessens, 2000).

Đối với các nghiên cứu về hiệu ứng tràn chính sách tiền tệ đã được nhiều tác giả thực hiện, phạm vi phân tích đánh giá hiệu ứng tràn tương đối rộng, không chỉ đối với các yếu tố thuộc thị trường tài chính mà cịn cả về nền kinh tế thực, vì lý do này, luận án sử dụng khái niệm Hiệu ứng tràn của chính sách tiền tệ là tác động của chính sách tiền tệ của một quốc gia đến các biến số vĩ mô của các quốc gia khác như sản lượng, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá chứng khoán,…

Ý tưởng chung về hiệu ứng tràn chính sách tiền tệ quốc tế đã tồn tại khá lâu kể từ khi các cơng trình tiên phong của Mundell (1963) và Fleming (1962). Những phân tích của họ sau đó được mở rộng bởi Dornbusch (1976), cho thấy các kênh khác nhau mà qua đó các ngoại tác có thể truyền từ nước này sang nước khác. Hai dự đoán cơ bản của các mơ hình Mundell-Fleming-Dornbusch là hiệu ứng chuyển dịch chi tiêu (Expenditure-shifting effect) và hiệu ứng nhu cầu trong nước (Expenditure-increasing effect) như là các kênh của sự lan tỏa chính sách tiền tệ quốc tế.

Lập luận đầu tiên phát biểu rằng, việc nới lỏng tiền tệ của một quốc gia dẫn đến tình trạng mất giá tỷ giá hối đối, điều này dẫn đến cải thiện trong cán cân thương mại và kéo theo sản lượng ở trong nước gia tăng, đồng thời tác động ngược lại đối với các quốc gia đối tác.

Lập luận thứ hai đặt ra rằng, việc nới lỏng tiền tệ tương tự sẽ làm tăng nhu cầu trong nước (thông qua chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư), làm tăng nhập khẩu trong nước (vốn là xuất khẩu của quốc gia đối tác), khiến cán cân thương mại trong nước của nước sở tại xấu đi và sẽ ảnh hưởng ngược lại đối với các quốc gia đối tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hiệu ứng tràn của chính sách tiền tệ hoa kỳ đến thị trường các quốc gia ASEAN (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)