3.3. Kiến nghị đối với công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao
3.3.2. Đối với tổ chức đại diện người sử dụng lao động
Hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR: Corporate Social Responsibility) giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế như hiện nay. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được xem như bản lề để xây dựng văn hóa và thương hiệu của doanh nghiệp. Trong đó, trách nhiệm xã hội cịn thể hiện trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ. Đây là vấn đề mấu chốt cơ bản để tạo ra sản phẩm chất lượng, xây dựng uy tín của doanh nghiệp, góp phần giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và hiệu quả của hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội đối với NLĐ đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ khi doanh nghiệp thực hiện mua bán, sáp nhập. Hiện nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được tiếp cận theo hướng là sự cam kết của doanh nghiệp đối với NLĐ, người tiêu dùng, với vấn đề bảo vệ môi trường và xã hội nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Trong đó, sự cam kết của doanh nghiệp đối với NLĐ là quá trình tương tác trực tiếp, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững, xây dựng quan hệ lao động hài hịa ổn định tạo sự bình ổn, xây dựng uy tín cho doanh nghiệp đóng vai trị quan trọng khi doanh nghiệp khi tìm kiếm đối tác kinh doanh.
Theo đó, mặt quan trọng nhất để thực hiện trách nhiệm xã hội đối với NLĐ nằm ở sự tự nguyện của doanh nghiệp đối với các cam kết nâng cao chất lượng đời sống của NLĐ và các thành viên gia đình họ. NLĐ u thích và gắn bó với cơng việc của mình do các yếu tố điều kiện lao động tốt, trả lương, thưởng xứng đáng đúng quy định, không phân biệt đối xử, có chính sách đãi ngộ và đào tạo tốt, có mơi trường làm việc thuận lợi. Đáp ứng được các yêu cầu này đồng nghĩa với việc, doanh nghiệp đã làm tốt trách nhiệm xã hội đối với NLĐ. Đặc biệt trong trường hợp của những NLĐ làm việc tại doanh nghiệp sau M&A, làm thế nào để tạo sự gắn kết giữa họ với doanh nghiệp hậu thương vụ là một trong những thách thức lớn nhất của các nhà quản lý. NLĐ cảm thấy gắn kết hơn với doanh nghiệp khi: được sự hỗ trợ từ doanh nghiệp và quản lý; được đối xử công bằng trong công việc; được thực hiện những cam kết và
lời hứa và những khác biệt về văn hóa gây hấp dẫn và được nhân viên đánh giá cao (Hoàng Thị Thùy Dương (2020), tr. 96). Theo đó, doanh nghiệp cần tơn trọng và cơng bằng đối với những NLĐ tại doanh nghiệp bị mua lại, bộ phận dễ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi quyết định của doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng và gắn kết với cơng ty mới.
Ngồi ra, các tổ chức đại diện của NSDLĐ cần phát huy vai trò thúc đẩy, tuyên truyền đến doanh nghiệp việc tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ trong hoạt động mua bán, sáp nhập. Áp dụng các bộ quy tắc ứng xử tiến bộ tại doanh nghiệp như tiêu chuẩn SA 8000, tiêu chuẩn ISO 26000, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp WRAP,...