3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao
động trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Năm 2020 là năm Việt Nam tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, trong đó thực hiện quan điểm phát triển về khuyến khích kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi phát triển và tạo ra một mơi trường cạnh tranh minh bạch, bình đẳng được cụ thể hóa bằng việc ban hành hàng loạt các đạo luật quan trọng làm khuôn khổ pháp lý cho hoạt động mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp và sự bứt phá của các thương vụ M&A. Bên cạnh đó, nhiệm vụ thúc đẩy hội nhập quốc tế và nỗ lực đàm phán, ký kết các thỏa thuận, Hiệp định đối tác chiến lược, đặc biệt là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) cho thấy nhận thức đúng đắn và chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước đối với xu thế hịa bình, hợp tác để cạnh tranh và phát triển hiện nay đã được cụ thể hóa bằng hàng loạt các FTA đã có hiệu lực. Hệ thống văn bản pháp luật theo đó cũng được điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, đưa làn sóng M&A trở lại mạnh mẽ trong nước tạo thêm nhiều việc làm cho NLĐ.
Cũng như nhiều quốc gia khác, dịch Covid-19 đã khiến nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội của Việt Nam không thực hiện được. Mặc dù những chính sách đối phó và phịng ngừa dịch bệnh có những thành cơng bước đầu tuy nhiên, trải qua liên tiếp các đợt bùng phát dịch, đỉnh điểm là đợt dịch thứ tư kéo dài đã khiến nền kinh tế chịu tác động nghiêm trọng. Chính sách phịng chống dịch bệnh và biện pháp giãn cách, phong tỏa khiến sản xuất công nghiệp đối mặt với sự “đứt gãy” chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp, dịch vụ không thiết yếu buộc phải đóng cửa khiến số lượng lớn lao động bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều lao động bị buộc phải rời khỏi thị trường. GDP năm 2021
tăng trưởng thấp ở mức 2,58%. Số lượng doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có thời hạn và doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể riêng tháng 1 năm 2021 là 25.725 doanh nghiệp, đạt kỷ lục từ tháng 1 năm 2019 (Tổng cục thống kê, 2022, tr. 4). Lực lượng lao động có việc làm trong quý III năm 2021, tại thời điểm đợt dịch cao điểm thứ 4 kéo dài giảm sâu chưa từng thấy ở mức 47,2 triệu người giảm 2,7 triệu người so với cùng kỳ năm trước (Tổng cục thống kê, 2022, tr. 6).
Bước sang năm 2022, các chuyên gia và tổ chức quốc tế buộc phải điều chỉnh dự báo tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu xuống thấp hơn dự báo trước đó do cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine khiến lạm phát gia tăng và đe dọa nguồn cung năng lượng toàn cầu trong khi các biến thể của vi-rút vẫn biến hóa khó lường thách thức quá trình phục hồi của kinh tế thế giới. Tình hình thế giới diễn biến khó lường khiến xu hướng bảo hộ kinh tế các quốc gia tăng cao, nguồn cung vốn hạn chế, các quốc gia cần thu hút nguồn lực bên ngoài để phục hồi. Mặc dù khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vẫn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nhưng sự cạnh tranh về thu hút đầu tư sẽ ngày càng gay gắt do sự tương đồng về thị trường, trình độ phát triển, lực lượng sản xuất,… đặt ra yêu cầu phải bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ.
Nhận thức rõ bối cảnh trong nước và tình hình quốc tế, chủ trương của Đảng và Chính phủ trong thời gian tới vẫn hướng tới thu hút, hợp tác đầu tư nước ngồi nhưng chuyển trọng điểm chính sách từ số lượng sang chất lượng, lấy hiệu quả công nghệ làm thước đo, đồng thời quan tâm tới bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, khu vực kinh tế tư nhân của người Việt Nam được khuyến khích phát triển, hình thành các các tập đoàn kinh tế lớn, tiềm lực mạnh, trở thành động lực phát triển kinh tế. NLĐ được quan tâm giáo dục dạy nghề theo hướng mở, linh hoạt, chú trọng đào tạo, đào tạo lại thường xuyên, tạo ra nguồn nhân lực lành nghề, tăng khả năng cạnh tranh quốc gia và quốc tế.
Nhằm thực hiện thành công chủ trương, phương hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước về thu hút đầu tư chất lượng từ nước ngoài và phát triển tập đoàn kinh tế trong nước, cần thiết tiếp tục hồn thiện chính sách, pháp luật gỡ bỏ vướng mắc, khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư kinh doanh. Hiện nay hệ thống luật và các văn bản dưới luật đã đầy đủ hơn, và từng bước hồn thiện, có tác dụng
khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài và cả nhà đầu tư trong nước tham gia hoạt động đầu tư kinh doanh. Do đó, pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp cũng cần hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp đầu tư kinh doanh, mở rộng, nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ nhưng khơng làm giảm đi quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ. Bên cạnh đó, cam kết tại các FTA thế hệ mới với các nội dung cam kết hướng tới ngày càng mở rộng các ưu đãi trong đó có các tiêu chuẩn về lao động cũng là một u cầu đối với hồn thiện pháp luật.
