CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.2 MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.2.1.4. Về quản lý xuất khẩu
Với chiến lược tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu đã mang lại nhiều thành công cho các quốc gia đang phát triển ASEAN trong suốt những giai đoạn dài. Tuy nhiên, xu hướng tăng trưởng cao trong xuất khẩu của những quốc gia này giai đoạn những năm gần đây có xu hướng chậm lại. Thị trường Hoa Kỳ vẫn là một trong những thị trường trường quan trọng đối với các quốc gia này. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những rủi ro tiềm ẩn đối với họ. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi sự tham gia của các quốc gia này vào chuỗi cung ứng toàn cầu càng rõ nét hơn trong khi lại thiếu sự chuẩn bị cho các giai đoạn nhu cầu thị trường tồn cầu sụt giảm. Do đó, một số khuyến nghị để giảm thiểu những tiêu cực từ hiệu ứng tràn CSTT Hoa Kỳ đối với hoạt động xuất khẩu của các quốc gia ASEAN:
Đa dạng hóa thị trường. Các quốc gia đang phát triển ASEAN cần gia tăng mở rộng hơn nữa các hiệp định thương mại với các đối tác lớn để có thể tận dụng tối đa các ưu đãi về thuế giúp gia tăng khả năng mở rộng các kênh cung ứng cũng như sức cạnh tranh của hàng hóa và đa dạng hóa thị trường. Cùng với đó, việc định hình lại các chuỗi
giá trị thông qua tái cấu trúc nền kinh tế để gia tăng năng suất lao động, phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ, tăng cường liên kết nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu giúp cũng dễ dàng tìm kiếm và mở rộng thị trường.
Chú trọng thị trường trong nước về mặt dài hạn để hỗ trợ cho xuất khẩu. các quốc gia đang phát triển ASEAN là những quốc gia có lợi thế lớn về mặt quy mô dân số, với nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh và thu nhập trung bình ngày càng tăng lên thì thị trường trong nước nếu được chú trọng sẽ trở thành điểm tựa tốt cho sản xuất và tăng trưởng của chính quốc gia này. Điều này góp phần hỗ trợ rất lớn cho duy trì hoạt động sản xuất trong bối cảnh năng lực tiêu thụ hàng nhập khẩu từ các quốc gia này của một số quốc gia tạm thời bị giảm sút.