Các quy định của pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích về nhân thân của NLĐ trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp thể hiện ở việc NLĐ được tiếp nhận từ doanh nghiệp bị mua lại, sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích về nhân thân khơng kém hơn các quyền lợi họ có trước đó. Quyền nhân thân của con người bao gồm các quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, cũng chính là cơ sở của các quyền con người khác. Do đó bảo vệ quyền nhân thân của NLĐ cũng chính là bảo vệ quyền con người và được ghi nhận trong Hiến pháp (khoản 2 Điều 35). NLĐ trong các doanh nghiệp bị mua lại, sáp nhập cần thiết được bảo đảm các điều kiện làm việc của họ không kém hơn so với trước đây, kể cả sau khi chuyển sang một doanh nghiệp mới, các quyền và lợi ích này vẫn có nguy cơ bị xâm phạm.
a. Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe của NLĐ
Trong các quyền, lợi ích về nhân thân của NLĐ, có thể thấy quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe là quyền quan trọng nhất. Nội dung này được pháp luật lao động Việt Nam quy định khá chi tiết và đồng bộ trong BLLĐ 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Thể hiện ở các mặt:
Một là, quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Quy định thời giờ
làm việc được căn cứ trên cơ sở khoa học đảm bảo thời gian hồn thành cơng việc cho NLĐ tương ứng với khả năng thích ứng của cơ thể đồng thời đó là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài và bền bỉ của các thể hệ NLĐ để đạt được nhận thức như ngày nay về tầm quan trọng của giới hạn thời gian lao động. Từ đó, thời giờ nghỉ ngơi được quy định nhằm bù đắp khoảng thời gian hao mịn sức lao động, duy trì sức bền của NLĐ trong sản xuất kinh doanh, có ý nghĩa quan trọng đối với bảo đảm an tồn lao động. Pháp luật quy định thời giờ làm việc tối đa, thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu hoặc rút ngắn thời giờ làm việc với một số đối tượng nhằm tránh sự lạm dụng sức lao động, đảm bảo tái sản xuất sức lao động, hạn chế tai nạn lao động. Thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi là nội dung quan trọng được quy định phải có trong HĐLĐ, TLTT. BLLĐ năm 2019 dành toàn bộ Chương VII quy định về nội dung này. Ngoài ra, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết về thời giờ làm việc được tính vào thời giờ làm việc hưởng lương, quy định về làm thêm giờ, tính ngày nghỉ hàng năm,… Đối với NLĐ đặc thù hoặc thuộc các ngành nghề khác nhau, sau khi thống nhất với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) và tuân thủ theo quy định của BLLĐ thì các Bộ, ngành quản lý sẽ quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Những quy định đó được tính tốn dựa trên cơ sở sinh học, tâm lý và môi trường làm việc của những nhóm NLĐ khác nhau trong xã hội.
Tại Việt Nam, thời giờ làm việc tối đa được quy định không quá 8 giờ một ngày và 48 giờ một tuần. Nhà nước cũng khuyến khích NSDLĐ thực hiện tuần làm việc 40 giờ với NLĐ. Thời gian làm thêm giờ của NLĐ được thực hiện theo nguyên tắc thỏa thuận, tự nguyện của NLĐ nhưng phải trên quy định của pháp luật, không quá 50% số giờ làm việc trong 01 ngày; không quá 12 giờ trong 01 ngày (trường hợp áp dụng theo tuần đối với thời giờ làm chính thức và làm thêm); khơng q 40 giờ trong 01 tháng (khoản 2 Điều 107); không quá 200 giờ trong 01 năm (khoản 3 Điều 107).
Hai là, quy định về an toàn, vệ sinh lao động. Cụ thể, các quy định về an
toàn, vệ sinh lao động được thể hiện tại Chương IX của BLLĐ năm 2019 với nội dung yêu cầu NSDLĐ, NLĐ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất, kinh doanh phải thực hiện quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động (Điều 132). Nhận thức rõ tầm quan trọng của bảo hộ lao động, Chính phủ đã ban hành “Chương trình quốc gia về an tồn, vệ sinh lao động” giai đoạn 2021 – 2025 (Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 16/02/2022). Ngoài quy định trong BLLĐ, an tồn, vệ sinh lao động cịn được điều chỉnh chi tiết trong Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015. Theo đó, khơng chỉ các quy định đảm bảo an tồn, vệ sinh lao động mà cả các chế độ đối với NLĐ cũng được quy định rõ giúp các bên trong quan hệ lao động xác định rõ trách nhiệm của mình đối với vấn đề này. Để xác định tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động, Quốc hội ban hành Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, được sửa đổi bổ sung năm 2018. Theo đó hệ thống tiêu chuẩn bao gồm tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cơ sở. Tất cả bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm
xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đối với ngành của mình (khoản 1 Điều 11). Dựa trên các tiêu chuẩn này, các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động xây dựng hệ thống tiêu chuẩn phù hợp với đơn vụ mình. Việc tn theo những tiêu chuẩn an tồn lao động, vệ sinh lao động do Chính phủ ban hành là đảm bảo cần thiết và quan trọng phòng ngừa sự cố xảy ra.
b. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của NLĐ
NLĐ là bên dễ bị xâm hại trong quan hệ lao động do đó pháp luật lao động dành nhiều quy định bảo vệ đối tượng này nhằm giúp NSDLĐ nhận thức được nghĩa vụ của mình đối với bảo vệ danh dự nhân phẩm của NLĐ, pháp luật nghiêm cấm các hành vi:
Một là, phân biệt đối xử với NLĐ. Phân biệt đối xử giữa NLĐ có thể vì các
lý do: giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tơn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật,… Hậu quả của nó khiến cho tính bình đẳng tương đối giữa NLĐ và NSDLĐ khơng được duy trì, gây nguy hại tới hoạt động sản xuất, do đó pháp luật nghiêm cấm các hành vi này. Tuy nhiên để những quy định thực sự có hiệu quả địi hỏi NLĐ cần có ý thức nhận biết các dấu hiệu bị xâm phạm quyền, lợi ích để tự bảo vệ bản thân và yêu cầu được bảo vệ.
Hai là, quấy rối tình dục đối với NLĐ. Hiện nay, vấn đề quấy rối tình dục
(đặc biệt đối với nữ giới) xảy ra ngày một nhiều trong các đơn vị, doanh nghiệp. Tuy nhiên, do đặc điểm đặc thù của lĩnh vực này, nên một số vấn đề không được pháp luật quy định một cách cụ thể, cần có thêm các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nhằm giúp các bên hiếu biết đầy đủ về vai trò của mình trong việc phịng, chống hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, xây dựng quy định nội bộ về nhận diện, phòng ngừa và xử lý hành vi quấy rối tình dục. Để góp phần tăng tính hiệu quả của các quy định pháp luật về phịng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc, thúc đẩy việc phịng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc, Bộ LĐTBXH đã phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Liên đồn Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam xây dựng “Bộ quy tắc ứng xử về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc”. Đây là tài liệu do ba bên phối hợp xây dựng trên cơ sở cập nhật Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục
năm 2015, có tác dụng thúc đẩy, tăng cường cam kết của các doanh nghiệp thực hiện đúng nghĩa vụ pháp lý bắt buộc của mình trong việc triển khai các giải pháp phịng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.