Có thể thấy, với mục tiêu tạo ra môi trường đầu tư và kinh doanh có lợi cho các nhà đầu tư, góp phần vào chiến lược phát triển chung của đất nước, pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp cần được tiếp tục hồn thiện theo hướng tạo tra khn khổ pháp lý vững chắc, bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ nhưng mặt khác, khơng gây bất lợi cho NSDLĐ đồng thời đáp ứng yêu cầu của các Hiệp định thương mại tự do đã được ký kết cũng như các Hiệp định đang đàm phán và có hiệu lực trong tương lai.
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người laođộng trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp phù hợp với các động trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế
Tiêu chuẩn lao động quốc tế là tập hợp các văn bản pháp lý do ba bên bao gồm Chính phủ, NLĐ và NSDLĐ cùng nhau soạn thảo và thông qua, tại đây quy định các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động. Các tiêu chuẩn này có thể tồn tại dưới dạng Cơng ước, mang tính ràng buộc pháp lý của các điều ước quốc tế được các quốc gia phê chuẩn hoặc tồn tại dưới dạng các khuyến nghị, khơng mang tính chất bắt buộc, tồn tại giống như một văn bản hướng dẫn (ILO, 2019).
Kể từ khi được thành lập vào năm 1919, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) luôn nỗ lực để giải quyết vấn đề về những bất công, nặng nhọc, thiếu thốn trong điều kiện lao động. Nhằm giải quyết vấn đề này, ILO đã thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn lao động quốc tế điều chỉnh tất cả các vấn đề liên quan đến lao động dựa trên nguyên tắc đảm bảo sự phát triển kinh tế song song với cơng bằng xã hội, hịa bình, thịnh vượng cho tất cả mọi người. Các Công ước cơ bản của ILO được xem là bao trùm các nguyên
tắc và quyền cơ bản trong lao động với các chủ đề: chấm dứt lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc, tự do hiệp hội và công nhận hiệu quả quyền TLTT, chấm dứt phân biệt đối xử trong lao động và nghề nghiệp, xóa bỏ lao động trẻ em.
Việt Nam gia nhập ILO từ năm 1992, và tính đến nay đã gia nhập 25 Công ước về quyền lao động của tổ chức này. Việt Nam cũng đã thông qua 7 trên tổng số 8 Công ước cơ bản của ILO và hiện chỉ cịn Cơng ước số 87 về Tự do Hiệp hội và Bảo vệ Quyền Tổ chức dự kiến sẽ phê chuẩn vào năm 2023. Trong những Công ước được phê chuẩn gần đây, Công ước số 98 về quyền tự do liên kết và TLTT là một trong những Công ước cốt lõi của ILO, cấu thành quan trọng trong các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới (như CPTPP) hay FTA giữa Việt Nam và EU (EVFTA) đồng thời cũng xuất hiện trong phần lớn chính sách về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của các công ty đa quốc gia. Cũng trong thời gian phê chuẩn các Công ước mới, Quốc hội cũng đã bỏ phiếu thơng qua BLLĐ trong đó, sửa đổi, bổ sung các nội dung nhằm nội luật hóa các Cơng ước, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ theo tiêu chuẩn của các cam kết quốc tế và tiến trình thực thi các Hiệp định thương mại tự do.
Có thể thấy, Việt Nam đã chuẩn bị các điều kiện phù hợp trong thời gian dài để hoàn thiện các quy định của pháp luật phù hợp với Công ước quốc tế, tuy nhiên, để điều chỉnh pháp luật sao cho tương thích với u cầu của Cơng ước cần nghiên cứu thận trọng sao cho phù hợp với đặc điểm chính trị xã hội ở Việt Nam, tiến tới phát huy tối đa hiệu quả của pháp luật trong bảo vệ quyền lợi ích của NLĐ nói chung và NLĐ khi doanh nghiệp thực hiện mua bán, sáp nhập nói riêng.
