KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hiệu ứng tràn của chính sách tiền tệ hoa kỳ đến thị trường các quốc gia ASEAN (Trang 62 - 66)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.3. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU

Dựa trên những nghiên cứu trong và ngồi nước về hiệu ứng tràn của chính sách tiền tệ được tác giả tổng hợp và trình bày ở trên, đồng thời với mong muốn làm rõ vai trò của các yếu tố vĩ mô liên quan đến thị trường tài chính và nền kinh tế thực được phân tích trong các nghiên cứu để làm cơ sở cho xây dựng mơ hình và phương pháp nghiên cứu của luận án, tác giả có một số kết luận sau:

Các kết quả nghiên cứu đối với hiệu ứng tràn của chính sách tiền tệ quốc tế là khơng có sự đồng nhất. Sở dĩ có kết quả này là do sự khác biệt trong việc chọn mẫu nghiên cứu, thời gian nghiên cứu cũng như phương pháp nghiên cứu khác nhau. Cụ thể, các nghiên cứu trước đây chủ yếu đề cập đến tác động tràn của chính sách tiền tệ từ một hoặc một nhóm nước đến một hoặc một số nước trên thế giới, trong đó chủ yếu là hiệu ứng tràn từ chính sách tiền tệ của những quốc gia hoặc nhóm quốc gia có nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, các quốc gia châu Âu (EU) và sau này có thêm một số nghiên cứu từ Nhật Bản và Trung Quốc đến nhóm thị trường các quốc gia mới nổi (EMEs). Việc lựa chọn mẫu nghiên cứu nếu chỉ quan tâm đến tính khả thi trong cơng tác thu thập dữ liệu cũng sẽ là một hạn chế, bởi trong nhóm các quốc gia mới nổi có một khoảng cách khơng nhỏ về phát triển kinh tế (quy mô nền kinh tế), độ mở nền kinh tế, chính sách tài chính, chính sách về đầu tư,….Ngồi ra, với việc lựa chọn nhiều phương pháp và mơ hình nghiên cứu như GARCH, SIGMA, AR(1), GMM, VAR, BVAR, GVAR, hoặc nghiên cứu sự kiện,… cũng tạo ra sự khác biệt về kết quả nghiên cứu.

Theo kết quả nghiên cứu của Bhattarai & Chatterjee (2015) với chính sách tiền tệ mở rộng của Hoa Kỳ có tác động chủ yếu đến các yếu tố của thị trường tài chính như: làm tăng tỷ giá hối đoái, giảm lợi suất trái phiếu dài hạn, tăng lợi nhuận thị trường chứng khốn, nghiên cứu khơng tìm thấy tác động đáng kể từ chính sách của Hoa Kỳ đối với nền kinh tế thực (sản lượng) và giá tiêu dùng tại thị trường các quốc gia mới nổi. Kết quả nghiên cứu của Apostolou & ctg (2013) cho thấy sự lan tỏa từ chính sách của FED có thể giải thích một số biến động trong hầu hết các yếu tố thuộc thị trường tài chính gồm tỷ giá hối đối song phương của các quốc gia mới nổi với đồng đô la Mỹ, lợi tức thị trường chứng khoán và chênh lệch lãi suất trái phiếu. Nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng rất hạn chế về tác động lan tỏa của biến động chính sách của FED đối với nền kinh tế thực (sản lượng sản xuất công nghiệp) các quốc gia này. Tuy nhiên, theo kết

