CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 PHÁT TRIỂN GIẢ THUYẾT VÀ XÂY DỰNG MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1.2.1 Mơ hình kênh tỷ giá
Mơ hình kênh tỷ giá được phát triển từ mơ hình cơ bản với việc bổ sung các biến là cán cân thương mại (TB) đối với Hoa Kỳ, tỷ giá hối đoái cho cả Hoa Kỳ và các quốc gia ASEAN(5) nhằm kiểm định hiệu ứng tràn qua kênh này để giải quyết mục tiêu luận án đặt ra. Biến tỷ giá hối đoái được nhiều nghiên cứu đưa vào mơ hình khi nghiên cứu về hiệu ứng tràn chính sách tiền tệ như nghiên cứu của các tác giả Bhattarai & ctg (2015), Ammer & ctg (2016), Ganelli & ctg (2016), Gupta & ctg (2017), Dekle (2017) và Iacoviello & ctg (2018).
Theo lý thuyết ngang giá lãi suất (IRP), lãi suất có mối quan hệ với tỷ giá, một sự thay đổi trong lãi suất sẽ tác động làm thay đổi tỷ giá hối đối. Khi nới lỏng chính sách tiền tệ tại một quốc gia sẽ làm giảm lãi suất trong nước sở tại so với lãi suất nước ngoài, đồng thời làm giảm giá đồng nội tệ. Điều này đến lượt nó, sẽ thúc đẩy cán cân thương mại trong nước, Ammer & ctg (2016). Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu của một số tác giả như Punzi & ctg (2017), Ganelli & ctg (2016) cũng chỉ ra có mối tương quan cùng chiều giữa CSTT mở rộng của Hoa Kỳ và Nhật Bản với tỷ giá hối đoái các quốc gia đối tác trong mẫu nghiên cứu. Do đó, mơ hình với các giả thuyết được thể hiện như sau:
Yt =[(GDPust, CPIust, TBust, M2ust, EXust, IRust), (GDPat, CPIat, IRat), (GDPvt, CPIvt, IRvt)]
Giả thuyết H1a: Lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ giảm làm đồng USD mất giá (Chỉ số Dollar giảm), xuất khẩu Hoa Kỳ tăng và làm cán cân thương mại Hoa Kỳ được cải thiện kéo theo sản lượng trong nước gia tăng.
Yt =[(GDPust, CPIust, TBust, M2ust, EXust, IRust), (GDPat, CPIat, EXat), (GDPvt, CPIvt, EXvt)]
Giả thuyết H1b: Chỉ số Dollar tăng làm tỷ giá hối đoái của các quốc gia ASEAN
và Việt Nam tăng (nội tệ các quốc gia ASEAN và Việt Nam mất giá so với USD).