Cùng với các tiêu chuẩn lao động quốc tế, các doanh nghiệp hiện nay đã có tới hơn 10.000 bộ quy tắc ứng xử được áp dụng để làm tiêu chí xây dựng thương hiệu, đi đôi với sản xuất kinh doanh phát triển bền vững. Có thể kể tới các bộ quy tắc tiêu biểu như BSCI (Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh), SA 8000 (tiêu chuẩn quản lý lao động), WRAP (tiêu chuẩn trách nhiệm toàn cầu). Những bộ quy tắc được doanh nghiệp đưa ra và áp dụng hướng tới xây dựng tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh, bảo đảm môi trường lao động, an toàn sức khỏe, nghề nghiệp, cấm các hành vi: phân biệt đối xử, sử dụng lao động trẻ em và xóa bỏ lao
động cưỡng bức,… Các bộ quy tắc ứng xử này không phải pháp luật và không thay thể pháp luật nhưng chúng được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn lao động quốc tế và được xem như tiêu chí để đánh giá đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện mức độ bảo vệ NLĐ tại tổ chức. Việc áp dụng các bộ quy tắc ứng xử tiến bộ này cho thấy mức độ quan tâm của doanh nghiệp đối với trách nhiệm xã hội, hướng đến đầu tư bền vững, không chỉ bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ mà cịn xây dựng mơi trường kinh doanh minh bạch, tiến bộ. Do đó việc nghiên cứu và chuyển hóa các bộ quy tắc tiến bộ, phù hợp với văn hóa, tình hình đất nước vào các văn bản pháp luật sẽ thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa, ổn định.
Như vậy, pháp luật trong nước về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ nói chung vẫn ln được xây dựng phù hợp với nguyên tắc của ILO. Trong thời gian sắp tới, hoạt động rà soát, nghiên cứu pháp luật để chuẩn bị phê chuẩn Công ước quốc tế và các khuyến nghị của ILO cần được tích cự triển khai, đặc biệt là Cơng ước 87. Bên cạnh đó cũng khơng qn nghiên cứu những bộ quy tắc ứng xử phù hợp để nội luật hóa, bắt buộc áp dụng trong doanh nghiệp. Hồn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ trong mua bán, sáp nhập doanh nghiệp cũng khơng nằm ngồi định hướng hồn thiện pháp luật lao động nói chung.
3.1.3. Hồn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người laođộng trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp đảm bảo sự động trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Một hệ thống pháp luật thống nhất là các quy định của pháp luật phải được quy định đảm bảo được sự nhất quán, không mâu thuẫn, phủ định lẫn nhau. Hệ thống pháp luật thống nhất thể hiện ở chỗ các văn bản pháp luật trong cùng một lĩnh vực hoặc nhiều lĩnh vực đều thống nhất trong cách xác lập hành vi, tránh tình trạng văn bản luật và văn bản hướng dẫn mâu thuẫn với nhau, hơn nữa, dù là văn bản pháp luật nào cũng đều phải phù hợp với Hiến pháp. Định hướng hoàn thiện pháp luật này đặc biệt quan trọng với pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Như đã đề cập từ trước, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp là hoạt động gồm nhiều hoạt động khác nhau được điều chỉnh bởi rất nhiều quy phạm pháp luật thuộc các ngành luật khác nhau từ doanh nghiệp, đầu tư,
cạnh tranh tới thuế, kế toán, lao động,… chưa kể tới việc trong từng thương vụ cụ thể có liên quan tới hoạt động kinh doanh khác nhau thì phải áp dụng pháp luật chuyên ngành khác nhau cho thấy sự phức tạp và cần thiết của việc xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ.
Hoạt động mua bán, sáp nhập thường được quan tâm chủ yếu ở khía cạnh kinh tế và lao động cũng là một trong các yếu tố quan trọng mà các chủ thể cần soát xét kỹ lưỡng. Hệ thống pháp luật kinh tế điều chỉnh hoạt động mua bán sáp nhập có mối liên hệ chặt chẽ tương trợ lẫn nhau kể cả trong cả nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Theo đó, pháp luật bảo vệ NLĐ được thể hiện thông qua mối quan hệ với pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ. Cụ thể là việc hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích về việc làm, quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, quyền tự do liên kết và TLTT,… không được mâu thuẫn với quyền quản lý NLĐ, quyền sở hữu tài sản, quyền kinh doanh,… của NSDLĐ.
Khơng chỉ đối với hoạt động M&A nói chung mà xét trên khía cạnh bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ cũng có một hệ thống pháp luật có mối liên hệ qua lại, thống nhất với nhau như Luật việc làm, Luật cơng đồn, Luật an tồn vệ sinh lao động, Luật bảo hiểm xã hội,… chúng bổ trợ cho nhau để làm chặt chẽ hơn các quy định về lao động. Do đó, hồn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ phải được thống nhất tránh tình trạng chồng chéo. Ví dụ như các quy định về tổ chức hoạt động của cơng đồn trong Luật Cơng đồn khơng được mâu thuẫn với các quy định về quyền tự do liên kết và TLTT của NLĐ được quy định tại BLLĐ.
Trước sự đa dạng và phức tạp của hoạt động M&A nói chung và vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ trong hoạt động này nói riêng và thực tế chưa có văn bản hướng dẫn hay điều chỉnh hoạt động này sự cần thiết đảm bảo sự thống nhất liên thông giữa các ngành luật khác nhau đồng thời phù hợp với các quy định của Hiến pháp cần được đảm bảo.