quả nghiên cứu của Ammer & ctg (2016) thì việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ tác giả ước tính rằng điều này sẽ thúc đẩy tăng GDP nước ngoài đáng kể lên 0,25 phần trăm. Nghiên cứu cũng cho thấy sự lan tỏa quốc tế từ chính sách tiền tệ có thể là tích cực hoặc tiêu cực, tùy thuộc vào sức mạnh tương đối của các kênh truyền tải như: kênh tỷ giá hối đối, kênh nhu cầu trong nước và kênh tài chính,… Kết quả nghiên cứu của Dekle (2017) cho thấy các chính sách tiền tệ của Nhật Bản được đo bằng sự gia tăng của tiền cơ sở Nhật Bản có tác động mạnh mẽ đến GDP của Hàn Quốc, Trung Quốc và Thái Lan. Theo nghiên cứu của Phạm Tuyết Trinh & ctg (2019) về phản ứng tiền tệ của châu Á và Việt Nam với tác động tràn từ chính sách tiền tệ Trung Quốc trong đó có phân tích đến sự khác biệt của đặc điểm kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách tiền tệ của Việt Nam có phản ứng với hiệu ứng tràn từ chính sách tiền tệ của Trung Quốc trong khi chính sách tiền tệ châu Á khơng phản ứng. Có nhiều ý kiến trái chiều về hiệu ứng lan tỏa (mức độ và chiều hướng) của các yếu tố vĩ vô được phân tích trong các nghiên cứu về hiệu ứng tràn của chính sách tiền tệ tại những giai đoạn nghiên cứu khác nhau cũng như không gian gian nghiên cứu do đó rất khó có thể có căn cứ phù hợp cho việc xây dựng chính sách của quốc gia mình.

Cùng với đó, các yếu tố được đưa vào nghiên cứu về hiệu ứng tràn của chính sách tiền tệ quốc tế chủ yếu thuộc thị trường tài chính và nền kinh tế thực được các tác giả lựa chọn phổ biến như sản lượng, lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái, cung tiền, giá chứng khoán, đại diện cho các kênh như kênh cơ bản, tỷ giá hối đối, tài chính. Tuy nhiên, một số yếu tố vĩ mơ quan trọng có thể phản ánh đầy đủ hơn về hiệu ứng tràn của chính sách tiền tệ đại diện cho các kênh lan tỏa khác như tái cân bằng danh mục đầu tư, kênh tổng cầu, kênh tăng trưởng tài chính chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều và sâu như dịng vốn, tăng trưởng tín dụng, xuất nhập khẩu.

Về bối cảnh học thuật tại Việt Nam có rất ít tác giả nghiên cứu về chủ đề hiệu ứng tràn của chính sách tiền tệ quốc tế ngoại trừ tác giả Phạm Thị Tuyết Trinh và các cộng sự (2019). Tuy nhiên, nghiên cứu này lại nghiên cứu về hiệu ứng tràn từ chính sách tiền tệ Trung Quốc với các kênh nghiên cứu cũng như đặc điểm nghiên cứu là khác biệt. Trong các nghiên cứu nước ngoài về hiệu ứng tràn chính sách tiền tệ quốc tế có một số quốc gia ASIAN được lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào riêng biệt về nhóm các nước đang phát triển ASEAN trong đó có Việt

Nam. Trong bối cảnh thực tế hiện nay, các quốc gia ASEAN ngày càng gắn kết kinh tế với Hoa Kỳ chặt chẽ hơn, trong đó có riêng Việt Nam là quốc gia có thặng dư thương mại với Hoa Kỳ là lớn nhất đồng thời nhóm các quốc gia này có nhiều điểm tương đồng trong các chính sách kinh tế và mối quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ. Cụ thể, 5 quốc gia đang phát triển trong khu vực gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, là các quốc gia nằm trong hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á, do có nhiều các thỏa thuận chung nên các chính sách thị trường cũng có những điểm tương đồng. Bên cạnh đó, các quốc gia trên cũng đang có những chính sách khuyến khích rất mạnh mẽ để cạnh tranh thu hút dịng vốn đầu tư nước ngồi vào quốc gia mình nên các quốc gia này cũng dễ học hỏi chính sách của nhau. Ngồi ra, đây là những quốc gia có quy mơ về nền kinh tế khá tương đồng cũng như có quy mơ về dân số lớn.

