Quyền và lợi ích về việc làm

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam (Trang 43 - 46)

Bảo vệ quyền và lợi ích về việc làm là vấn đề quan trọng nhất đối với NLĐ trong hoạt động mua bán, sáp nhập. BLLĐ năm 2019 ghi nhận tại khoản 1 Điều 9: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm”. Khái niệm việc làm được quy định trong BLLĐ không chỉ phản ánh nội dung kinh tế - xã hội của việc làm (là các hoạt động mang lại thu nhập cho NLĐ) mà cịn phản ánh tính chất pháp lý (là hoạt động mà pháp luật không cấm). Hoạt động lao động nếu có đầy đủ các dấu hiệu này mới được coi là việc làm. NLĐ đều có quyền có việc làm, có quyền tiến hành bất cứ hoạt động nào tạo ra thu nhập cho bản thân và gia đình nếu hoạt động đó là hợp pháp. Vì lẽ đó, quyền này được quy định trong nhiều văn bản pháp lí quốc gia (hiến pháp, luật) và văn bản pháp lí quốc tế (cơng ước quốc tế).

Thứ nhất, đảm bảo quyền làm việc của NLĐ trong hoạt động mua bán, sáp nhập.

Trên cơ sở Hiến pháp, quyền làm việc được cụ thể hóa trong các văn bản Luật cụ thể như BLLĐ, Luật Việc làm, Luật Giáo dục nghề nghiệp,… BLLĐ năm 2019 với các điều luật bảo vệ các quyền tự do lao động, tự do việc làm (Điều 5); Nghiêm cấm ngược đãi NLĐ, cưỡng bức lao động, nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tơn giáo,… bảo đảm thực hiện đúng, đầy đủ HĐLĐ, thỏa ước lao động tập thể đã ký kết (Điều 6);…

BLLĐ năm 2019 quy định về nghĩa vụ của NSDLĐ khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. Theo đó, khi doanh nghiệp tiến hành mua bán, sáp nhập cần tuân thủ quy định tại Điều 43 để giải quyết vấn đề việc làm cho NLĐ. Cụ thể, trước khi hoạt động mua bán, sáp nhập diễn ra, tại

giai đoạn soát xét và thẩm định, NSDLĐ hiện tại cần rà soát, thống nhất với bên mua lại, nhận sáp nhập đề nắm được tình hình lao động tại doanh nghiệp mục tiêu. Nếu kết quả mua bán, sáp nhập ảnh hưởng đến việc làm của nhiều lao động thì khi đó, họ cần đưa ra phương án sử dụng lao động. Phương án sử dụng lao động này khi được thông qua sẽ được NSDLĐ hiện tại và NSDLĐ kế tiếp thực hiện.

Phương án sử dụng lao động phải thể hiện các nội dung cơ bản:

Một là, danh sách NLĐ và những thay đổi cụ thể bao gồm đối tượng tiếp tục làm việc, đối tượng tiếp tục làm việc nhưng được đi được đào tạo, đào tạo lại, đối tượng chuyển sang hợp đồng làm việc bán thời gian, đối tượng đủ tuổi nghỉ hưu.

Hai là, trách nhiệm của các bên liên quan đối với phương án sử dụng lao động (NLĐ, NSDLĐ, tổ chức đại diện).

Ba là, biện pháp bảo đảm thực hiện phương án và nguồn tài chính thực hiện. Ngồi ra, để đảm bảo tính bình đẳng, hiệu quả, phương án cần được lấy ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở tại doanh nghiệp có tổ chức này và đảm bảo người lao động được biết thông tin trong thời hạn 15 ngày từ ngày phương án được ban hành. (Điều 44 BLLĐ năm 2019).

