Sự cần thiết phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam (Trang 39 - 43)

1.3. Tác động của hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tới người lao

1.3.2. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động

trong mua bán, sáp nhập doanh nghiệp

Thứ nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ là nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động.

Trong quan hệ lao động, NSDLĐ là chủ thể đầu tư tài chính, cơ sở vật chất nên họ có quyền quản lý NLĐ, tức là họ đã mua sức lao động của NLĐ và sẽ sử dụng sức

lao động đó vì mục tiêu lợi nhuận. Quyền quản lý lao động ra đời từ rất sớm xuất phát từ việc phân công lao động hằng ngày trong xã hội nguyên thủy, được thể hiện rõ rệt nhất trong xã hội phân chia giai cấp. Theo sự phát triển của nhà nước và pháp luật, quyền sử dụng lao động ban đầu mang tính chất độc đốn với chế độ lao động cưỡng bức, bóc lột tàn nhẫn. Thời kỳ xã hội tư bản, các nhà tư bản bảo vệ rất mạnh mẽ quyền quản lý lao động của mình và cho rằng họ có tồn quyền ra lệnh, kiểm sốt NLĐ. Bản chất quan hệ lao động thời kỳ này là bất bình đẳng. Sau đó, với sự xuất hiện của nền dân chủ và sự công nhận rộng rãi nguyên tắc tự do, công bằng đã giúp quyền của NLĐ được ghi nhận một cách dân chủ hơn. Dù có nhiều thay đổi, song, xuất phát từ lịch sử và bản chất của quan hệ lao động, vẫn luôn tồn tại sự bất công rõ ràng hay tiềm ẩn đối với NLĐ đòi hỏi họ được bảo vệ nhằm duy trì sự bình đẳng giữa NLĐ và NSDLĐ dù trong bất kỳ quan hệ lao động cụ thể nào.

Thứ hai, bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ là xu hướng và yêu cầu trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Tính đến này, Việt Nam đã ký kết và đang tiến hành đàm phán 17 hiệp định thương mại tự do (FTA). Nhiều FTA trong số này đặc biệt là CPTPP và EVFTA là các FTA thế hệ mới chứa các nội dung về lao động thể hiện sự quan tâm ngày càng cao của các quốc gia và tổ chức trong vấn đề lao động. Các tiêu chuẩn về lao động cũng được coi là yếu tố làm nên chất lượng và sự khác biệt của các bản FTA thế hệ mới. Trước đây, điều khoản về lao động không được đưa vào các cam kết quốc tế do các quốc gia đang phát triển coi đây là một loại rào cản bảo hộ. Tuy nhiên, tới nay đã có 72 FTA có nội dung cam kết về vấn đề lao động, do nhận thức về vai trò của NLĐ đã thay đổi theo hướng họ là người tạo ra sản phẩm trực tiếp, đồng thời, đề cao việc bảo vệ môi trường lao động cũng chính là điều kiện để đảm bảo cạnh tranh cơng bằng. Theo đó, một q trình sản xuất có nguồn nhân lực được trả lương thấp hơn, tiêu chuẩn lao động thấp hơn, khơng có TLTT thực chất sẽ có chi phí sản xuất thấp hơn dẫn tới cạnh tranh khơng bình đẳng. Tại Việt Nam các văn bản pháp luật về lao động đã được sửa đổi, bổ sung, ban hành nhằm phù hợp với các cam kết khi gia nhập FTA.

Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp vốn là sân chơi mà các doanh nghiệp nước ngoài hướng tới ngay từ khi Việt Nam bắt đầu “mở cửa”, do đó họ sẽ chịu sự điều

chỉnh trực tiếp của các quy định này. Nắm được các nguyên tắc để bảo vệ hiệu quả quyền lợi của NLĐ góp phần đảm bảo sự thành cơng của thương vụ, đạt được hiệu quả kinh tế mà doanh nghiệp mong muốn. Bên cạnh đó, trước yêu cầu ngày càng cao của các cam kết quốc tế, quyền và lợi ích của NLĐ được bảo vệ tốt là động lực nâng cao năng suất lao động từ đó chất lượng nhân lực cũng tăng lên, tạo cơ sở cạnh tranh với lao động từ các khu vực khác. Đây sẽ là điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư thông qua hoạt động mua bán, sáp nhập, khơng chỉ vì nguồn nhân lực giá rẻ.

Thứ ba, quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ được bảo vệ có vai trị quyết định sự thành cơng cho thương vụ mua bán, sáp nhập.

Trong quá trình thực hiện một thương vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, nhân sự hay NLĐ là một trong những vấn đề có ảnh hưởng quyết định, được kiểm tra khi chủ thể mua lại, nhận sáp nhập tiến hành hoạt động thẩm định chi tiết (Due Diligence) bao gồm thẩm định chi tiết pháp lý (Legal Due Diligence) do nhóm các chuyên gia về pháp lý thực hiện, có trách nhiệm kiểm tra tất cả các thỏa thuận quan trọng, tuân thủ pháp luật, kiện tụng,… NLĐ là tài sản quan trọng của doanh nghiệp khi họ là chủ thể trực tiếp tham gia vào giai đoạn tạo ra sản phẩm, đặc biệt với các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, khi sự khác biệt nằm ở con người, đội ngũ nhân sự còn trở thành mục tiêu mà chủ thể mua lại, sáp nhập muốn sở hữu. Sẽ thật tốn kém nếu như doanh nghiệp chỉ có cho mình những tài sản hữu hình mà mất đi những nhân sự tài năng, có thể tạo ra những giá trị cao gấp nhiều lần hiện có, nhất là khi có thêm sự đầu tư từ bên mua lại, nhận sáp nhập. Kể cả khi tiến tới giai đoạn đàm phán ký kết hợp đồng, việc làm sao để vận hành doanh nghiệp hậu thương vụ cũng phụ thuộc phần lớn vào hoạt động quản lý NLĐ có hiệu quả hay khơng và làm thế nào để giữ chân NLĐ? (Michael E. S. Frankel, 2009, tr. 100) khi mà khác biệt về quản trị và văn hóa doanh nghiệp là thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp sau giao dịch. Những vấn đề này, thôi thúc yêu cầu về bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.

Kết luận Chương 1

Nhìn chung, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ vừa là yêu cầu, vừa là cơ hội để doanh nghiệp thực hiện thành công một thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A). Trong bối cảnh kinh tế thị trường phát triển kéo theo sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp nhằm tạo lập vị thế, tìm kiếm lợi nhuận. Những năm gần đây, M&A với những ưu điểm của mình, ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và giá trị, góp phần tích cực trong tăng trưởng kinh tế tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần xem xét những mặt tiêu cực có thể phát sinh đối với NLĐ.

Trên đây, luận văn đã đưa ra cái nhìn tổng quan về hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, về bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ trong hoạt động mua bán, sáp nhập thơng qua việc phân tích các khái niệm dưới nhiều góc độ tiếp cận, trình bày và phân tích các quy định của pháp luật trong nước cũng như trên thế giới về mua bán, sáp nhập, về bảo vệ quyền, lợi ích của NLĐ, trình bày những nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, mối quan hệ giữa bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ và hoạt động mua bán, sáp nhập từ đó đặt ra vấn đề phải bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ khi doanh nghiệp thực hiện mua bán, sáp nhập.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP 2.1. Thực trạng quy định về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao

động trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w