Về điều hành tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hiệu ứng tràn của chính sách tiền tệ hoa kỳ đến thị trường các quốc gia ASEAN (Trang 170 - 174)

CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.2 MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.2.2.3. Về điều hành tỷ giá hối đoái

Tại Việt Nam, chính sách tỷ giá là một thành phần trong chính sách tiền tệ, bao gồm việc lựa chọn chế độ tỷ giá, các công cụ điều tiết và can thiệp tỷ giá (mua bán ngoại hối, xác lập biên độ dao động tỷ giá, điều chỉnh lãi suất ngoại tệ,…) nhằm tác động đến cung cầu ngoại tệ trên thị trường để hướng đến mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định sức mua của đồng tiền; khuyến khích xuất khẩu. Tỷ giá chính thức và biên độ dao động có sự thay đổi trong từng giai đoạn để phản ứng với những cú sốc từ môi trường vĩ mơ bên ngồi nền kinh tế. Việc theo đuổi chính sách tỷ giá hối đoái ổn định đã hỗ trợ nhiều cho các hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, mục tiêu cải cách CCTM một cách bền vững khó có thể đạt được với các cách điều hành tỷ giá nếu khơng có cải thiện trong mơ hình tăng trưởng kinh tế và cơ cấu của nền kinh tế. Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất. Việc quá nương vào chính sách tỷ giá hỗ trợ xuất khẩu cũng lại vơ tình làm tăng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp có nguyên liệu nhập khẩu làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp này, ngồi ra nó cịn tạo áp lực lên lạm phát. Hiện nay, Việt Nam đang bị Hoa Kỳ liệt vào danh sách cần theo dõi vì bị nghi ngờ thao túng tiền tệ là một bất lợi không nhỏ cho Việt Nam. Xuất phát từ những phân tích trên, cùng bối cảnh thực tế, và kết quả nghiên cứu thì tác giả đưa ra một số đề xuất như sau:

Tăng cường tính linh hoạt của tỷ giá trong giới hạn ổn định cho phép, tránh xu hướng điều chỉnh tăng đột ngột một chiều đối với tỷ giá sau đó giữ nguyên tỷ giá chính thức trong thời gian dài. Thay vào đó, cần tạo một khuôn khổ linh hoạt hơn cho tỷ giá với sự thay đổi tỷ giá chính thức có lên, có xuống với mức điều chỉnh vừa phải và tần suất nhiều hơn. Hướng tới việc xóa bỏ chính sách tỷ giá nương theo hỗ trợ xuất khẩu để hướng đến cải cách CCTM bền vững, tạo điều kiện gia tăng dự trữ ngoại hối nhằm hỗ trợ cho điều hành chính sách tỷ giá hối đối.

Đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống ngân hàng phát triển, có khả năng tham gia sâu rộng vào thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế. Việc gia tăng tính chủ động trong tham gia vào thị trường ngoại hối quốc tế của hệ thống ngân hàng sẽ giúp hệ thống tài chính thuận lợi và dễ dàng hơn trong việc phản ứng và chống lại được các rủi ro đến từ những điều chỉnh chính sách vĩ mơ như CSTT của các quốc gia lớn bên ngoài như Hoa

Kỳ. Đồng thời, gia tăng được vai trò là một chủ thể quan trọng cùng với ngân hàng Nhà nước có tác động tích cực đến tỷ giá. Góp phần quan trọng xóa bỏ khoảng cách giữa tỷ giá chính thức với tỷ giá trên thị trường khơng chính thức, giúp loại bỏ hồn tồn hiện tượng găm giữ, đầu cơ ngoại tệ, làm giảm áp lực cho quản lý tỷ giá.

Đẩy mạnh gia tăng lượng dự trữ ngoại hối góp phần củng cố ―tấm đệm‖ cho ổn định tỷ giá với các cú sốc bên ngoài bằng việc tận dụng ưu thế của một lượng lớn USD được giải ngân từ thu hút vốn FDI, từng bước cải cách cán cân thương mại, và lượng kiều hối cao ổn định. Cùng với đó, gia tăng hiệu quả các biện pháp trung hòa như: củng cố hệ thống tài chính lành mạnh, phát triển các tài sản và cơng cụ tài chính đa dạng giúp giảm thiểu các rủi ro bởi các biện pháp tự bảo hiểm, sẽ giúp chống lại các cú sốc.

Khuyến khích đa dạng hóa các giao dịch ngoại tệ trong trao đổi thương mại quốc tế, việc phụ thuộc lớn vào USD, trong khi thương mại với các đối tác chiến lược khác cũng rất lớn như năm 2018 nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc chiếm 25% tổng kim ngạch nhập khẩu, khiến cho tỷ giá song phương giữa Việt Nam và các nước đối tác bị ảnh hưởng trong quan hệ thương mại. Do đó, việc các giao dịch thương mại quốc tế được thực hiện bằng các ngoại tệ mạnh khác như EUR, JPY, CNY cũng góp phần làm giảm áp lực cho điều hành tỷ giá khi đồng USD tăng giá quá nhiều do chính sách tiền tệ thắt chặt của Hoa Kỳ.

