Về quản lý dòng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hiệu ứng tràn của chính sách tiền tệ hoa kỳ đến thị trường các quốc gia ASEAN (Trang 164 - 166)

CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.2 MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.2.1.5. Về quản lý dòng vốn

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, vốn đầu tư nước ngồi trong đó có dịng vốn FPI ngày càng thể hiện vai trò quan trọng hỗ trợ phát triển kinh như: (i) FPI là nguồn tài chính quan trọng giúp bù đắp khoản thiếu hụt giữa nhu cầu đầu tư và năng lực tài chính tai một quốc gia, góp phần vào cải thiện cán cân thanh tốn quốc tế. (ii) Vốn FPI góp

phần làm tăng hiệu quả hoạt động và tăng tính thanh khoản của cho thị trường. Sự tham gia tích cực của nhà đầu tư nước ngồi sẽ góp phần giúp thị trường chứng khốn thực hiện chức năng phân bổ vốn hiệu quả hơn. (iii) Vốn FPI tạo cơ hội cho doanh nghiệp

tiếp cận nguồn tài chính với chi phí huy động cạnh tranh. (iv) Thu hút dòng vốn FPI các quốc gia không phải quan tâm tới cơ sở hạ tầng như thu hút FDI.

Bên cạnh những cơ hội cũng như lợi ích mạng lại từ dịng vốn FPI thì bản thân dịng vốn này cũng tiềm ẩn những rủi ro như: Thứ nhất, dòng vốn FPI vào nhiều và đột ngột sẽ gây khó khăn cho việc hấp thụ gây áp lực cho lạm phát cũng như tỷ giá. Thứ

hai, dịng vốn vào nhiều có thể tạo bong bóng giá khơng chỉ trên thị trường tài chính mà

cả những thị trường khác, gây rủi ro tín dụng do lượng vốn dư thừa trong hệ thống. Thứ

ba, dòng vốn FPI vào nhiều cịn đặt ra rủi ro đào thốt vốn. Từ những phân tích các lợi

ích mang lại từ dịng vốn FPI cũng như những rủi ro tiềm ẩn từ dòng vốn này tác giả xin đề xuất một số kiến nghị nhằm gia tăng hiệu quả của việc thu hút và quản lý dòng vốn này đồng thời giúp chủ động trước các cú sốc từ các chính sách tài chính quốc tế.

Theo lý thuyết, khi lợi suất trái phiếu Hoa Kỳ tăng (do cắt giảm chương trình QE), chiến lược đầu tư nhắm vào trái phiếu các quốc gia đang phát triển ASEAN với

mức lợi suất cao hơn sẽ đảo chiều. Ngoài ra, khi Hoa Kỳ thực hiện CSTT thắt chặt dòng vốn đầu tư trên thế giới cũng có xu hướng dịch chuyển từ các nền kinh tế mới nổi vào Hoa Kỳ nhằm hưởng chênh lệch lãi suất tức thị trường Hoa Kỳ hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư muồn tìm kiếm lợi nhuận ổn định và an tồn. Do đó, để giảm thiểu sự bất ổn định của dịng vốn ngắn hạn thì các quốc gia đang phát triển ASEAN nên thực hiện cơng cụ để điều tiết dịng vốn này như: Áp dụng hệ thống thuế giảm dần phụ thuộc vào thời hạn đầu tư cụ thể, mức 30% đối với hoạt động đầu tư có thời hạn thấp hơn 7 tháng, 20% với thời hạn đầu tư từ 7 đến 9 tháng và 0% đối với hoạt động dầu tư lớn hơn 12 tháng. Một cơng cụ khơng mang tính hành chính nhưng vẫn có chức năng điều tiết giúp gia tăng tính ổn định của dịng vốn này.

Chính phủ các quốc gia đang phát triển ASEAN cần thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao vị thế thị trường tài chính với các cơng cụ tài chính linh hoạt hơn; gia tăng năng lực quản lý, giám sát, điều hành chính sách vĩ mơ và phịng ngừa rủi ro. Bản thân q trình tự do hóa tài khoản vốn khơng phải là tác nhân trực tiếp gây nên rủi ro, mà quá trình này chỉ tác động một cách gián tiếp, đó là, khoét sâu vào tính dễ tổn thương của hệ thống tài chính vốn đã yếu kém, khiến hệ thống này dễ bị tác động nặng nề trong điều kiện kinh tế vĩ mô phát triển theo chiều hướng xấu kết hợp với năng lực điều hành chính sách vĩ mơ cịn hạn chế. Thị trường tài chính nội địa phát triển cịn hạn chế, hoạt động cho vay đầu tư và mở rộng kinh doanh chủ yếu thực hiện qua nghiệp vụ tín dụng ngân hàng dễ phát sinh rủi ro. Khi có những tác động tiêu cực từ bên ngồi sẽ gây ra sự xáo trộn nghiêm trọng kênh trung gian tài chính ngân hàng, lĩnh vực sản xuất cũng bị ảnh hưởng do thiếu vốn.

Quan điểm cho rằng, các khoản thu nhập chứng khoán cố định về bản chất là ngắn hạn, điều này khiến các nước đang phát triển phải đối mặt với nguy cơ đảo chiều dòng vốn. Do vậy, các quốc gia đang phát triển Đông Nam Á cần cân nhắc xây dựng dự trữ ngoại hối dồi dào, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, việc tích lũy dự trữ ngoại hối là rất quan trọng nhằm nâng cao khả năng phịng vệ tài chính của nền kinh tế, nâng cao khả năng can thiệp vào thị trường khi cần thiết, đảm bảo có thể đối phó được nguy cơ đảo chiều dịng vốn có thể xảy ra.

Trong những giai đoạn cần thiết, nhằm hạn chế tình trạng ―chảy máu‖ vốn chảy khỏi nền kinh tế, các quốc gia đang phát triển ASEAN có thế áp dụng bổ sung các biện

pháp cấp bách khi Hoa Kỳ thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt như nới lỏng một số quy định quản lý thị trường nợ đối với các nhà đầu tư gián tiếp nước ngồi, đồng thời có thể cho phép ngân hàng thương mại các quốc gia này tăng lãi suất đối với các khoản tiền gửi ngoại tệ đối với khách hàng không cư trú.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hiệu ứng tràn của chính sách tiền tệ hoa kỳ đến thị trường các quốc gia ASEAN (Trang 164 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)