Từ những phân tích trên đây, tác giả chọn chủ đề cho luận án là ―Hiệu ứng tràn

của chính sách tiền tệ Hoa Kỳ đến thị trƣờng các quốc gia ASEAN‖. Tác giả kỳ

vọng rằng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần ủng hộ các lý thuyết và củng cố các kết quả thực nghiệm trước đó về hiệu ứng tràn chính sách tiền tệ quốc tế. Ngoài ra, tác giả cũng kỳ vọng kết quả nghiên cứu là một trong những cơ sở vững chắc trong việc đề xuất các gợi ý về các chính sách phù hợp cho các nhóm nước trong nghiên cứu.

Theo như tìm hiểu của tác giả thì nghiên cứu này được thực hiện có những điểm mới so với các nghiên cứu đã được thực hiện trước đó cụ thể như sau:

1) Có nhiều nghiên cứu về hiệu ứng tràn của chính sách tiền tệ quốc tế trong đó có nghiên cứu về Hoa Kỳ đến các quốc gia. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào riêng biệt về hiệu ứng tràn chính sách tiền tệ đến nhóm các quốc gia đang phát triển, cụ thể như từ Hoa Kỳ đến thị trường các quốc gia đang phát triển ASEAN(5) trong đó có Việt Nam.

2) Đề tài sẽ đưa Việt Nam vào nghiên cứu xem xét riêng so với các quốc gia trong nhóm nhằm phản ánh rõ nét hơn về sự tương đồng cũng như khác biệt giữa Việt Nam và các quốc gia này.

3) Nghiên cứu phân tách các yếu tố theo các kênh tác động để phân tích rõ hơn cơ chế truyền dẫn của hiệu ứng tràn chính sách tiền tệ quốc tế mà có rất ít các nghiên cứu trước thực hiện.

4) Ngoài các kênh như kênh tỷ giá hối đối, kênh tài chính, kênh tổng cầu, nghiên cứu sẽ đề xuất thêm hai kênh là kênh cân bằng danh mục đầu tư và kênh tăng trưởng tài chính thơng qua phân tích thêm các yếu tố về dòng vốn danh mục và tăng trưởng tín dụng khu vực tư nhân. Do đó, có thể đóng góp một khía cạnh nghiên cứu bổ sung bên cạnh những nghiên cứu đã có trước đây.

Nghiên cứu này được thực hiện sẽ bù đắp khoảng trống nghiên cứu trong bối cảnh Việt Nam, xác định và định lượng cụ thể hiệu ứng tràn của chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ tới các quốc gia ASEAN(5) trong đó có Việt Nam cũng như ảnh hưởng của nó đến các quốc gia trong mẫu. Kết quả nghiên cứu kỳ vọng sẽ đem lại một số khuyến nghị giúp nhà hoạch định chính sách tại các quốc gia ASEAN(5) trong đó có Việt Nam để có thể tham khảo những nhận định, xu hướng trong điều hành các chính sách nhằm hạn chế những tác động tiêu cực từ hiệu ứng tràn của chính sách tiền tệ Hoa Kỳ.

Kết luận chƣơng 2

Chương 2 tác giả trình bày lý thuyết về hiệu ứng tràn chính sách tiền tệ như khái niệm, các mơ hình về hiệu ứng tràn, các kênh dẫn tác động tràn chính sách tiền tệ quốc tế, các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tác động tràn chính sách tiền tệ. Ngồi ra, trong chương này tác giả đã thực hiện lược khảo các nghiên cứu về hiệu ứng tràn của chính sách tiền tệ quốc tế cả trong nước và ngoài nước. Qua các nghiên cứu đã được lược khảo có thể nhận thấy rằng hiệu ứng tràn của chính sách tiền tệ quốc tế có thể giải thích một số biến động trong hầu hết các yếu tố thuộc thị trường tài chính gồm: Tỷ giá hối đoái, lợi tức chứng khốn, lợi tức trái phiếu, dịng vốn. Ngược lại, các nghiên cứu tìm thấy bằng chứng hạn chế về tác động lan tỏa của biến động chính sách tiền tệ quốc tế đối với nền kinh tế thực như sản lượng và lạm phát.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hiệu ứng tràn của chính sách tiền tệ hoa kỳ đến thị trường các quốc gia ASEAN (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)