Tận dụng hơn nữa những lợi ích từ cơ chế neo giữ theo một giỏ tiền tệ mà Việt Nam đang thực hiện. Tính tích cực của cơ chế này vừa giúp giữ được ổn định tỷ giá ở mức độ nhất định, vừa đảm bảo được tính linh hoạt của chính sách. Tiền đề quan trọng hiện nay đối với Việt Nam là các điều kiện cần hội tụ đủ cho việc neo tỷ giá theo giỏ tiền tệ ngày càng hồn thiện, đó là, độ mở nền kinh tế của Việt Nam lớn, không bị phụ thuộc vào một đối tác cụ thể mà hiện nay chúng ta đã có nhiều đối tác lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc,…Do đó, nếu tận dụng tốt những thuận lợi từ việc tỷ giá neo theo giỏ tiền tệ không những giúp Việt Nam tránh bị tác động mạnh bởi các cú sốc từ thị trường tài chính quốc tế mà cịn giúp Việt Nam ngăn chặn tốt hơn các cú sốc từ thị trường hàng hóa quốc tế.

5.2.2.4 Về quản lý thị trƣờng chứng khoán

Gia tăng chất lượng nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán theo hướng phát triển các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp bởi với năng lực tài chính cũng như kinh nghiệm

và chuyên môn hệ thống các nhà đầu tư tổ chức sẽ phát huy tốt vai trò dẫn dắt thị trường, giảm thiểu những biến động của thị trường. Một thị trường chứng khoán tăng trưởng dựa trên nền tảng các nhà đầu tư cá nhân sẽ rất dễ biến động mạnh trước các cú sốc từ bên trong và bên ngồi. Các nhà đầu tư cá nhân có sự năng động, khi tham gia nhiều vào thị trường chứng khoán sẽ giúp thị trường hấp dẫn hơn, thu hút nhiều nhà đầu tư hơn và làm gia tăng được tính thanh khoản cho thị trường. Tuy nhiên khối nhà đầu tư cá nhân bị hạn chế về năng lực tài chính, kinh nghiệm chun mơn cùng với văn hóa đầu tư theo đám đơng sẽ khiến thị trường mất tính ổn định. Ngược lại sự biến động liên tục thiếu ổn định của thị trường lại làm tổn hại đến khối các nhà đầu tư này. Đặc biệt trong bối cảnh thị trường chứng khốn Việt Nam cịn nhiều khoảng trống pháp lý trong khâu tổ chức, giám sát nên dễ bị thao túng.

Một TTCK được xây dựng dựa trên nền tảng vững chắc bởi hệ thống các nhà đầu tư tổ chức trong chính quốc gia đó sẽ gia tăng được tính linh hoạt cũng như khả năng chống đỡ trước những cú sốc tài chính, kinh tế như hiện tượng đảo chiều đột ngột của dịng vốn nước ngồi, các cú sốc chính sách từ các quốc gia có tính chất chi phối về tài chính và thương mại trên thế giới. Những tác động tiêu cực từ những cú sốc trên sẽ dễ dàng được kiểm sốt, ứng phó khi khối nhà đầu tư tổ chức có đủ tiềm lực để thay thế các nhà đầu tư nước ngồi. Do đó, việc chú trọng phát triển hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức trong nước, thành lập các quỹ đầu tư dựa trên nền tảng gắn kết các công cụ tiết kiệm như tín dụng, bảo hiểm, hưu trí với TTCK sẽ giúp gia tăng tính hiệu quả của thị trường cũng như gia tăng khả năng tự điều chỉnh và phòng vệ của thị trường trước các cú sốc bên ngoài.

Nâng cao chất lượng hàng hóa chứng khốn: qua gần 20 năm phát triển, thị trường chứng khốn Việt Nam đã có những kết quả đáng ghi nhận với sự tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô. Tuy nhiên, một trong những hạn chế là chất lượng hàng hóa của thị trường chứng khốn Việt Nam chưa cao. Nguyên do xuất phát từ tiêu chuẩn về quy mô vốn khi niêm yết, tiêu chuẩn quản trị cơng ty cịn thấp. Theo kết quả thống kê số doanh nghiệp niêm yết có vốn dưới 30 tỷ đồng còn chiếm khoảng 18%, hơn 80% là doanh nghiệp có mức vốn từ 50 tỷ đồng trở lên. Với doanh nghiệp có quy mơ vốn nhỏ bị hạn chế về nguồn lực thì việc nộp phí quản lý cơng ty đại chúng cũng như công bố thông tin đáp ứng sẽ bị hạn chế; ngoài ra, khối lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường nhỏ nên dễ bị thao túng. Đồng thời, gây hạn chế cho việc thiết lập một mơ hình quản trị

công ty chuyên nghiệp, phù hợp với thực tiễn kinh doanh cũng như tiếp cận thông lệ chuẩn mực quốc tế. Do đó, để nâng cao chất lượng hàng hóa trên thị trường chứng khốn thì giải pháp đầu tiên là phải nâng tiêu chuẩn niêm yết, đồng thời phải có lộ trình chặt chẽ với các điều khoản chuyển tiếp về tăng vốn sau các giai đoạn niêm yết. Nâng cao tiêu chuẩn chất lượng quản trị công ty, quản trị rủi ro tại các tổ chức phát hành nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, tạo sự thu hút về giá trị nội tại của doanh nghiệp. Áp dụng các chuẩn mực kế toán, kiểm tốn theo thơng lệ quốc tế góp phần minh bạch hóa thơng tin tài chính của các cơng ty niêm yết, nhằm tạo dựng lịng tin cũng như bảo vệ nhà đầu tư.

