3.3. Kiến nghị đối với công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao
3.3.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước
Thứ nhất, không ngừng nâng cao năng lực của thanh tra viên ngành lao động
và chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra về lao động đặc biệt là công tác thanh kiểm tra với các doanh nghiệp thực hiện hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ sau khi kết thúc hoạt động này.
Hầu hết các tài liệu quy định về hoạt động mua bán, sáp nhập chủ yếu chú trọng vào mặt tập trung kinh tế của M&A trước và trong khi giao kết hợp đồng, quyền và lợi ích của NLĐ cũng thường được xem xét trước và trong khi hai bên thực hiện M&A còn với giai đoạn hậu thương vụ, vấn đề quyền và lợi ích của NLĐ thường bị bỏ ngỏ trong khi đây là giai đoạn nhạy cảm và quan trọng nhất đối với NLĐ tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp, quyền và lợi ích của họ thường bị vi phạm ở giai đoạn này. Do đó, tăng cường kiểm tra việc tuân thủ pháp luật đối với những NLĐ trong giai đoạn này là rất cần thiết. Thanh tra lao động là một chức năng không thể thiếu của quản lý nhà nước về lao động, thực hiện chức năng thanh tra chính sách lao động, an tồn lao động và vệ sinh lao động, với mục đích cuối cùng là nhằm phịng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Trước địi hỏi ngày càng cao của nhu cầu quản lý nhà nước và bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực, các phương thức đầu tư của doanh nghiệp ngày càng đa dạng và hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp cũng không ngoại lệ.
Nhằm nâng cao năng lực thanh tra viên ngành lao động cần thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ xây dựng hồn thiện vị trí việc làm của đội ngũ thanh tra viên có năng lực đáp ứng yêu cầu chuyên môn và chuyển đổi số hiện nay. Có kế hoạch đào tạo, các buổi tập huấn, nhằm nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của công tác thanh tra. Đổi mới quy trình, phương pháp thanh tra chuyên ngành lao động, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ thanh tra các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước về lao động. Tăng cường phối hợp với các cơ quan chuyên môn của các ngành liên quan tổ chức thanh tra theo chuyên đề hoặc theo lĩnh vực. Bên cạnh đó cũng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thanh, kiểm tra, số hóa các tài liệu, kết quả thanh tra công khai để NLĐ cũng như NSDLĐ và các cơ quan, tổ chức kiểm tra, nắm được dữ liệu, hiệu quả hoạt động của cơ quan thanh tra.
Thứ hai, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
lao động, góp phần nâng cao nhận thức về pháp luật lao động với cả đối tượng NLĐ, NSDLĐ trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
Thông qua cơ quan quản lý nhà nước chủ trì với sự phối hợp của tổ chức đại diện NLĐ và tổ chức đại diện NSDLĐ để thực hiện triển khai Đề án tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ một cách có hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức, ý thức và mức độ tuân thủ pháp luật của một bộ phận người tham gia quan hệ lao động, tạo thói quen làm việc có kỷ luật, kỷ cương, hạn chế tình trạng xung đột trong mối quan hệ lao động giữa NSDLĐ và NLĐ. Biết và hiểu được các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của mình cịn giúp NLĐ có tư tưởng vững vàng về chính trị, tránh bị phần tử xấu lợi dụng nhằm lơi kéo, kích động tham gia vào các tổ chức mang danh nghĩa phi chính trị, tự do hoặc tham gia đình cơng bất hợp pháp. Để triển khai hiệu quả, đồng bộ hoạt động giáo dục pháp luật cần chú ý tới các mặt: cơ chế quản lý nhà nước về cơng tác phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật lao động nói riêng cần được hồn thiện, đổi mới phương pháp phổ biến, tuyên truyền, ứng dụng công nghệ hiện đại, các phương tiện số, truyền thông dễ tiếp cận tới đối tượng trẻ tuổi, là lực lượng lao động đơng đảo thường ít quan tâm tới các phương thức tuyên truyền truyền thống như sách, báo.
Thứ ba, cùng với tổ chức đại diện NLĐ và tổ chức đại diện NSDLĐ triển khai
các phiên đối thoại trao đổi ba bên.
Thúc đẩy thực hiện các hoạt động đối thoại tại nơi làm việc, TLTT nhằm ký kết thỏa ước lao động tập thể một cách thực chất, có hiệu quả. Cơng tác kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Tiền lương quốc gia cần tiếp tục được triển khai; Ở mỗi giai đoạn phát triển Hội đồng cần nghiên cứu, xây dựng và đưa ra các tiêu chuẩn, tiêu chí làm căn cứ khoa học để đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu theo vùng, mức lương tối thiểu giờ cho phù hợp, làm cơ sở để Chính phủ ban hành. Tại cấp Trung ương, với vai trị chính trong điều hành Ủy ban quan hệ lao động, tích cực triển khai cơ chế ba bên tại các cấp, các địa phương đặc biệt là tại các tỉnh có nhiều khu cơng nghiệp làm căn cứ tăng cường cơ chế tham vấn, hỗ trợ các bên trong TLTT và giải quyết tranh chấp lao động.