Tại Luật Doanh nghiệp năm 2020, phương án sử dụng lao động được liệt kê là một trong các nội dung chủ yếu mà các công ty liên quan cần chuẩn bị trong nội dung của hợp đồng sáp nhập. Hợp đồng này phải thông báo cho NLĐ biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua (khoản 2 Điều 201). Về mặt kế thừa quyền và nghĩa vụ, tồn bộ quyền, nghĩa vụ, và lợi ích hợp pháp của các công ty bị sáp nhập sẽ được chuyển cho công ty nhận sáp nhập theo hợp đồng sáp nhập, trong đó có chịu trách nhiệm về các HĐLĐ của cơng ty bị sáp nhập. Trong Luật Doanh nghiệp 2020, “phương án sử dụng lao động” trong hợp đồng sáp nhập không được giải thích cụ thể, song thơng qua quy định về kế thừa nghĩa vụ có thể thấy cơng ty nhận sáp nhập sẽ bắt buộc kế thừa tất cả các nghĩa vụ về lao động của công ty bị sáp nhập như việc tiếp tự quan hệ lao động hoặc chịu trách nhiệm về khoảng thời gian làm việc trước đây của NLĐ tại công ty bị sáp nhập. Tuy vậy, đối với việc chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản của doanh nghiệp, pháp luật chỉ quy định vấn đề chấm dứt HĐLĐ của

doanh nghiệp chuyển quyền (bên bán) với NLĐ mà khơng có quy định ràng buộc nào đối với bên nhận quyền (bên mua). Quy định này xuất phát từ quan điểm tài sản bị chuyển giao chỉ là những tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nhà xưởng,…), những tài sản cố định hữu hình mà khơng bao gồm yếu tố con người bao gồm lực lượng lao động, các quan hệ đối tác, khách hàng, giá trị thương hiệu,… Đồng thời cũng xuất phát từ việc doanh nghiệp chuyển quyền (bên bán) vẫn còn tồn tại nên phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về lực lượng lao động của mình (PGS, TS Trần Thị Thúy Lâm, 2018, tr. 180).

Những NLĐ trong phương án sử dụng lao động có thể chia thành 2 nhóm: NLĐ bị chấm dứt hợp đồng và NLĐ tiếp tục làm việc.

Đối với NLĐ bị chấm dứt hợp đồng. Pháp luật khơng quy định NSDLĐ bắt

buộc phải tiếp nhận tồn bộ lao động từ doanh nghiệp bị mua lại, sáp nhập mà tùy theo nhu cầu thực tế, doanh nghiệp có thể cho lao động nghỉ việc, trong trường hợp đó, NSDLĐ có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 BLLĐ năm 2019 và Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Theo đó, NLĐ đã làm việc thường xuyên tại doanh nghiệp từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc do hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp thì mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương. Thời gian để tính trợ cấp mất việc là thời gian thực tế NLĐ làm cho NSDLĐ trừ thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc. Thời gian thực tế tính trợ cấp mất việc là là tổng thời gian làm việc thực tế theo các HĐLĐ với NSDLĐ sau M&A. Thời gian thực tế tính trợ cấp thơi việc là thời gian làm việc thực tế theo các HĐLĐ với NSDLĐ trước M&A.

Đối với NLĐ tiếp tục làm việc. Những NLĐ này được bảo đảm quyền có việc

làm với vị trí việc làm, điều kiện làm việc như trước khi thực hiện mua lại, sáp nhập. Họ sẽ được hưởng trợ cấp thơi việc giống như NLĐ bình thường khi chấm dứt HĐLĐ. Thời gian thực tế hưởng trợ cấp thôi việc được tính là tổng thời gian làm việc thực tế theo các HĐLĐ cho NSDLĐ trước và sau M&A.

Thứ hai, đảm bảo quyền có việc làm bền vững của NLĐ trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.

Chương trình khung hợp tác “Việc làm bền vững” giai đoạn 2017-2021 tại Việt Nam (Bản ghi nhớ về Chương trình Hợp tác quốc gia Việc làm bền vững tại Việt Nam giai đoạn 2017-2021) nêu rõ một trong các ưu tiên quốc gia là việc “Thúc

đẩy việc làm bền vững và một môi trường thuận lợi với các cơ hội kinh doanh bền vững”. Theo đó, ngồi các quy định trực tiếp bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ,

pháp luật cũng tạo những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mở rộng đầu tư, phát triển kinh doanh tạo thêm nhiều việc làm cho NLĐ thông qua các ưu đãi về đầu tư như: Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất; Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế,… (Điều 15 Luật Đầu tư năm 2020). Danh mục ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được ban hành theo nguyên tắc chọn - bỏ. Đây là cải cách quan trọng, giúp nhà đầu tư nước ngoài được quyền tiếp cận thị trường tương tự như nhà đầu tư trong nước đối với tồn bộ ngành nghề, lĩnh vực khơng có tên trong danh sách hạn chế.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w