Đa dạng hóa sản phẩm: Quy mơ thị trường chứng khốn đã có những bước tiến mạnh, tuy nhiên sự đa dạng hóa về sản phẩm của thị trường vẫn là một hạn chế. Thị trường cơ sở chủ yếu giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, vắng bóng hoạt động niêm yết và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp. Thị trường chứng khoán phái sinh cịn đơn điệu. Do đó, cần đẩy nhanh xây dựng quy chế về thị trường trái phiếu nhằm khuyến khích các cơng ty niêm yết trái phiếu. Song song với đó là cần thiết xây dựng thêm các chỉ số mới làm tài sản cơ sở để đa dạng hóa các sản phẩm chứng khốn phái sinh. Bảo đảm thị trường có đủ các sản phẩm đáp ứng khẩu vị rủi ro cũng như nhu cầu quản trị rủi ro của các nhà đầu tư.

Nâng cao chất lượng công tác quản lý giám sát, minh bạch hóa và lành mạnh thị trường chứng khoán, áp dụng các chuẩn mực về cơng bố thơng tin theo thơng lệ quốc tế; hồn thiện hệ thống cơ sở pháp lý, có những chế tài cưỡng chế thực thi mạnh mẽ, xử phạt phù hợp, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật nhằm nâng cao trách nhiệm của các đối tượng tham gia trên thị trường chứng khoán.

Đẩy nhanh tiến độ nâng hạng thị trường: Nếu các khuyến nghị trên được triển khai tốt sẽ giúp cải thiện thị trường chứng khốn Việt Nam rất nhiều cả về quy mơ và chất lượng. Cùng với đó cần chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ, giảm bớt và đơn giản hóa các thủ tục hành chính sẽ tạo thuận lợi cho các hoạt động giao dịch cũng như tiết kiệm chi phí và thời gian cho các nhà đầu tư sẽ hấp dẫn và thu hút được nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Đây là những tiền đề hết sức quan trọng giúp thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng và phát triển bền vững.

5.2.2.5 Về quản lý xuất khẩu

Với chiến lược tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu đã mang lại nhiều thành công cho Việt Nam trong suốt những giai đoạn qua. Thị trường Hoa Kỳ thực sự là thị trường quan trọng đối với quốc gia này. Tuy nhiên từ kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những rủi ro tiềm ẩn đối với Việt Nam khi mà chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ có thể có những thay đổi đột ngột tạo những bất lợi đối với hoạt động xuất khẩu. Khi Hoa Kỳ thực thi CSTT thắt chặt khiến kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại. Khi lãi suất tăng khiến chi phí đi vay của doanh nghiệp và người dân tăng lên, dẫn đến nhu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu giảm, ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu của Việt Nan vào thị trường này. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi sự tham gia của quốc gia này vào chuỗi cung ứng toàn cầu càng rõ nét hơn trong khi lại thiếu sự chuẩn bị cho các giai đoạn nhu cầu thị trường tồn cầu sụt giảm. Do đó, một số khuyến nghị để giảm thiểu những tiêu cực từ hiệu ứng tràn CSTT Hoa Kỳ đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam:

Đa dạng hóa thị trường. Việt Nam cần tận dụng tối đa các thị trường mới mở ra từ các hiệp định thương mại tự do để mở rộng các kênh cung ứng và đa dạng hóa thị trường. Cùng với đó, việc định hình lại các chuỗi giá trị thông qua tái cấu trúc nền kinh tế để gia tăng năng suất lao động, phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ, tăng cường liên kết nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu giúp cũng dễ dàng tìm kiếm và mở rộng thị trường.

Chú trọng thị trường trong nước về mặt dài hạn để hỗ trợ cho xuất khẩu. Việt Nam là quốc gia có lợi thế lớn về mặt quy mơ dân số, với nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh và thu nhập trung bình ngày càng tăng lên thì thị trường trong nước nếu được chú trọng sẽ trở thành điểm tựa tốt cho sản xuất và tăng trưởng của chính quốc gia này. Điều này góp phần hỗ trợ rất lớn cho duy trì hoạt động sản xuất trong bối cảnh năng lực tiêu thụ hàng nhập khẩu từ Việt Nam của một số quốc gia tạm thời bị giảm sút.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hiệu ứng tràn của chính sách tiền tệ hoa kỳ đến thị trường các quốc gia ASEAN (Trang 170 - 174)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)